Đoạn văn nêu ấn tượng về việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
Viết đoạn văn nêu ấn tượng về việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua Xuân Tóc Đỏ cứu quốc
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 1
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 2
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 3
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 4
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 5
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 6
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 7
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 8
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 9
- Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 10
Đoạn văn nêu ấn tượng về việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua Xuân Tóc Đỏ cứu quốc được VnDoc.com tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi thêm tại mục Văn mẫu lớp 12.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nêu ấn tượng của bạn về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống, thời đại qua học đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 1
Đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc” là một đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đoạn trích không chỉ là một tác phẩm mà còn là một bức tranh sống động về đời sống và thời đại mà nó miêu tả. Với ngòi bút chi tiết và khả năng diễn tả sắc nét, nhà văn đã tạo ra một bức tranh chân thực về cuộc sống, xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử biến động. Tác phẩm không mô tả chỉ về nhân vật chính mà còn phản ánh một cách sâu sắc về tình hình chính trị, xã hội và tâm lý con người. Sự tương tác giữa các nhân vật, cùng những bức tranh về cuộc sống hàng ngày với những trăn trở về quan hệ con người đã làm cho độc giả chìm trong thế giới mà tác giả tạo ra. Điều này làm nổi bật khả năng của tiểu thuyết làm nổi bật và phản ánh những khía cạnh sâu sắc của xã hội và con người. Như vậy thông qua đoạn trích, ta có thể thấy được khả năng khai thác thác đa dạng các phong cách văn học và kỹ thuật viết để tạo ra những bức tranh đời sống phong phú và đa chiều cùng với đó là tư tưởng, là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm thông qua những trang văn.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 2
Đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc đã phản ánh lên một xã hội vừa phi lý nhưng cũng hợp lý, khiến người đọc phải giật mình nhận ra chính câu chuyện hài hước này được thôi ra từ chính đời sống thường ngày, từ một thực tại mà họ được trải nghiệm hằng ngày. Thông qua nhân vật Xuân Tóc Đỏ - một thằng ất ơ, xảo trá, trưởng giả học làm sang ông đã mang đến cho người đọc một bức tranh xã hội học đòi Âu hóa đầy nhố nhăng một cách chân thực. Hiện thực đó còn thể hiện chi tiết hơn khi được nhà văn viết thông qua thể loại tiểu thuyết, với dung lượng của một tiểu thuyết, nhà văn thoải mái phơi bày mọi sự thật trần trụi đến chi tiết của xã hội qua từng góc nhỏ nơi đời sống.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 3
Đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc” là một bức tranh sống động về đời sống và thời đại mà nó miêu tả. Trong bài, tác giả sử dụng thủ pháp trào phúng để phản ánh một cách sâu sắc về tình hình chính trị, xã hội và tâm lý con người. Sự tương tác giữa các nhân vật, cùng những bức tranh về cuộc sống hàng ngày với những trăn trở về quan hệ con người đã làm cho độc giả chìm trong thế giới mà tác giả tạo ra. Điều này làm nổi bật khả năng của tiểu thuyết làm nổi bật và phản ánh những khía cạnh sâu sắc của xã hội và con người. Như vậy thông qua đoạn trích, ta có thể thấy được khả năng khai thác thác đa dạng các phong cách văn học và kỹ thuật viết để tạo ra những bức tranh đời sống phong phú và đa chiều cùng với đó là tư tưởng, là thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 4
