Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đoạn văn chia sẻ cảm nhận về nét độc đáo của một bài thơ được viết theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đoạn văn chia sẻ cảm nhận về nét độc đáo của một bài thơ được viết theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn để bạn đọc cùng tham khảo và có thêm tài liệu làm bài văn mẫu lớp 12 nhé.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ, sử dụng ngôn ngữ trang trọng) chia sẻ cảm nhận của bạn về nét độc đáo của một bài thơ được viết theo phong cách cổ điển hoặc lãng mạn mà bạn yêu thích.

Cảm nhận bài thơ phong cách cổ điển hoặc lãng mạn - Mẫu 1

Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất trong phong trào thơ mới. Thơ ông rất giàu chất suy tưởng, triết lí, luôn thể hiện sự giao cảm giữa con người và vũ trụ. Tràng giang là một trong những bìa thơ tiêu biểu của tác giả, thể hiện đầy đủ tư tưởng và phong cách thơ của nhà thơ. Âm điệu chung của toàn bộ bài thơ Tràng Giang là một âm điệu trầm buồn, sâu lắng và kéo dài triền miên. Sự cô đơn trống trải thấm đượm vào cả cảnh vật và trong lòng tác giả " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Bài thơ Tràng Giang mang một vẻ đẹp cổ điển bởi nhiều từ ngữ và hình ảnh sử dụng trong bài thơ mang tính ước lệ, cổ kính: thuyền về, nước lại, bến cô liêu, mây cao đùn núi bạc, bóng chiều sa, khói hoàng hôn... Đây là những từ ngữ và hình ảnh thường được sử dụng trong thơ cổ và đậm chất Đường thi. Tuy nhiên bài thơ vẫn rất gần gũi quen thuộc bởi vì Huy Cận cũng sử dụng những hình ảnh vô cùng quen thuộc với mỗi con người Việt Nam: Thuyền, đò, củi khô, sông nước, bèo trôi... Tất cả những chi tiết trên hòa quyện với nhau tạo nên một bài thơ đơn sơ nhưng lại tinh tế, cổ điển nhưng cũng vô cùng bình dị và thân thuộc. Bài Tràng giang đã thể hiện nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đến da diết của nhà thơ. Đứng trước cảnh thiên nhiên rộng lớn, nhà thơ đã tức cảnh mà sinh tình, đó là tình cảm chân thành với quê hương đất nước của nhà thơ. Với cách tiếp cận với những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, Tràng giang đã trở thành một sáng tác tiêu biểu của văn học Việt Nam.

Cảm nhận bài thơ phong cách cổ điển hoặc lãng mạn - Mẫu 2

Nếu như Bà Huyện Thanh Quan với những lời thơ trang nhã, nhẹ nhàng mang chút cung đình buồn thương man mác thì Hồ Xuân Hương lại có phong cách hoàn toàn khác. Với giọng thơ rắn rỏi, mạnh mẽ, đề tài bình thường, dân dã, ý thơ sâu sắc, thâm thúy mà chua cay chứa nỗi niềm phẫn uất, phản kháng xã hội đương thời. “Bánh trôi nước” là một bài thơ như vậy. “Bánh trôi nước” là bài thơ trữ tình đặc sắc. Tác giả mượn chiếc bánh trôi để thể hiện vẻ đẹp hình thể và tâm hồn của người con gái có thân phận nhỏ nhoi, chìm nổi, phụ thuộc mà vẫn giữ trọn phẩm giá của mình. Toàn bộ bài thơ là hình ảnh nhân hóa, tượng trưng. Với khả năng quan sát và liên tưởng kỳ lạ, chất liệu dân gian là chiếc bánh trôi nước. Loại bánh dân gian xưa được cho là tinh khiết, thường dùng và việc cúng tế. Nhà thơ đã phát hiện ra những nét tương đồng giữa chiếc bánh trôi bình thường với hình ảnh phụ nữ. Cả hai đều có vẻ bề ngoài rất đẹp, có phẩm chất cao quý, tương đồng trong cuộc sống, số phận phụ thuộc. Với những từ ngữ đa nghĩa, bài thơ tạo nên một trường liên tưởng cho người đọc. Do vậy nhà thơ tả thực mà lại mang ý nghĩa tượng trưng. Nói cái bánh trôi mà thành chuyện con người. Người phụ nữ, người con gái hình thể đẹp, da trắng nõn nà, thân hình căng tràn nhựa sống, tâm hồn nhân hậu, hiền hòa.

