Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Mẫu bài dạy minh họa Module 5 môn Lịch sử - Địa lí Tiểu học

Mẫu bài dạy minh họa Module 5 môn Lịch sử - Địa lí

Kế hoạch bài dạy minh họa mô đun 5 môn Lịch sử - Địa lý Tiểu Học là mẫu giáo án bài giảng các thầy cô phải xây dựng và nộp theo chương trình mới để các thầy cô tham khảo phục vụ cho công tác tập huấn module 5.

KẾ HOẠCH BÀI DẠY MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4
Chủ đề: ĐỊA ĐẠO CỦ CHI – 1 tiết

I. Yêu cầu cần đạt

- Năng lực nhận thức khoa học lịch sử và địa lí: Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ.

- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử.

- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Sưu tầm và kể lại kể được câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mĩ ở Địa đạo Củ Chi

- Góp phần hình thành năng lực:

  • Tự chủ, tự học: Sưu tầm tư liệu
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm

- Phát triển phẩm chất yêu nước: Học sinh tự hào về vùng đất và con người Củ Chi thành đồng.

II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: Clip bài hát “Củ Chi đất lửa hoa hồng”

  • Bản đồ: Hành chính Việt Nam, bản đồ TP. HCM.
  • Tranh ảnh (địa đạo Củ Chi, đào hầm Củ Chi,..).
  • Tư liệu về lịch sử ra đời của địa đạo Củ Chi.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Học sinh: Tư liệu, câu chuyện về địa đạo Củ Chi (đã sưu tầm)

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động khởi động

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế thoải mái, kết nối vào bài học

b. Cách tiến hành

  • GV đặt vấn đề: Các em hãy cho biết đoạn nhạc sau nói đến địa danh nào ?
  • GV mở cho cả lớp nghe bài hát “Củ Chi đất lửa hoa hồng”
  • GV gợi mở nêu những nhiệm vụ của bài học mà các em phải tìm hiểu và dẫn dắt học sinh vào bài mới.

2. Hoạt động hình thành kiến thức- Khám phá:

2.1. Hoạt động 1: Giới thiệu về vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Xác định được vị trí của Địa đạo Củ Chi trên bản đồ hoặc lược đồ.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên cho học sinh quan sát bản đồ vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi, yêu cầu học sinh đọc thông tin và xác định vị trí địa lí của địa đạo Củ Chi và trả lời câu hỏi:

- Củ Chi giáp với quận, huyện nào?

- HS thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ.

- GV gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng bản đồ phóng to), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

- GV nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

c. Gợi ý sản phẩm học tập

- Củ Chi là huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí Minh, nằm về phía Tây Bắc, với diện tích tự nhiên 43.496ha.

- Phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí

d. Công cụ đánh giá: Câu hỏi

2.2. Hoạt động 2: Tìm hiểu về địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Mô tả được một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi, có sử dụng tranh ảnh, tài liệu lịch sử.

b. Cách tiến hành

- GV tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4: Em hãy chia sẻ những hiểu biết của em về một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi.

- Các nhóm tiến hành thảo luận.

- Đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- GV giới thiệu về lịch sử ra đời của địa đạo Củ Chi.

c. Gợi ý sản phẩm học tập

Một số công trình tiêu biểu trong Địa đạo Củ Chi:

Đền tưởng niệm Liệt sĩ Bến Dược; Bếp Hoàng Cầm; đường hầm dưới địa đạo

d. Công cụ đánh giá:

Thang đo

Tiêu chí

Mức độ

A

B

C

D

Nội dung trình bày

Nêu được tên một vài công trình và mô tả cụ thể về đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Nêu được tên một vài công trình và mô tả chưa cụ thể về đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Nêu được tên một vài công trình tiêu biểu và chưa mô tả đặc điểm của 1 trong các công trình tiêu biểu của Địa đạo Củ Chi

Hoàn toàn lạc đề

2.3. Hoạt động 3: Tìm hiểu một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi

a. Mục tiêu: Sưu tầm và kể lại được một số câu chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi, chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi.

b. Cách tiến hành

- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm 4 trên cơ sở tư liệu đã chuẩn bị và yêu cầu học sinh trình bày:

  • Kể chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi.
  • Kể câu chuyện lịch sử chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi.

- Học sinh thực hiện nhiệm vụ; giáo viên quan sát, hỗ trợ (nếu cần).

- Giáo viên gọi một số học sinh lên trình bày kết quả vừa làm việc (sử dụng tư liệu đã sưu tầm), các học sinh khác nhận xét, bổ sung, góp ý.

- Giáo viên nhận xét, bổ sung, giúp học sinh hoàn thiện câu trả lời.

- Giáo viên giúp học sinh rút ra kết luận.

c. Gợi ý sản phẩm học tập

- Kể chuyện lịch sử về đào hầm ở Củ Chi: Vị trí; đặc điểm; độ dài; phạm vi sử dụng của đường hầm trong địa đạo Củ Chi.

- Kể chuyện lịch sử chống Mỹ ở Địa đạo Củ Chi: "Nữ du kích Củ Chi – Huyền thoại trong lòng đất"

Công cụ đánh giá: thang đo

Tiêu chí

Mức độ

A

B

C

D

Nội dung trình bày

Sưu tầm và kể được chuyện về đào hầm và lịch sử chống Mỹ ở Củ Chi

Sưu tầm và kể được một câu chuyện về đào hầm ở Địa đạo hoặc lịch sử chống Mỹ ở Củ Chi

Sưu tầm được câu chuyện kể về đào hầm ở Địa đạo hoặc lịch sử chống Mỹ ở Củ Chi song chưa kể được nội dung.

Không thực hiện được nhiệm vụ.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

3.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học và ghi nhớ kiến thức.

3.2. Cách tiến hành:

GV nêu câu hỏi:.

+ Từ địa phương em đi đến địa đạo Củ Chi bằng những đường nào?

+ Địa đạo Củ Chi có vai trò gì trong việc phát triển kinh tế cho TP Hồ Chí Minh?

HS thảo luận nhóm và trả lời

GV quan sát, hỗ trợ.

HS trình bày.

GV cùng HS nhận xét.

Còn tiếp, mời thầy cô tải về!

Mẫu bài dạy minh họa Module 5 môn Lịch sử - Địa lí Tiểu học trên đây được VnDoc sưu tầm, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo. Bên cạnh Mẫu bài dạy minh họa Module 5 môn Lịch sử - Địa lí Tiểu học, VnDoc có đủ Đáp án trắc nghiệm Module 5 Tiểu Học Đáp án câu hỏi tương tác Module 5.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm