Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Thuyết trình về vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước được VnDoc.com sưu tầm và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng tham khảo thêm tại mục Văn mẫu lớp 12 nhé.

Đề bài: Lớp bạn tổ chức một buổi trao đổi với chủ đề Chúng ta với cơ hội và thách thức của đất nước. Khi tham gia buổi trao đổi, bạn cần thực hiện một trong hai nhiệm vụ ứng với từng vai cụ thể sau:

- Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước.

- Nghe, nắm bắt được nội dung và quan điểm của bài thuyết trình; nhận xét, đánh giá được nội dung và cách thức thuyết trình.

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước mẫu 1

Xin chào thầy cô và các bạn, hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước. Hôm nay tôi sẽ trình bày về cơ hội và thách thức đối với Việt Nam trong bối cảnh Toàn cầu hóa. Xin mời cô và các bạn cùng lắng nghe.

Toàn cầu hóa là xu hướng tất yếu của thời đại, mở ra những cơ hội to lớn cho các quốc gia trong việc giao lưu, hợp tác, hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam, với vị trí chiến lược quan trọng và tiềm năng to lớn, đang đứng trước cơ hội to lớn để hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.

Về cơ hội:

Mở rộng thị trường: Toàn cầu hóa giúp Việt Nam tiếp cận thị trường rộng lớn với hơn 7 tỷ người tiêu dùng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ và thu hút đầu tư nước ngoài.

Học hỏi kinh nghiệm và công nghệ: Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý, khoa học kỹ thuật tiên tiến từ các nước phát triển để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

Nâng cao trình độ nguồn nhân lực: Toàn cầu hóa thúc đẩy sự giao lưu văn hóa, giáo dục, đào tạo, giúp nâng cao trình độ học vấn, kỹ năng và khả năng thích ứng của nguồn nhân lực Việt Nam.

Thu hút đầu tư nước ngoài: Toàn cầu hóa tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức:

Cạnh tranh gay gắt: Thị trường toàn cầu đầy rẫy những đối thủ cạnh tranh mạnh, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh để trụ vững và phát triển.

Nguy cơ bị "bên lề hóa": Nếu không chủ động hội nhập, Việt Nam có thể bị "bên lề hóa" trong tiến trình toàn cầu hóa, dẫn đến nguy cơ tụt hậu về kinh tế, xã hội.

Tác động tiêu cực đến môi trường: Toàn cầu hóa có thể dẫn đến gia tăng khai thác tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả.

Nguy cơ ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống: Giao lưu văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa có thể dẫn đến ảnh hưởng tiêu cực đến bản sắc văn hóa dân tộc nếu không có biện pháp bảo vệ.

Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa, Việt Nam cần:

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Kết luận:

Toàn cầu hóa là cơ hội to lớn nhưng cũng là thách thức không nhỏ đối với Việt Nam. Nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong bối cảnh toàn cầu hóa là trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần chung tay góp sức để xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh, văn minh, sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Xin trân trọng cảm ơn!

Chúc buổi thuyết trình thành công tốt đẹp!

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước mẫu 2

Xin chào quý thầy cô và các bạn,

Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau thảo luận về một chủ đề quan trọng liên quan đến cơ hội và thách thức mà Việt Nam đang đối diện trong bối cảnh Toàn cầu hóa. Tôi sẽ giới thiệu về những cơ hội và thách thức này và mời quý vị cùng lắng nghe.

Toàn cầu hóa không chỉ là một xu hướng mà còn là một cơ hội cho Việt Nam trong việc mở rộng thị trường. Điều này giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn và thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam cũng có thể học hỏi từ các quốc gia phát triển về quản lý, khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đó, cũng đồng thời là những thách thức. Cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trên thị trường toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải nâng cao năng lực cạnh tranh. Nếu không chủ động hội nhập, Việt Nam có thể bị "bên lề hóa" trong quá trình toàn cầu hóa, và có nguy cơ tụt hậu về kinh tế và xã hội.

Để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức này, chúng ta cần tập trung vào việc cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Đồng thời, việc bảo vệ môi trường và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một phần không thể thiếu trong quá trình này.

Cuối cùng, để xây dựng một Việt Nam giàu mạnh, văn minh và bền vững, mỗi cá nhân, mỗi tập thể cần chung tay góp sức.

Xin trân trọng cảm ơn và chúc buổi thảo luận thành công!

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước mẫu 3

Chào cô và cả lớp. Tôi tên là Đỗ Văn A, hôm nay tôi sẽ thuyết trình về vấn đề: Vai trò của người trẻ trong việc giữ gìn vẻ đẹp tiếng Việt.

Để đạt được mục tiêu đưa đất nước Việt Nam trở thành một cường quốc trong năm châu, việc phát triển kinh tế là cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, cần phải nhận thức được rằng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc cũng là một yếu tố không thể thiếu. “Bản sắc văn hóa dân tộc” không chỉ đơn thuần là các giá trị vật chất mà còn là những giá trị tinh thần cốt lõi của một dân tộc.

Để hiểu rõ hơn về “bản sắc văn hóa dân tộc”, ta có thể liệt kê những sản phẩm vật chất và tinh thần của dân tộc, như các món ăn truyền thống, trang phục đặc trưng, danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử. Ngoài ra, “bản sắc văn hóa dân tộc” còn bao gồm các giá trị tinh thần như tiếng nói, truyền thống của dân tộc như tình yêu nước, hiếu học, thủy chung, các tác phẩm văn học, cùng những phong tục tập quán đẹp của dân tộc.

Với hàng ngàn năm văn hóa và lịch sử, dân tộc Việt Nam đã trưởng thành và phát triển trên cơ sở của một bản sắc văn hóa đặc trưng. Điều này giúp dân tộc Việt Nam trở nên đặc biệt và giữ được sự riêng tư của mình, đồng thời tạo nên sức mạnh cho đất nước. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng không chỉ để giữ gìn truyền thống mà còn để đưa đất nước Việt Nam lên vị thế cao hơn trong cộng đồng quốc tế.

Bản sắc văn hóa đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia và dân tộc. Nó không chỉ đơn giản là một khía cạnh văn hóa, mà chính là trái tim, tinh thần sống của một dân tộc. Một dân tộc chỉ khi giữ gìn được bản sắc văn hóa của mình mới thực sự có thể bảo vệ được đất nước của mình khỏi sự xâm lược và sự đe dọa từ bên ngoài. Trong suốt hàng ngàn năm Bắc thuộc, người phương Bắc luôn cố gắng đồng hóa nhân dân Đại Việt, nhằm chế độ hóa đất nước ta, để chúng có thể kiểm soát chúng ta. Đó là lý do tại sao người Pháp đã đặt cho dân tộc ta cái tên “An Nam mít” và tuyên bố rằng chúng ta là “nước mẹ vĩ đại”, nhằm áp đặt văn hóa của họ lên người dân Việt Nam.

Ngoài ra, bản sắc văn hóa còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của đất nước. Các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử không chỉ là những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế, mà còn mang lại những lợi ích to lớn cho nền kinh tế. Những món ăn đậm đà hương vị dân tộc đã trở thành một biểu tượng văn hóa nổi tiếng của nước ta và đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, đồng thời tạo nên lòng tự hào về đất nước.

Cuối cùng, trên thế giới có hàng trăm quốc gia, và bản sắc văn hóa chính là điểm đặc trưng không thể lẫn lộn với bất kỳ nơi nào khác. Đó là cái riêng biệt, cái làm nên đặc trưng và sự độc đáo của mỗi quốc gia và dân tộc. Bản sắc văn hóa là điểm tựa, là nguồn cảm hứng và niềm tự hào của dân tộc, đồng thời cũng là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và vị thế quốc gia.

Với tầm quan trọng vô cùng to lớn như vậy, chúng ta cần áp dụng những biện pháp thích hợp để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Đầu tiên, cần nhắc đến ý thức của từng cá nhân trong xã hội. Từ người già cho đến trẻ em, mọi người đều cần nhận thức về vai trò quan trọng của bản sắc văn hóa dân tộc và từ đó, họ sẽ có ý thức bảo vệ và giữ gìn những giá trị đó không bị mai một theo thời gian. Chẳng hạn, hiện nay có rất nhiều bạn trẻ đam mê các hình thức nghệ thuật dân gian như ca trù, cải lương, chèo... Điều này chứng tỏ họ đang tìm hiểu và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc.

