Muối nào sau đây tan trong nước
Muối nào không tan trong nước
Muối nào sau đây tan trong nước được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời câu hỏi liên quan đến muối tan trong nước. Cũng như đưa ra các nội dung câu hỏi lý thuyết liên quan đến các loại muối tan, muối không tan.
Muối nào sau đây tan trong nước
A. Ca3(PO4)2.
B. CaHPO4.
C. Ca(H2PO4)2.
D. AlPO4.
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Muối Ca(H2PO4)2 tan trong nước.
Tính tan trong nước của muối photphat:
+ Các muối photphat của các kim loại kiềm, amoni đều tan.
+ Với các kim loại khác, chỉ có muối H2PO4- tan; các muối PO43- và HPO42- đều không tan hoặc ít tan.
Đáp án C
Tính tan trong nước của các muối
1. Các muối axit
Các muối axit sau đều dễ dàng tan trong nướcVí dụ: CaHCO3, NaHCO3, KHS, NaHSO3, NaHS …), muối axetat (gốc -CH3COO), muối nitơrat (có gốc =NO3)
2. Các muối cacbonat
Các muối cacbonat (gốc =CO3) hầu hết đều không tan trong nước trừ một số muối của kim loại kiềm (Na2CO3, Li2CO3, K2CO3, …) thì tan được. Riêng một số kim loại như Hg, Fe(III), Cu, Al không tồn tại dạngmuối cacbonat hoặc bị phân huỷ ngay trong nước
3. Các muối Photphat
Các muối Photphat (có gốc =PO4) hầu như đều không tan (trừ muối của kim loại kiềm)
4. Các muối Sunfit
Các muối Sunfit (có gốc =SO3) không tan trong nước (trừ muối của kim loại kiềm) và muối Fe(III) , Al không tồn tại dạng muối sunfit
Gần như các muối Silicat (gốc =SiO3) không tan (trừ muối của kim loại kiềm) và trong đó Ag, Cu, Hg không tồn dưới dạng muối Silicat
5. Muối halogenua
Gần như tất cả các muối halogenua đều tan được trong nước trừ AgCl, AgI, AgBr là không tan được; PbCl2 tan rất ít và muối AgF không tồn tại
6. Các muối dạng sunfat (gốc = SO4)
Gần như các muối dạng sunfat (gốc = SO4) đều tan trong nước trừ BaSO4, SrSO4, PbSO4 không tan; Ag2SO4, CaSO4 ít tan trong nước và Hg không tồn tại dưới dạng muối sunfat
7. Muối gốc sunfua (gốc =S)
Các muối gốc sunfua (gốc =S) đều rất khó tan trừ các muối của kim loại kiềm và kiềm thổ (K2S, Na2S, BaS, CaS…) thì tan được và Mg, Al không tồn tại dưới dạng muối sunfua.
Câu hỏi vận dụng liên quan
Câu 1. Dung dịch A có pH > 7 và khi cho tác dụng với dung dịch natri sunfat (Na2SO4) tạo ra kết tủa. Chất nào sau đây thỏa mãn điều kiện đề bài
A. BaCl2
B. KOH
C. Ba(OH)2
D. H2SO4
Loại A vì BaCl2 được tạo nên từ bazo mạnh Ba(OH)2 và axit HCl mạnh nên có môi trương trung hòa pH = 7
Loại D vì H2SO4 là axit có môi trường axit do đó pH < 7
Loại B vì KOH không tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch natri sunfat Na2SO4
C đúng vì Dung dịch A tác dụng với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa => A là Ba(OH)2
Ba(OH)2 + Na2SO4 → BaSO4 ↓ + 2NaOH
Câu 2. Sử dụng hóa chất nào sau đây để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 ta dùng:
A. Quỳ tím
B. Dung dịch BaCl2
C. Dung dịch H2SO4
D. Dung dịch NaOH
Để nhận biết 3 lọ mất nhãn đựng 3 dung dịch Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Mg(NO3)2 ta dùng ta dùng dung dịch NaOH vì tạo các kết tủa có màu khác nhau:
Mẫu thử nào tạo kết tủa xanh thì dung dịch ban đầu là CuCl2
Cu(NO3)2 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓xanh + 2NaNO3
Mẫu thử nào tạo kết tủa đỏ nâu thì dung dịch ban đầu là FeCl3
Fe(NO3)3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓đỏ nâu + 3NaNO3
Mẫu thử nào tạo kết tủa trắngthì dung dịch ban đầu là MgCl2 :
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 ↓ trắng + 2NaNO3
Câu 3. Trong các cặp chất cho dưới đây, cặp chất nào có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. AlCl3 và CuSO4.
B. HCl và AgNO3.
C. KAlO2 và HCl.
D. KHSO4 và KHCO3.
B loại vì
AgNO3 + HCl → AgCl↓ + HNO3
C. Loại vì
KAlO2 + HCl + H2O → Al(OH)3↓ + KCl
D Loại vì
KHCO3 + KHSO4 → K2SO4 + CO2 + H2O.
Câu 4. Cho các muối X, Y, Z, T gồm: BaCO3, BaSO4, Hg(NO3)2, NaCl (không theo thứ tự nào cả). Biết rằng X không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, Y không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; Z không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt; T thường có kết tủa trắng trong các phản ứng và rất ít tan trong nước, khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. X, Y, Z và T lần lượt là
A. Hg(NO3)2, NaCl, BaCO3, BaSO4.
B. NaCl, BaSO4, BaCO3, Hg(NO3)2.
C. BaSO4, NaCl, Hg(NO3)2, BaCO3.
D. BaCO3, Hg(NO3)2, NaCl, BaSO4.
X là Hg(NO3)2 vì kim loại Hg rất độc
Y là NaCl vì NaCl là muối ăn, nên có vị mặn
Z là BaCO3. BaCO3 là muối không tan và dễ bị nhiệt phân hủy
BaCO3⟶ BaO + CO2↑
T là BaSO4. Muối BaSO4 ít tan trong nước và không bị nhiệt phân hủy.
Câu 5. Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là
A. NH4Cl.
B. NaNO3.
C. (NH4)2SO4.
D. NH4NO3.
+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni
+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3-
=> X là muối NH4NO3.
Câu 6. Sử dụng dung dịch Ba(OH)2 có thể phân biệt dãy dung dịch muối nào sau đây:
A. MgCl2, NH4Cl, Na2SO4, NaNO3.
B. AlCl3, ZnCl2, NH4Cl, NaCl.
C. NH4Cl, (NH4)2SO4, Na2SO4, NaNO3.
D. NH4NO3, NH4Cl, Na2SO4, NaCl.
Loại A vì không phân biệt được MgCl2 và Na2SO4 vì đều tạo kết tủa trắng
Loại B vì không phân biệt được AlCl3 và ZnCl2 vì đều tạo kết tủa trắng rồi tan hết
Loại D vì không phân biệt được NH4NO3 và NH4Cl vì đều tạo khí mùi khai
---------------------------------------------
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
- Chất nào sau đây là chất điện li mạnh
- Dãy chất nào sau đây trong nước đều là chất điện li mạnh
- Dãy chất nào sau đây trong nước đều là chất điện li yếu
- Hãy cho biết tập hợp các chất nào sau đây đều là chất điện li mạnh
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11 Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.