Trong dòng văn học hiện thực từ năm 1930 đến năm 1945, tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng hiện lên như một ngôi sao sáng, trong đó nổi bật có thể kể đến đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc. Tái hiện những góc khuất của đời sống con người thành thị, nơi một tên từng đầu đường xó chợ, ăn trộm ăn cắp nhờ sự khôm lỏi, tinh ranh và dâm đãng lại được trở thành một anh hùng cứu quốc và được mọi người tung hô với cái tên : “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sư đại bại vạn tuế!”. Từ đó tác giả phơi bày ra cái bộ mặt lố bịch, đốn mạt của cái tầng lớp tự xưng là thượng lưu của cái xã hội nửa tây nửa ta lúc bấy giờ. Xuân là kết tinh là sản phẩm không phải của tạo hóa mà là của chính xã hội ấy, giữa một xã hội thật giả đúng sai lẫn lộn, một kẻ đầu đường xó chợ, lưu manh không nghề ngỗng phải tự cứu lấy mình bằng chính sự lưu manh, chính thói lẻo mép bẩn thỉu, chính những lời xảo ngôn, lọc lừa sao cho xứng với những kẻ tự xưng là quyền quý. Để từ đó là nổi bật lên tài năng trào phúng bậc thầy của Vũ Trọng Phụng. Có thể xem mỗi chương trong số đỏ là một màn kịch mà các xung đột diễn ra đầy kịch tính. Trong xã hội đó, kẻ vô học đào luyện trong nền văn hóa vỉa hè trở thành anh hùng cứu quốc, vĩ nhân, quả là sự châm biếm sâu cay. Qua nhân vật này, tác giả thể hiện sự tố cáo mạnh mẽ đối với xã hội đương thời - xã hội tư sản đầy rẫy thói dâm ô, bịp bợm vô liêm sỉ mà Xuân Tóc Đỏ là một điển hình.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 5
"Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc" của Vũ Trọng Phụng là một đoạn trích có khả năng diễn tả bức tranh đời sống và thời đại một cách chân thực và biểu lộ tình cảm một cách trực tiếp, trực diện nhất. Đoạn trích cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự tài năng của tác giả trong việc tái hiện một xã hội đa chiều, đầy mâu thuẫn và phức tạp. Với những tình tiết hấp dẫn, Vũ Trọng Phụng đã khéo léo mô tả từng chi tiết về cuộc sống hàng ngày, những hoạt động, tư tưởng và nhân vật trong mối quan hệ mâu thuẫn, "nực cười" trước một "xã hội chó đểu". Bằng cách sử dụng ngôn ngữ trào phúng một cách đặc sắc, ông đã tái hiện bức tranh đời sống bằng gam màu chân thực, gợi lên những hình ảnh sống động trong tâm trí độc giả. Có thể nói, tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về quá khứ, mà còn làm nổi bật những vấn đề xã hội, nhân văn, nâng tầm giá trị của tác phẩm. Khả năng diễn tả bức tranh đời sống và thời đại trong tiểu thuyết đã giúp chúng ta đón nhận và suy ngẫm về những biến cố và giá trị của một thời kỳ đã qua một cách sâu sắc nhất.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 6
Đoạn trích “Xuân Tóc Đỏ cứu quốc” là một phần quan trọng trong tác phẩm “Số Đỏ” của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Không chỉ là một câu chuyện, nó còn là một bức tranh sống động về cuộc sống và thời đại. Với chi tiết và sự sắc nét, tác giả đã tạo ra một bức tranh chân thực về xã hội Việt Nam trong giai đoạn lịch sử đầy biến động. Tác phẩm không chỉ tập trung vào nhân vật chính mà còn phản ánh sâu sắc về tình hình chính trị, xã hội và tâm lý con người. Sự tương tác giữa các nhân vật, cùng với những hình ảnh về cuộc sống hàng ngày với những rắc rối trong quan hệ con người đã khiến độc giả đắm chìm trong thế giới mà tác giả tạo ra. Điều này làm nổi bật khả năng của tiểu thuyết trong việc phản ánh và làm sáng tỏ những khía cạnh sâu sắc của xã hội và con người. Qua đoạn trích, chúng ta có thể thấy được khả năng sáng tạo đa dạng của văn học và kỹ thuật viết để mô tả cuộc sống phong phú và đa chiều, cùng với thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt qua những trang văn.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 7
Đoạn trích "Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc" trong tác phẩm “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng là một tác phẩm văn học tiêu biểu, phản ánh trung thực cuộc sống và thời đại của người Việt trong giai đoạn pháp thuộc. Nơi con người hành xử với nhau bằng sự giả tạo, "xã hội chó đểu". Nơi một tên nhặt bóng như Xuân với bản tính lươn lẹo của mình, gặp đúng thời thế loạn lạc đã trở thành: sinh viên của trường thuốc danh giá, Đốc tờ xuân, niềm hi vọng của quần vợt Bắc Kì, Sư đại vạn tuế,....Vận may của Xuân Tóc Đỏ có được một phần nhờ sự khôn ranh, lọc lõi sự đời và đối phó tốt với mọi tình huống. Và bằng ngôn ngữ châm biếm, sắc sảo, tác giả đã tái hiện sinh động những mâu thuẫn, khiếm khuyết của xã hội, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc về quá khứ và những vấn đề xã hội, nhân văn, đạo dức con người vẫn còn giá trị và đáng phải suy nghĩ cho đến ngày nay.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 8