Cảm nhận bài thơ phong cách cổ điển hoặc lãng mạn - Mẫu 3

Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ lãng mạn của Việt Nam. Bài thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế, đồng thời bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời và khao khát tình yêu của tác giả. Nét độc đáo của bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” thể hiện qua: Thể thơ - Thất ngôn bát cú Đường luật, một thể thơ truyền thống nhưng được Hàn Mặc Tử sử dụng một cách sáng tạo, linh hoạt. Tác giả sử dụng nhiều hình ảnh thơ gợi cảm, giàu sức gợi tả, gợi cảm như “khói sương”, “lấp lánh”, “hoa bắp lay”, “dòng nước buồn”, “vườn ai”, “chim đa đa”. Các biện pháp tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hóa được sử dụng hiệu quả, góp phần thể hiện nội dung và cảm xúc của bài thơ. Giọng điệu chủ đạo của bài thơ là giọng điệu bâng khuâng, xao xuyến, thể hiện tâm trạng say mê, ngỡ ngàng trước cảnh đẹp thiên nhiên và khao khát tình yêu của tác giả. Bài thơ là tác phẩm nghệ thuật độc đáo, có giá trị thẩm mĩ cao. Bài thơ đã thể hiện thành công vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Huế, đồng thời bộc lộ tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời và khao khát tình yêu của tác giả.

Cảm nhận bài thơ phong cách cổ điển hoặc lãng mạn - Mẫu 4

Một trong những bài thơ em yêu thích viết theo phong cách lãng mạn là “Vội vàng” của Xuân Diệu. Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu cuồng nhiệt nhưng đằng sau đó là quan niệm nhân sinh mới hiếm thấy trong thơ ca truyền thống. Đồng thời, cho thấy bài thơ đêm đến tải nghiệm tinh tế, sắc bén của tác giả. Với đề tài về thời gian và tình yêu, Xuân Diệu đã sử dụng hình ảnh của bông hoa nở chóng vánh để miêu tả sự vội vàng của cuộc sống. Tuy nhiên, bài thơ mang trong mình sự mâu thuẫn, tình cảm phức tạp của con người vưới sự khao khát và sự tiếc nuối trong cuộc sống. Nhịp thơ mang âm điệu vội vã, đưa người đọc vào tâm lý nhân vật. Nét độc đáo của lời thơ và chân thực của tình cảm mở cho người đọc những suy ngẫm về cuộc sống và tình yêu. Cuối cùng là ết cấu tinh tế, mang lại sự rung cảm, thể hiện tài năng và tâm hồn sâu sắc của tác giả.

Cảm nhận bài thơ phong cách cổ điển hoặc lãng mạn - Mẫu 5

Sóng của Xuân Quỳnh đã thể hiện được vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu. Nhà thơ xây dựng hình tượng “sóng” là hóa thân cho nhân vật trữ tình “em”. Từ đó, những nét tính cách, trạng thái và cung bậc cảm xúc của người phụ nữ trong tình yêu được thể hiện, bộc lộ. Đọc bài thơ, tôi thấy được tính cách và tâm hồn của người phụ nữ đang yêu, có khi đầy dữ dội ồn ào, cũng có khi đầy yên bình, lặng lẽ. Và nếu sóng tồn tại bất diệt với đại dương thì tình yêu tồn tại bất diệt với con người. Dù là “ngày xưa” hay “ngày sau” thì “vẫn thế” thì tình yêu vẫn không thay đổi. Có thể thấy rằng, tình yêu thật đẹp đẽ, nhưng đẹp nhất là khi ở “ngực trẻ” - lứa tuổi đầy những say mê, rạo rực của tình yêu. Tiếp đó, nhà thơ say sưa đi tìm câu trả lời về nguồn gốc của tình yêu. Cũng giống giống như thật khó để biết được từ khi nào tình yêu bắt đầu. Có tình yêu nào mà không phải trải qua nỗi nhớ, và người con gái trong bài thơ cũng như vậy. Đặc biệt nhất, dù ở thời đại nào, người con gái khi yêu vẫn giữ được tấm lòng thủy chung, son sắc. Hình ảnh “xuôi” - “ngược”, “phương Bắc”’ và “phương Nam” được nhà thơ sử dụng trái với quy luật thông thường (ngược về phương Bắc, xuôi về phương Nam). Dù cuộc đời có luôn biến chuyển không ngừng, đôi ta phải trả qua nhiều sóng gió, vạn vật có luôn đổi thay. Thì em vẫn luôn hướng về “phương anh”. Trái tim của “em” vẫn giữ được tình yêu nguyên vẹn dành cho anh dù có trải qua biết bao nhiêu khó khăn, sóng gió trong cuộc đời. Trong tình yêu, người con gái có nhiều dự cảm, lo âu về tương lai phía trước. Nhà thơ đã ý thức được thời gian thì vĩnh cửu nhưng cuộc đời lại hữu hạn. Chính vì vậy mà “em” khao khát được dâng hiến, hy sinh cho tình yêu. Khao khát dâng hiến cho tình yêu thể hiện được một trái tinh mãnh liệt, cháy bỏng của người con gái trong tình yêu. Có thể khẳng định rằng, vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam được khắc họa chân thực, sinh động qua bài thơ “Sóng” với những nét đẹp vừa hiện đại vừa truyền thống.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm