Phân tích bài ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng
Anh hùng là anh hùng rơm... bài ca dao như một lời mỉa mai, đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng. VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết văn mẫu: Phân tích bài ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 10 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 10 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
Văn mẫu: Phân tích câu ca dao Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng
- Dàn ý phân tích anh hùng là anh hùng rơm, ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng
- Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 1
- Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 2
- Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 3
Dàn ý phân tích anh hùng là anh hùng rơm, ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng
1. Mở bài
Giới thiệu về hai câu ca dao:
Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
2. Thân bài
Giải thích đôi nét về câu ca dao
Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
- Anh hùng rơm” là ý muốn nói đến là hình ảnh một kẻ tài năng thi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ. Thực chất chẳng có gì nhưng lại huênh hoang đi khoe thiên hạ những điều mà người thường khó có thể đạt được để mong nhận lại sự kinh ngạc của người đời và người đó thâm tự cao.
- Có thể nói nghệ thuật chơi chữ ở câu ca dao đã được thể hiện một cách độc đáo:
Anh hùng rơm là thành ngữ mà ông cha ta thường dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, tài năng nhưng lại hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo.
+ Anh hùng là anh hùng rơm đã kết hợp với hình ảnh mồi lửa cùng cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo cơn anh hùng như đã tạo được sự xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà thâm thúy.
- Anh hùng là hai từ thuộc về tính cách, bản chất của con người
+ Còn “cơn anh hùng”: Chính là sự bốc đồng trong chốc lát, giả tạo mà thôi. Và chẳng những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Đối với những người anh hùng này thì chỉ cần một chút khó khăn nhỏ họ sẽ lộ ngay ra bản chất thật của mình.
3. Kết luận:
- Khẳng định lại một lần nữa “Anh hùng là anh hùng rơm…” như một lời mỉa mai sâu cay và có phần đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng.
Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 1
Nhân dân lao động châm biếm, giễu cợt mạnh mẽ một hạng đàn ông khác trong xã hội. Đó là những kẻ nông nổi không có tài năng, dũng khí, nhưng lại hay khoe khoang, khoác lác, ra vẻ ta đây hơn người.
Không biết thành ngữ anh hùng rơm có từ bao giờ nhưng ý nghĩa của nó thật hay, thật ấn tượng. Nó vẽ lên hình ảnh một kẻ tài năng thi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ.
Nghệ thuật chơi chữ ở câu ca dao này khá độc đáo. Anh hùng rơm là thành ngữ dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, tài năng nhưng lại hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo. Kiểu câu định nghĩa: Anh hùng là anh hùng rơm, kết hợp với hình ảnh mồi lửa (rơm dễ cháy, ngọn lửa bốc lớn nhưng tắt rất nhanh) cùng cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo: cơn anh hùng, tạo nên xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà thâm thúy. Anh hùng thuộc về tính cách, bản chất của con người; còn cơn anh hùng thì lại hoàn toàn là bốc đồng trong chốc lát, giả tạo mà thôi. Không những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Đối với hạng người này, ta chỉ cần giao cho một việc nhỏ trong hoàn cảnh có khó khăn, thử thách thì bản chất bất tài, hèn kém sẽ lộ ra ngay. Khác nào anh hùng bện bằng rơm, chỉ cần một mồi lửa nhỏ châm vào là cháy rụi thành tro bụi.
Câu ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm… như một lời mỉa mai, đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng. Cái bản chất rỗng tuếch của họ được tác giả dân gian mổ xẻ, phanh phui bằng một cụm từ ngộ nghĩnh là cơn anh hùng. Quả thật không còn từ nào xác đáng hơn và khinh miệt hơn.
Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 2
Trong kho tàng đồ sộ của văn học dân gian có biết bao những câu ca hay và bên cạnh đó có cả những câu ca dao mang tính hài hước để châm biếm một nhóm người trong xã hội. Câu ca dao “Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng” là một trong những câu ca dao đặc sắc như đã giễu cợt thật mạnh mẽ và sâu cay những kẻ nông nổi mà không có chút tài năng gì nhưng được cái hay khoe khoang, rất ra vẻ ta đây.
Thật không thể nào có thể biết thành ngữ anh hùng rơm có từ bao giờ nhưng ý nghĩa của nó thật hay, thật ấn tượng. Nó dường như cũng đã vẽ lên hình ảnh một kẻ tài năng thì lại quá đỗi tầm thường, có khi hèn nhát nữa, nhưng cứ khi mở miệng thì toàn chuyện lớn lao trên trời dưới bể để lòe thiên hạ.
Ta như đã thấy được câu ca như được sử dụng nghệ thuật chơi chữ khá độc đáo. Cụm từ “Anh hùng rơm” chính là thành ngữ dùng để chế giễu những kẻ không có can đảm, và tài năng nhưng lại rất hay khệnh khạng, hung hăng, vênh váo tự đắc với đời. Với lối dùng kiểu câu định nghĩa đó chính là “Anh hùng là anh hùng rơm” dường như cũng đã kết hợp với hình ảnh mồi lửa (rơm dễ cháy, ngọn lửa bốc lớn nhưng tắt rất nhanh) và cùng với những cụm từ đặc biệt độc đáo và sáng tạo cho người đọc đó là “cơn anh hùng”. Điều này cũng đã tạo nên xâu chuỗi liên tưởng rất thú vị, từ đó bật ra tiếng cười trào lộng sảng khoái mà lại rất đỗi thâm thúy. Ta như đã biết cách gọi anh hùng thuộc về tính cách, bản chất của con người. Và ngược lại thì cơn anh hùng thì lại hoàn toàn là bốc đồng trong chốc lát, đó chính là những điều giả tạo mà thôi. Không những không lừa được ai mà lại còn làm trò cười cho thiên hạ. Có lẽ đối với hạng người này, ta chỉ cần giao cho một việc nhỏ trong hoàn cảnh có khó khăn, thử thách thì bản chất bất tài, và thật như hèn kém sẽ lộ ra ngay. Điều này chẳng khác nào anh hùng bện bằng rơm, chỉ cần một mồi lửa nhỏ châm vào là cháy rụi thành tro bụi.
