Suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
Suy nghĩ của em về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu làm bài văn mẫu lớp 12 nhé.
Đề bài: “Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm” có đoạn: “Tuổi trẻ của mình đã thấm đượm mồ hôi, nước mắt, máu xương của những người đang sống và những người đã chết. Tuổi trẻ của mình đã cứng cáp trong thử thách gian lao của chiến trường, tuổi trẻ của mình cũng đã nóng rực vì ngọn lửa căm thù đang ngày đêm hun đốt. Và gì nữa, phải chăng mùa xuân của tuổi trẻ cũng vẫn thắm đượm thêm vì màu sắc của mơ ước và yêu thương vẫn ánh lên trong những đôi mắt nhìn mình”. Qua đoạn văn trên, em có suy nghĩ gì về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc? Từ đó, hãy bàn luận về lẽ sống của thế hệ trẻ ngày nay.
1. Suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc mẫu 1
Lẽ sống là một lối sống, là một mục đích tốt đẹp nhất, cao đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin là điều mà con người tôn thờ, khát khao. Giới trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy giới trẻ góp phần rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Vì thế, lẽ sống của giới trẻ có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đó là đề tài được mọi người quan tâm
Trong lịch sử Việt Nam, biết bao nhiêu tấm gương cao đẹp đã chiến đấu hy sinh chống quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc. Khi ấy, lí tưởng sống của con người Việt Nam là chống giặc cứu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Lí tưởng đó đã soi rọi con đường mà người dân Việt Nam đang đi, họ hiểu rõ “thà làm ma nước nam chứ không làm vương đất Bắc’’. Đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ Việt Nam thời kì cứu nước. Những con người ấy tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã cống hiến tuổi trẻ của mình vì mục đích cao cả là giải phóng dân tộc. Đoạn trích của Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện những dòng nhật ký tràn đầy cảm xúc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, từ đó khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước của mình. Tuổi trẻ của cô gái ấy là những năm tháng chiến đấu, khó khăn gian khổ nơi chiến trường: nơi thấm đượm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người đang sống và những người đã chết. Là những lần phải đối mặt những thử thách gian lao trên chiến trường. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Ngoài ra, trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê đã miêu tả chân thực, sinh động cuộc sống chiến đấu dũng cảm; tâm hồn lạc quan, hồn nhiên, trong sáng của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Họ có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, không sợ hy sinh. Dù hoàn cảnh sống và chiến đấu của ba cô gái đặc biệt gian khổ, nguy hiểm với công việc chính: phá bom. Trong ban ngày, họ phải phơi mình ra giữa vùng trọng điểm bị đánh phá bởi máy bay địch. Sau mỗi trận bom, họ phải lao ra trọng điểm, đo ước tính khối lượng đất đá lấp hố bom địch đào xới, đếm bom chưa nổ và phá bom. Thế nhưng họ vẫn gan dạ, dám đối mặt với khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình
Họ đều là những cô gái tuổi mới mười tám, đôi mươi sẵn sàng rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi Tổ Quốc. Giữa chiến trường khốc liệt mà những con người ấy vẫn giữ được những nét đẹp tâm hồn trong sáng, đáng quý, đáng trân trọng và vẫn luôn lạc quan yêu đời. Bởi họ đều có chung lý tưởng duy nhất- lý tưởng thực hiện cách mạng, mong muốn Đất nước độc lập tự do. Chúng ta tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước và biết ơn, cảm phục họ vì chính những con người ấy đã đem cả thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho tổ quốc.
Hiện nay, khi đất nước ta hòa bình, độc lập, tự do, không còn khói lửa chiến tranh thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay không chỉ là bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng nhà nước giàu đẹp. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bạn trẻ thành công khá sớm do biết tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, mạng xã hội. Hoặc có những bạn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, làm rạng danh Tổ quốc. Bên cạnh đó, một bộ phận người trẻ lại trở nên sa đọa, tha hóa.
Chính vì thế, các bạn thanh thiếu niên cần có ý thức xây dựng lẽ tưởng sống cao đẹp như nhà văn Pháp đã từng nói: “ Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Để làm được điều này, ta cần nỗ lực học tập, trau dồi các kĩ năng cần thiết và rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, bản thân mỗi người cần phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước. Ngoài ra, chúng ta cần tỉnh táo trước những cám dỗ mà xã hội đặt ra, không sa vào tệ nạn; tệ nạn xã hội.
2. Suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc mẫu 2
Yêu biết mấy hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam thời kì chống Mĩ cứu nước: cần cù trong lao động, anh hùng trong chiến đấu. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mĩ đã dựng lại cả một thời kỳ máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá, ngợi ca vẻ đẹp của thế hệ thanh niên - Họ là hiện thân của vẻ đẹp con người Việt Nam, của sức sống dân tộc. Những con người yêu nước thiết tha, quên mình vì tổ quốc ấy lại rất đỗi giản dị, sáng trong với lẽ sống cao đẹp.
Lẽ sống là một lối sống, là một mục đích tốt đẹp nhất, cao đẹp nhất mà con người phấn đấu để đạt tới, đó là niềm tin là điều mà con người tôn thờ, khát khao. Giới trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước, do vậy giới trẻ góp phần rất quan trọng trong xã hội hiện nay. Vì thế, lẽ sống của giới trẻ có ảnh hưởng lớn đến xã hội và đó là đề tài được mọi người quan tâm
Trong lịch sử Việt Nam, biết bao nhiêu tấm gương cao đẹp đã chiến đấu hy sinh chống quân xâm lược để bảo vệ non sông gấm vóc. Khi ấy, lí tưởng sống của con người Việt Nam là chống giặc cứu nước, sẵn sàng chiến đấu, hi sinh để bảo vệ nền hòa bình của dân tộc. Lí tưởng đó đã soi rọi con đường mà người dân Việt Nam đang đi, họ hiểu rõ “thà làm ma nước nam chứ không làm vương đất Bắc’’. Đặc biệt là thế hệ tuổi trẻ Việt Nam thời kì cứu nước. Những con người ấy tuy còn trẻ tuổi, nhưng đã cống hiến tuổi trẻ của mình vì mục đích cao cả là giải phóng dân tộc. Đoạn trích của Nhật kí Đặng Thùy Trâm đã thể hiện những dòng nhật ký tràn đầy cảm xúc của bác sĩ Đặng Thùy Trâm, từ đó khẳng định trách nhiệm của tuổi trẻ với đất nước của mình. Tuổi trẻ của cô gái ấy là những năm tháng chiến đấu, khó khăn gian khổ nơi chiến trường: nơi thấm đượm mồ hôi, nước mắt, xương máu của những người đang sống và những người đã chết. Là những lần phải đối mặt những thử thách gian lao trên chiến trường. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh sống, chiến đấu đầy gian lao, cực khổ nhưng vẫn ánh lên trong tâm hồn tác giả là niềm tin yêu, mơ ước, là tình yêu thương vẫn ánh lên trong đôi mắt. Đó là lẽ sống của tuổi trẻ đã sống và chiến đấu vì Tổ quốc, đã cùng với thế hệ mình và thế hệ cha anh quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh.
Nối tiếp bản anh hùng ca về cuộc kháng chiến của dân tộc ,một bản anh hùng ca đầy âm hưởng sử thi ,với tài năng tâm huyết và sự từng trải của mình. Lê Minh Khuê đã góp thêm một nốt nhạc rất đẹp .Hình tượng về những nữ thanh niên xung phong Trường Sơn không hiếm hoi trong văn học chống mỹ cứu nước nhưng với những sáng tạo riêng rất hiện đại của mĩnh đã làm nỗi bậc tâm hồn trong sáng ,giàu mơ mộng ,tinh thần dũng cảm trong cuộc sống chiến đấu đầy gian kgổ .Sự hy sinh rất hồn nhiên ,lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn chính là hình ảnh đẹp ,tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Họ đều là những cô gái tuổi mới mười tám, đôi mươi sẵn sàng rời ghế nhà trường đi theo tiếng gọi Tổ Quốc. Giữa chiến trường khốc liệt mà những con người ấy vẫn giữ được những nét đẹp tâm hồn trong sáng, đáng quý, đáng trân trọng và vẫn luôn lạc quan yêu đời. Bởi họ đều có chung lý tưởng duy nhất- lý tưởng thực hiện cách mạng, mong muốn Đất nước độc lập tự do. Chúng ta tự hào về tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến cứu nước và biết ơn, cảm phục họ vì chính những con người ấy đã đem cả thanh xuân và tính mạng của mình để đổi lấy độc lập tự do cho tổ quốc.