Xuân Tóc Đỏ cứu quốc là một đoạn trích thú vị trong tiểu thuyết Số Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Có thể nói Xuân, Ông Bà Văn Minh, Bà Phó Đoan,....các nhân vật này đều là hình tượng điển hình cho những cách tiêu biểu của nhiều loại người trong xã hội cũ, không ngại dùng thủ đoạn, giả dối để đạt được mục đích tiến thân. Sở dĩ tác giả Vũ Trọng Phụng để cho nhân vật Xuân Tóc Đỏ tiến thân thuận lợi nhờ những vận may đến không ngờ là vì môi trường xã hội vốn đen tối, mà trong xã hội ấy không được tạo lập trên những quan hệ chân thành giữa con người với con người mà đầy rẫy những giả dối, lọc lừa đối phó lẫn nhau. Đặc biệt tác giả đã sử dụng ngôn ngữ độc đáo, đầy châm biếm để phản ánh chân thực đời sống xã hội và con người thời kỳ ấy. Với những tình tiết hấp dẫn, mô tả sống động từng chi tiết cuộc sống hàng ngày, cùng với những nhân vật mang đầy mâu thuẫn, tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc về một giai đoạn lịch sử phức tạp của Việt Nam.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 9
Trong đoạn trịc Xuân Tóc Đỏ Cứu Quốc, Vũ Trọng Phụng đã sử dụng ngôn ngữ đặc sắc, đầy sắc sảo và châm biếm để phản ánh một cách chân thực cuộc sống xã hội và con người trong giai đoạn lịch sử cụ thể. Thông qua những tình tiết hấp dẫn và mô tả sống động về các hoạt động, từ việc các vị quan chức nói với nhau về tinh thần thể thao, hay chỉ vì thua một bán bóng quần mà Xiêm có thể gây chiến tranh bất cứ lúc nào. Và hình tượng Xuân tóc đỏ được hô vang vì thua trận bóng quần, nhưng nhờ thế đã cứu được quốc gia “Xuân Tóc Đỏ vạn tuế! Sư đại bại vạn tuế!” . Tất cả đã lên án gay gắt cái xã hội đồi bại đê tiện thời ông sống. Tiếng cười ấy đồng thời cũng là tiếng chửi thẳng vào bọn người học đòi làm quý tộc, làm tư sản nhưng ngu độn, chỉ biết sống vì đồng tiền mà quên đi nhân phẩm.
Đoạn văn nêu ấn tượng về khả năng của tiểu thuyết trong việc diễn tả bức tranh đời sống - Mẫu 10
Đoạn trích Xuân Tóc Đỏ cứu quốc trong tác phẩm Số đỏ của Vũ Trọng Phụng là một ví dụ điển hình cho khả năng của tiểu thuyết trong việc phản ánh chân thực và sinh động bức tranh xã hội đương thời.
Vũ Trọng Phụng đã sử dụng bút pháp trào phúng đặc sắc để chế giễu những thói hư tật xấu, sự hèn nhát, nịnh nọt của con người trong xã hội lúc bấy giờ. Qua hình tượng Xuân Tóc Đỏ, tác giả phơi bày sự tha hóa đạo đức, sự chạy theo danh lợi của một bộ phận giới trẻ. Các sự kiện trong đoạn trích được phóng đại, hài hước hóa, tạo nên tiếng cười nhưng đồng thời cũng khiến người đọc phải suy ngẫm.
Vũ Trọng Phụng đã khắc họa một bức tranh sống động về Hà Nội những năm 1930, với những góc khuất, những mảng tối của xã hội. Tác giả đã xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng, từ quan lại, sĩ phu đến những người dân bình thường, mỗi người đều mang những nét đặc trưng riêng. Vũ Trọng Phụng đã lên án gay gắt chế độ thực dân nửa phong kiến, phơi bày sự thối nát của xã hội. Tác giả thể hiện một cái nhìn sâu sắc về bản chất con người, về những giá trị đích thực của cuộc sống.
Mặc dù được viết cách đây gần một thế kỷ, nhưng những vấn đề mà Vũ Trọng Phụng đặt ra trong "Xuân Tóc Đỏ cứu quốc" vẫn còn giá trị đến ngày nay. Tác phẩm không chỉ mang lại tiếng cười mà còn khơi gợi những suy ngẫm sâu sắc về cuộc sống, về con người và xã hội.
- Đoạn văn trình bày cảm nhận về sự lựa chọn của nhân vật Kiên: nhớ và viết để được phục sinh về tinh thần
- So sánh kết thúc truyện Vợ nhặt và Vợ chồng A Phủ
- Đoạn văn phân tích một biểu tượng đặc sắc trong bài thơ Cảm hoài
- Phân tích bài thơ Cảm hoài của Đặng Dung
- Đoạn văn cảm nhận về một nét đẹp của hình tượng người lính Tây Tiến
- Phân tích đoạn thơ thứ hai trong bài Tây Tiến
- Phân tích đoạn 1 Tây Tiến
- Phân tích đoạn 3 Tây Tiến
- Phân tích cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng
- Đoạn văn cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
- Phân tích Đàn ghi ta của Lorca Hay Chọn Lọc
- So sánh bức tranh mùa thu của Đây mùa thu tới và Đất nước