Câu ca dao thật đặc sắc và ngắn gọn “Anh hùng là anh hùng rơm” được xem như một lời mỉa mai đầy sự đay nghiến, dằn mặt những kẻ tự vỗ ngực xưng là anh hùng mà chẳng mảy may làm được việc gì cho xứng đáng. Dường như chính cái bản chất rỗng tuếch của họ lại như đã được tác giả dân gian mổ xẻ, phanh phui bằng một cụm từ ngộ nghĩnh biết bao đó là cơn anh hùng. Quả thật, ta như thấy không còn từ nào xác đáng hơn và khinh miệt hơn.
Em hãy phân tích: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng mẫu 3
Ca dao tục ngữ của dân tộc ta thường phản ánh những tâm tư, mong ước, nguyện vọng của người lao động xưa. Nó chính là đời sống tâm hồn của người nông dân, khi gửi gắm tâm trạng nỗi niềm của mình vào trong đó.
Ca dao thường được viết theo lối thơ lục bát, vần điệu khiến cho chúng ta rất dễ đọc, dễ thuộc và dễ nhớ.
Bài ca dao “Anh hùng là anh hùng rơm. Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng” thể hiện tiếng cười châm biếm đả kích với những người có tài khoác lác, thường thích thể hiện cái tôi của mình, tỏ vẻ anh hùng.
Có những người trong xã hội thường dương oai múa võ, thể hiện ta đây có sức mạnh, anh hùng. Nhưng thực chất rất nhát gan, gan thỏ đế chỉ cần một điều gì nguy hiểm là cúp đuôi chạy mất, không dám quay đầu nhìn lại phía sau.
Anh hùng là người như thế nào? Anh hùng là người tài giỏi, có ý chí kiên cường, có sức mạnh, hiên ngang, đầu đội trời chân đạp đất, gian nan không sợ hiểm nguy không sờn lòng. Người anh hùng trong nhân gian vô cùng hiếm có, hiếm gặp cho nên được xã hội và mọi người vô cùng trân trọng.
Rơm là gì? Rơm thực chất là thân cây lúa, một loại thân cỏ yếu mềm, khi thân cây khô thì dễ bắt lửa cháy thành đám cháy lớn, trở thành một đống tro tàn. Không để lại một dấu vết gì, mà tan biến theo gió bụi.
Rơm thường được dùng làm thức ăn cho trâu bò, lợp mái nhà thời xưa, trộn bùn đắp thành thường, kè bờ đê, ngăn chặn triều cường, lũ lụt….
Người xưa thật sâu sắc khi mà dùng rơm một thứ yếu mềm, dễ bắt lửa để so sánh với người anh hùng. Một người anh hùng rơm thì sẽ chẳng có gì đáng sợ, chỉ được cái ra vẻ bên ngoài thôi chứ thực chất không hề kiên cường thật sự.
Rơm cũng thường được dùng để làm thành bù nhìn, giúp người nông dân xua đuổi những con chim, con vật gây hại cho cây lúa, hoa màu ở trên đồng. Chính vì vậy, mà khi so sánh người anh hùng với rơm thì người xưa đã thật sự sâu sắc để thể hiện được ý kiến của mình.
Câu ca dao “Anh hùng là anh hùng rơm. Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng” thể hiện sự bỡn cợt của người xưa đối với những người con trai thường có tài nói dóc, khoác lác, chém gió…
Những người này thường hay thể hiện ta đây, huênh hoang, nhưng thực chất thì nhát như thỏ đế, động tí là sợ, chạy cúp đuôi. Chỉ như con bù nhìn rơm có thể xác, trông vào thì to lớn nhưng không làm được gì, chỉ cần một mồi lửa là tan thành tro bụi.
Người xưa đã sử dụng nghệ thuật tương khắc đối lập thể hiện sự đối ngược giữa từ anh hùng và rơm rạ. Điều này thể hiện sự tinh tế, sâu sắc giữa việc sử dụng từ ngữ của người xa trong việc dùng câu chữ.
Bài ca dao muốn đả kích châm biếm những anh hùng trượng nghĩa luôn tỏ vẻ trượng phu nhưng thực chất chẳng làm được gì cho ra hồn, chỉ được cái mồm hay khoác lác. Bài ca dao phê phán những con người chỉ tỏ vẻ bên ngoài mà thôi nhưng khi gặp khó khăn thử thách thì tỏ rõ bản chất hèn nhát, yếu đuối, không đáng tin cậy
Việc họ tỏ vẻ anh hùng thực chất chỉ là hư danh, không hề có thực chỉ là vỏ bọc che đậy mà thôi, chứ bên trong mục ruỗng thối nát. Bài ca dao phê phán những con người thích “chém gió” sống không thực chất với chính mình, luôn ảo tưởng về sức mạnh.
Trên đây VnDoc tổng hợp các dạng bài văn mẫu lớp 10: Phân tích bài ca dao: Anh hùng là anh hùng rơm, Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 10 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10 và biết cách soạn bài lớp 10 và các tác giả - tác phẩm Ngữ văn 10 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.