Hiện nay, khi đất nước ta hòa bình, độc lập, tự do, không còn khói lửa chiến tranh thì trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay không chỉ là bảo vệ đất nước mà còn là xây dựng nhà nước giàu đẹp. Trong xã hội hiện đại, có rất nhiều bạn trẻ thành công khá sớm do biết tận dụng những lợi thế về công nghệ thông tin, mạng xã hội. Hoặc có những bạn nỗ lực học tập, tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, làm rạng danh Tổ quốc. Bên cạnh đó, một bộ phận người trẻ lại trở nên sa đọa, tha hóa.
Chính vì thế, các bạn thanh thiếu niên cần có ý thức xây dựng lẽ tưởng sống cao đẹp như nhà văn Pháp đã từng nói: “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu mục đích tầm thường”. Để làm được điều này, ta cần nỗ lực học tập, trau dồi các kĩ năng cần thiết và rèn luyện sức khỏe. Đồng thời, bản thân mỗi người cần phải tích cực tham gia các hoạt động xã hội để hòa nhập với cộng đồng. Đặc biệt, thế hệ trẻ ngày nay cần phải biết kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của các thế hệ đi trước. Ngoài ra, chúng ta cần tỉnh táo trước những cám dỗ mà xã hội đặt ra, không sa vào tệ nạn; tệ nạn xã hội.
3. Suy nghĩ về lẽ sống của tuổi trẻ Việt Nam trong những năm kháng chiến bảo vệ Tổ quốc mẫu 3
Đoạn trích nhật ký của Đặng Thùy Trâm đã khắc họa sâu sắc hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Qua những tâm sự đầy chất thơ và thấm đẫm cảm xúc, tác giả đã cho ta thấy thế hệ trẻ thời bấy giờ đã sống, đã chiến đấu và đã hy sinh như thế nào. Họ đã dành trọn tuổi trẻ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không ngại gian khổ, hiểm nguy, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ quê hương. Chiến tranh đã tôi luyện cho họ bản lĩnh phi thường, ý chí kiên cường và tinh thần lạc quan. Họ không bao giờ khuất phục trước kẻ thù, luôn chiến đấu dũng cảm và mưu trí. Lòng căm thù giặc sâu sắc đã thôi thúc họ chiến đấu. Họ căm thù giặc đã xâm lược quê hương, căm thù giặc đã gieo rắc đau thương cho đồng bào. Tuy sống trong chiến tranh ác liệt, nhưng họ vẫn giữ được những ước mơ đẹp đẽ về tương lai hòa bình. Họ yêu thương cuộc sống, yêu thương con người và luôn hướng về phía trước với niềm tin vào chiến thắng. Nhìn vào những tấm gương ấy, ta thấy rằng thế hệ trẻ ngày nay cần phải cố gắng rất nhiều để xứng đáng với thành quả của cha anh. Ta cần sống có lý tưởng, có mục tiêu sống cao đẹp để cống hiến cho đất nước. Lý tưởng sống phải gắn liền với lý tưởng chung của dân tộc, là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Thế hệ trẻ cần học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh cho bản thân. Không dừng lại ở đó, ta cần sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Họ cần có ý thức học tập, rèn luyện, lao động và cống hiến cho cộng đồng. Và cuộc sống cũng không thể thiếu đi những ước mơ và hoài bão lớn lao để phấn đấu thực hiện. Ước mơ và hoài bão sẽ là động lực để họ học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước. Mỗi thế hệ trẻ đều có những lý tưởng sống riêng, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử của mình. Tuy nhiên, điểm chung của họ là đều sống có lý tưởng, có mục tiêu sống cao đẹp và đều cống hiến cho đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay cần noi gương thế hệ trẻ thời chiến để học tập, rèn luyện và cống hiến cho đất nước ngày càng giàu mạnh.