Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta"

Những bài văn mẫu hay lớp 12

Văn mẫu lớp 12: Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta" dưới đây gồm nhiều dạng văn mẫu được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta"

Ca dao dân ca luôn là những tiếng nói ân tình của người lao động được thể hiện một cách nhuần nhị, kín đáo. Cô gái trong ca dao khi diễn tả nỗi nhớ với người mình yêu thương đã nói theo một cách riêng:

Khăn thương nhớ ai?

Khăn rơi xuống đất

Khăn thương nhớ ai?

Khăn vắt lên vai....

Khăn thương nhớ ai

Và khi không dành tình cảm cho người đang theo đuổi mình thì cũng thật tế nhị:

Bao giờ rau diếp làm đình

Gỗ lim làm ghém thì mình với ta

Câu ca dao dựng lên một sự ngược đời, đối lập đầy hàm ý. Rau diếp là một loại cây nhỏ, cùng họ với cúc, được trồng nhiều chủ yếu làm rau ăn (lá thường được dân gian dùng để ăn ghém). Khi trưởng thành, cây có thể cao khoảng trên dưới 10cm. Gỗ lim là một loại cây thân gỗ cứng, chắc, nặng khả năng chịu lực tốt, không bị mối mọt. Gỗ thường dùng làm cột, kèo, xà... trong các công trình kiến trúc theo lối cổ hoặc làm các đồ gia dụng như giường, phản... Gỗ lim còn có một đặc tính quý nữa là không bị cong vênh, nứt nẻ, biến dạng do thời tiết xấu nên được ưa chuộng trong các công việc làm nhà cửa, lát sàn.

Đây có thể nói là hai loại thực vật đối lập nhau hoàn toàn về hình dạng, đặc tính và công dụng. Vậy mà nhân vật trữ tình trong bài thơ lại đưa ra một hoán đổi. Thứ ra mềm yếu sống bám mặt đất kia có thể thay vào vị trí của “gỗ lim”: làm đình tức làm những thứ như cột, kèo, xà... là bộ xương sống, làm nên kiến trúc ngôi đình. Còn gỗ lim lại được lấy để thay vào vị trí mà rau diếp thường làm: làm ghém. Sự hoán đổi là không thể thực hiện. Cũng giống như nhân vật trữ tình trong một bài ca dao cũng đã nói với bạn mình:

Khi nào trạch đẻ ngọn đa

Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.

Không thể có chuyện trạch, một loài động vốn sống dưới nước lại có thể lên sinh sản ở trên cây cao; cũng như loài chim sáo, chuyên sống trên cây lại có thể xuống dưới dưới nước đẻ trứng. Tất cả thật ngược đời. Tất cả là không thể xảy ra, và không thể có. Thế cũng có nghĩa là không thể bao giờ có chuyện “ta lấy mình” hay “mình với ta” được. Thì ra, người lao động đã dùng tất cả những cái vô lí, những cái không có thực ấy để diễn tả một điều có thực, có lí là: mình và ta không thể kết thành đôi. Cách nói vừa diễn tả một sự thực lại vừa rất tế nhị. Người lao động đã dùng cách nói hình ảnh, đầy hàm ý để nói tránh đi một điều mà chắc chắn khi nhận được nó người nhận không thể không buồn. Hướng tới việc để cho đối tượng của mình tự ngầm hiểu về câu trả lời, dân gian ta xưa đã thật thông minh, hóm hỉnh nhưng cũng không kém phần kín đáo, tế nhị.

Hai câu thơ góp phần gợi mở thêm cho chúng ta niềm tin yêu và sự trân trọng đối với những tâm hồn lao động đầy trí tuệ nhưng cũng đầy truyền thống nhân đạo và nhân văn.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: Phân tích hàm ý trong bài ca dao sau: "Bao giờ rau diếp làm đình/ Gỗ lim làm ghém thì mình với ta". Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 12 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 12.

Bài tiếp theo: Phân tích hình ảnh dòng sông Hương trong bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông” của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm