Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích tác phẩm Chử Đồng Tử

Văn mẫu: Phân tích tác phẩm Chử Đồng Tử được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Em hãy phân tích truyện Chử Đồng Tử

Tác phẩm Chử Đồng Tử đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam một tác phẩm có giá trị sâu sắc, tác phẩm đã nêu lên giá trị đích thực trong cuộc sống của con người, giá trị đó có thể đánh thắng được cả tiền tài danh vọng.

Tác phẩm nói về hai nhân vật Tiên Dung và Chử Đồng Tử. Tiên Dung là một nhân vật rất độc đáo và đáng chú ý. Chính Tiên Dung (chứ không phải Chử Đồng Tử) đã chủ động kết hôn với Chử Đồng Tử và không hề hỏi ý kiến của vua cha. Cho nên vua cha (Vua Hùng Vương thứ 18) mới tức giận và ra lệnh “gọi hết binh lính và người hầu của Tiên Dung về”. Tự do và tự chủ là hai nét rất nổi bật trong tính cách của Tiên Dung. Tư tưởng thoát ly trần tục, không màng vinh hoa, phú quý ở Tiên Dung còn mạnh hơn nhiều so với Chử Đồng Tử. Hay nói đúng hơn, chính Chử Đồng Tử đã bị Tiên Dung cảm hóa, “lãnh đạo”.

Khi gặp Chử Đồng Tử ở bãi sông, những lời nói của Tiên Dung đã bộc lộ rất rõ tính tự do, chủ động của nàng. Nàng không theo ý cha, không chịu lấy chồng, chỉ thích đi du ngoạn núi sông. Nhưng khi tình cờ gặp Chử Đồng Tử trong “buồng tắm” giữa bãi sông thì nàng quyết định kết hôn ngay, vì coi đó là lẽ tự nhiên, là không cưỡng được ý

Gặp được Chử Đồng Tử, Tiên Dung cảm thấy định mệnh đã đến với mình: “Tôi đã nguyện không lấy chồng. Nay duyên Trời run rủi, lại gặp chàng chốn này, mới biết cưỡng không được ý Trời” và “Thiếp với chàng là tự Trời xe duyên, việc gì mà từ chối!”. Nói theo cách nói ngày nay thì Tiên Dung đã “tấn công” Chử Đồng Tử một cách liên tiếp, dồn dập bằng cả lí cả tình và có thể nói là cả sắc đẹp tự nhiên của nàng nữa khiến cho Chử Đồng Tử không thể nào cưỡng lại được. Và điều đó là hoàn toàn hợp lý, hợp tình, dễ hiểu và dễ cảm: cuộc tình duyên của Tiên Dung và Chử Đồng Tử vừa rất kì diệu vừa rất trần tục và tự nhiên. Vì thế nó rất đẹp và rất giàu ý nghĩa triết lí, nhân sinh. Nhưng nếu so sánh, thì có thể nói là cuộc gặp nhau tình cờ nơi “buồng tắm” giữa bãi sông của Tiên Dung và Chử Đồng Tử cũng táo bạo, độc đáo, hấp dẫn và đạt được sự hoàn hảo của tính chân, thiện mỹ. Bởi vì ở đây tính chất tình cờ, ngẫu nhiên trong cuộc gặp gỡ của đôi trai gái được thể hiện rất tự nhiên, chân thực và do đó rất đẹp. Sau khi gặp gỡ và quyết định kết hôn với Chử Đồng Tử, Tiên Dung không về kinh đô với vua cha mà ở lại với chồng và làm ăn với dân, dần dần lập nên một xóm mới. Đây là một chi tiết rất quan trọng và đáng chú ý. Vi nó thể hiện rõ thêm tính cách tự do, tự chủ của nàng, vừa phản ánh quá trình phát triển cư dân, mở mang lãnh thổ, lập làng xóm mới của tổ tiên ta. Chi tiết này làm cho nhân vật Tiên Dung có nét gần với nhân vật Mai An Tiêm (đã đi xây dựng quê hương mới tại một vùng hoang đảo).

Khi Tiên Dung đồng ý cho Chử Đồng Tử đi ra biển tìm vật lạ đem về đổi lấy các thứ khác, vừa phản ánh hình thức sơ khai của sự trao đổi hàng hóa ở nước ta thời xưa, vừa phản ánh sự biến đổi, phát triển tính cách và hành động của Tiên Dung. Từ chỗ chỉ thích đi du ngoạn núi sông, không định lấy chồng, đến chỗ xây dựng hôn nhân; tìm việc làm ăn xây dựng làng xóm rồi quan tâm đến việc trao đổi hàng hóa, phát triển kinh tế… Tư tưởng thoát tục ở Tiên Dung sau khi lấy Chử Đồng Tử có chiều hướng giảm. Nhưng Chử Đồng Tử đã không làm theo lời của Tiên Dung, đã đi tu tiên học đạo ở trên núi với sư Phật Quang và bỏ việc đi ra biển làm ăn. Và sau khi tu tiên học đạo trở về, Chử Đồng Tử đã đem pháp thuật “truyền cho Tiên Dung” khiến cho nàng bị cảm hóa theo khuynh hướng thoát tục và cùng với Chử Đồng Tử “bỏ làng xóm đi tìm nơi thanh vắng ở”. Ban đầu Tiên Dung cảm hóa, “lãnh đạo” được Chử Đồng Tử, nhưng về sau (sau khi Chử Đồng Tử tu tiên học đạo) thì ngược lại, Chử Đồng Tử đã cảm hóa, “lãnh đạo” được Tiên Dung.

Truyện Chử Đồng Tử là ước mơ, khát vọng về cuộc sống bình đẳng, tự do cho con người. Trong xã hội đó con người được tự do yêu đương, tự do quyết định cuộc sống của mình. Câu chuyện xây dựng hình ảnh hai nhân vật với nguồn gốc xuất thân trái ngược nhau, nhưng với tình yêu họ đã đến với nhau và có cuộc sống hạnh phúc. Đó là một lời tuyên ngôn cho quyền bình đẳng của con người.

Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Phân tích tác phẩm Chử Đồng Tử cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
3 1.445
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 10

    Xem thêm