Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ sau: "Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất … bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn" (“Đò Lèn" - Nguyễn Duy)

Những bài văn mẫu hay lớp 12

Văn mẫu lớp 12: Phân tích giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ sau: "Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất … bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn" (“Đò Lèn" - Nguyễn Duy) được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ sau: "Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất … bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn" (“Đò Lèn" - Nguyễn Duy)

Chiến tranh với những đau thương mất mát đã đi vào thơ ca và trở thành chủ đề xuyên suốt một thời đại. Mỗi con người Việt Nam bước vào chiến tranh và đi ra với những mất mát riêng. Với Nguyễn Duy, đau thương nhất là sự tan hoang, đổ nát của những chùa chiền ở quê và ngôi nhà bà ngoại:

Bom Mĩ giội nhà bà tôi bay mất

đền Sòng bay, bay tuốt cả chùa chiền

thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết

bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn

Đọc đoạn thơ trên, điều trước hết gây ấn tượng trong lòng người đọc là sự kìm nén của cảm xúc. Dường như Nguyễn Duy rất bình thản. Không khắc hoạ 'kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang” như Hoàng cầm trong Bên kia sông Đuống, Nguyễn Duy mô tả lại sự khốc liệt của chiến tranh chỉ bằng một từ “giội” và nhẹ nhàng liệt kê những hình ảnh liên tiếp: “nhà bà tôi bay mất”, “đền Sòng bay”, “bay tuốt cả chùa chiền”. Ớ những đoạn trước, chúng ta được biết chùa chiền là nơi thuở nhỏ nhân vật trữ tình rất hay theo bà đến, tất nhiên không phải để thành tâm cầu Phật như bà mà để tha hồ được chơi những trò con trẻ. Đó là lí do nhà thơ không chọn hình ảnh khác để khắc hoạ sự mất mát mà đã chọn hình ảnh ngôi nhà bà ngoại và chùa chiền. “Bay” thực chất là tan hoang, là đổ nát đây chứ. “Bay tuốt” là cùng cực, đỉnh điểm của sự tan hoang. Nhưng “bay” cũng là gắn với cảm thức tiên Phật. Nơi bình yên nhất, thân thương nhất là ngôi nhà bà ngoại và các đền chùa không còn yên bình nữa. Cái khốc liệt của chiến tranh in dấu ấn cả vào trong đời sống của thần tiên, huống gì con người? Điểm kết của những kí ức là hình ảnh người bà. Ta bắt gặp sự đối sánh trong hình ảnh thơ: Bà và Thánh, Phật, “thánh với Phật rủ nhau đi đâu hết” nghĩa là thế lực thần linh cũng phải khiếp sợ trước sức công phá của quân thù. Thế nhưng, người bà của nhân vật trữ tình vẫn “đi bán trứng ở ga Lèn”, vẫn tảo tần để mưu sinh. Hình ảnh thơ đối chọi lại với cái ác liệt, dữ dội, với sự huỷ diệt phía trên. Sự bình yên được níu giữ lại bằng hình ảnh kiên cường, bình thản của người bà. Trong tâm thức người cháu, bà bé nhỏ, đời thường mà thật vĩ đại biết bao.

Nguyễn Duy viết những dòng thơ trên bằng thứ ngôn ngữ hết sức giản dị, hình ảnh thơ không khoa trương nhưng chính cách mô tả đó lại mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. Chúng ta được chứng kiến sự thật về nỗi đau thương, mất mát nhưng cũng được chứng kiến sự thật về sức mạnh, sự phi thường của con người. Qua đây, cảm xúc yêu thương thành kính, sự tôn vinh của người cháu một lần nữa được lộ hiện.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích giá trị thẩm mĩ của đoạn thơ sau: "Bom Mĩ giội, nhà bà tôi bay mất … bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn" (“Đò Lèn" - Nguyễn Duy). Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.

Bài tiếp theo: Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta"

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm