Đoạn văn cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
Viết đoạn văn cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 1
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 2
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 3
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 4
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 5
- Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 6
Đoạn văn cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca được VnDoc.com tổng hợp gồm có 2 bài văn mẫu 12. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm nhận của bạn về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 1
Đàn ghi ta của Lor-ca là tiếng lòng đầy ngưỡng mộ cũng như cảm thương cho số phận bất hạnh của người nghệ sĩ thiên tài Lor-ca. Bên cạnh việc tái hiện thành công hình tượng Lor-ca, Thanh Thảo còn thể hiện xuất sắc hình tượng tiếng đàn. Sử dụng thể thơ tự do cùng lối viết phá cách là không viết hoa đầu dòng tạo nên nhịp điệu phóng khoáng, tự do. Bài thơ thể hiện khả năng nhập cảm của nhà thơ Thanh Thảo vào thế giới nghệ thuật thơ Lorca để lựa chọn những thi liệu đầy sức ám ảnh và xử lý những thi liệu ấy một cách sáng tạo. Không những thế, đó còn là niềm suy tư và đồng cảm sâu sắc của Thanh Thảo với Lorca. Đó là sự ngưỡng mộ, niềm xót thương, niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lorca, của nghệ thuật, của cái đẹp. Tất cả những điều đó là sự cộng hưởng diệu kì để tạo nên một thi phẩm có sức lay động lòng người xứng đáng là “một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 2
Bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca" của Thanh Thảo sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo, góp phần tạo nên sức gợi cảm và chiều sâu cho tác phẩm. Hình ảnh "tiếng đàn ghi ta" là ẩn dụ xuyên suốt bài thơ, tượng trưng cho người nghệ sĩ Lorca và nghệ thuật của ông. Tiếng đàn ghi ta gắn liền với truyền thống văn hóa của Tây Ban Nha, thể hiện sự hòa quyện giữa người nghệ sĩ với quê hương. Tuy nhiên, tiếng đàn ấy giờ đây đã giờ đã theo Lorca cùng đi qua dòng sông vĩnh hằng. Hình ảnh "bầu trời cô gái ấy" ẩn dụ cho đất nước Tây Ban Nha. Bầu trời u ám, ảm đạm thể hiện sự đồng cảm của tác giả với những khó khăn, thử thách mà đất nước Tây Ban Nha đang phải đối mặt. Hình ảnh "máu chảy" là biểu tượng cho sự hy sinh của Lorca trong cuộc đấu tranh chống lại chế độ độc tài. Máu chảy nhuộm đỏ "áo choàng" là hình ảnh ám ảnh, thể hiện sự phẫn nộ của tác giả trước tội ác của chế độ độc tài. Hình ảnh "cỏ mọc hoang" là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nghệ thuật Lorca và niềm tin vào tương lai tươi sáng của đất nước Tây Ban Nha. Cỏ mọc hoang là hình ảnh đối lập với "máu chảy", thể hiện sức sống phi thường của nghệ thuật và tinh thần bất khuất của con người. Việc sử dụng ẩn dụ đã giúp tác giả thể hiện được những ý tưởng sâu sắc, những cảm xúc chân thành về Lorca và đất nước Tây Ban Nha. Đồng thời, ẩn dụ cũng góp phần tạo nên sự hàm súc, gợi cảm cho bài thơ, giúp người đọc có thể suy ngẫm và cảm nhận theo nhiều cách khác nhau.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 3
Bài thơ "Đàn ghi ta của Lor-ca" của nhà thơ Thanh Thảo là một sự kết hợp độc đáo giữa sự ngưỡng mộ, cảm thương và đồng cảm sâu sắc với số phận bi kịch của nhà thơ thiên tài Federico García Lorca. Không chỉ tái hiện thành công hình tượng Lorca, Thanh Thảo còn thể hiện một cách xuất sắc về tiếng đàn ghi ta - món nhạc cụ gắn liền với Lorca và văn hóa Tây Ban Nha. Sử dụng thể thơ tự do cùng lối viết phá cách, không viết hoa đầu dòng, không dấu chấm, phẩy Thanh Thảo tạo nên một nhịp điệu không ngừng nghỉ, phóng khoáng, tự do - như chính tinh thần của Lorca. Bài thơ thể hiện sự nhập cảm sâu sắc của nhà thơ Thanh Thảo vào thế giới nghệ thuật của Lorca, để lựa chọn những thi liệu đầy sức ám ảnh và sáng tạo nên những hình ảnh đầy tính biểu tượng. Đó không chỉ là một sự ngưỡng mộ, xót thương mà còn là niềm tin mãnh liệt vào sự bất tử của Lorca, của nghệ thuật, của cái đẹp. Tất cả những điều đó đã hòa quyện thành một tác phẩm có sức lay động lòng người, xứng đáng với những lời nhận xét "một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung". Qua bài thơ, Thanh Thảo như muốn gửi gắm thông điệp rằng, dù thể xác có ra đi nhưng nghệ thuật, tài năng và tinh thần của Lorca vẫn sẽ mãi mãi được lưu giữ trong lòng những người yêu mến ông.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 4
Trong bài thơ "Đàn ghi ta của Lorca", Thanh Thảo đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ độc đáo, giúp tác phẩm trở nên sâu sắc và gợi cảm hơn. Ngoài ra sự kết vợi với hình thức biểu đạt đặc sắc đã khiến cho tác phẩm trở nên vô cùng độc đáo. Bài thơ không biết hoa, cũng không có dấu chấm kết câu tạo nên một mạch cảm xúc liên tục không ngắt quãng. Đó là một bản nhạc hoàn chỉnh của tiếng đàn cuộc đời người nghệ sĩ Federico García Lorca. Hình ảnh "tiếng đàn ghi ta" là một ẩn dụ xuyên suốt bài thơ, biểu tượng cho chính con người và nghệ thuật của nhà thơ Lorca. Tiếng đàn này gắn liền với văn hóa Tây Ban Nha, thể hiện mối liên kết mật thiết giữa nghệ sĩ với quê hương. Tuy nhiên, giờ đây tiếng đàn ấy đã cùng Lorca vượt qua "dòng sông vĩnh hằng". Việc sử dụng hình ảnh ẩn dụ và hình thức độc đáo này đã giúp tác giả thể hiện được những ý tưởng sâu sắc, cũng như những cảm xúc chân thành về Lorca và quê hương của ông. Đồng thời, những ẩn dụ này cũng mang lại sự hàm súc, gợi cảm cho bài thơ, giúp người đọc có thể suy ngẫm và cảm nhận theo nhiều cách khác nhau.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 5
Bài thơ "Tiếng đàn của Lorca" của Thanh Thảo với nghệ thuật ngôn từ thể hiện trong bài thơ như giai điệu của một bản nhạc, có phần nhạc đệm của đàn ghi ta: chuỗi luyến láy trong bài thơ làm nên những tiếng ngân vang, những chùm hợp âm vĩ thanh. Ngôn ngữ sử dụng là ngôn ngữ tượng trưng. Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, làm cho người đọc liên tục chuyển đổi cảm giác: âm thanh vỡ thành màu sắc (tiếng ghi ta nâu, tiếng ghi ta nâu; tiếng ghi ta lá xanh), thành hình khối (tiếng đàn bọt nước; tiếng ghi ta bọt nước vỡ tan), thành những ảnh động (tiếng ghi la ròng ròng máu chảy….) Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một trong những sáng tác tiêu biểu cho kiểu tư duy thơ của Thanh Thảo: giàu suy tư, mãnh liệt, phóng túng trong xúc cảm và ít nhiều mang màu sắc tượng trưng siêu thực.
Cảm nhận về một nét đặc sắc trong hình thức biểu đạt của bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca mẫu 6
Một nét đặc sắc nổi bật trong “Tiếng đàn của Lorca là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các yếu tố ngôn từ, âm nhạc. Hoạ và nhạc vốn dĩ là những yếu tính của thơ. Thế nên mới nói “thi trung hữu hoạ”, “thi trung hữu nhạc”. Thanh Thảo “cũng đã tạt sang âm nhạc vay mượn không ít vốn liếng đem về đầu tư cho thơ mình” (Chu Văn Sơn). Vởi những bài thơ ngắn như Đàn ghi ta của Lor~ca, Thanh Thảo lại tổ chức văn bản theo thể thức của ' một bài hát. Hình tượng thơ và nét nhạc luôn sóng đôi để bay lên, câ't lên. Và để tiếng nói của thơ mình thêm phong phú, Thanh Thảo còn mò phỏng những âm thanh từa tựa các nốt đàn ghita, mô phỏng cả lối diễn tấ'u vẫn thường đệm cho người hát khi diễn. Giai điệu lời thơ nghe như tiếng ghi ta lãng tử, hào hoa. Âm thanh li—la li-la cất . lên gợi tiếng đàn ngân nga, ngân nga không dứt.