Tiếp theo, cần sự tham gia và hỗ trợ từ chính quyền cấp trung ương đến địa phương. Nhà nước cần đầu tư để trùng tu lại các sản phẩm văn hóa vật chất và bảo vệ những tác phẩm văn hóa tinh thần của dân tộc. Đôi khi, việc giữ gìn bản sắc văn hóa cũng đến từ những hành động nhỏ nhặt mà vô cùng ý nghĩa, chẳng hạn như giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, mặc áo dài trong những dịp lễ lớn của đất nước. Mặc dù những hành động này có vẻ nhỏ bé, nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc và góp phần quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là một nhiệm vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia. Thế hệ trẻ hiện nay, những người luôn dễ dàng tiếp thu và ứng dụng những thay đổi mới, hãy sống với ý thức và tình yêu bảo vệ những nét đẹp văn hóa, những giá trị quý giá của đất nước.

Thật sự, vui cho quá khứ, buồn cho hiện tại, và lo lắng cho tương lai của Tiếng Việt. Sự trong sáng, sự giàu đẹp sẽ còn đâu khi giới trẻ đang “bóp méo”, xuyên tạc và “thủ tiêu” Tiếng Việt với tốc độ “chóng mặt”. Đáng buồn hơn nữa, đáng xấu hổ hơn nữa, khi họ không nhận ra, hoặc cố tình không nhận ra, mặt khác còn tự hào với những thứ quái quỷ mình nghĩ ra, đắc ý với sự phá hoại ngôn ngữ dân tộc mà từng ngày họ đang thể hiện.

Ôi tiếng Việt suốt đời tôi mắc nợ

Quên nỗi mình quên áo mặc cơm ăn.

Trời xanh quá môi tôi hồi hộp quá!

Tiếng Việt ơi tiếng Việt ân tình…

Thuyết trình về một vấn đề liên quan đến cơ hội và thách thức đối với đất nước mẫu 4

Xin chào thầy cô và các bạn! Hội nhập kinh tế quốc tế, tiếp thu các giá trị tiến bộ từ các dân tộc trên thế giới và quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam ra toàn thế giới là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay. Xu thế toàn cầu hóa với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin đã từng bước đưa các dân tộc vào quỹ đạo chuyển dịch toàn càu. Không một đất nước nào có thể đứng yên bảo tồn trước yêu cầu hội nhập này. Thế nhưng, mỗi dân tộc đều có một cách riêng khi bước vào vận hội lớn. Nhân dân ta đã khẳng định bản lĩnh hòa nhập không có nghĩa là hòa tan. Một mặt hòa nhập, mặt khác cá nhân, dân tộc cần phải có ý thức trở về, giữ gìn và làm đầy cho nét riêng vốn có của mình trong quan hệ với xã hội, nhân loại. Chỉ khi có ý thức và khả năng gìn giữ được bản sắc riêng thì khi ấy anh mới có cơ sở để thế giới tìm đến và hòa nhập với chính mình. Cũng chính trong mối quan hệ với cộng đồng, nhân loại mà ta ý thức sâu sắc hơn về chính mình. Bản thân giới trẻ cần có ý thức sâu sắc về chính mình, luôn có thói quen kiểm điểm, nhìn nhận lại chính mình một cách khách quan nhất từ đó trau dồi nhân cách cá nhân. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong quan hệ với cộng đồng, thế giới cũng là một vấn đề mà chúng ta phải lưu tâm đặc biệt ở thời điểm hội nhập đang trở thành xu thế tất yếu này. Cá nhân và cộng đồng, các cơ quan hữu trách đều phải bắt tay trong các chương trình hành động nhằm gìn giữ, bảo vệ, trau dồi bản sắc dân tộc. Các giá trị văn hóa truyền thống một khi đã mất đi sẽ không bao giờ có lại được. Hội nhập là tất yếu nhưng vừa hội nhập vừa bảo tồn là nhiệm vụ quan trọng nhất của toàn dân tộc ta ngày nay.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm