Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi được VnDoc biên soạn giúp bạn đọc hiểu được các khái niệm cũng như điều kiện để phản ứng trao đổi xảy ra trong dung dịch. Kèm theo là các dnagj bài tập liên quan. Mời các bạn tham khảo.

I. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất 1 trong số các chất sau:

  • Chất kết tủa.
  • Chất điện li yếu.
  • Chất khí.

II. Điều kiện tồn tại dung dịch

Dung dịch các chất điên li chỉ tồn tại được nếu thoả mãn đồng thời cả 2 điều kiện:

Có sự trung hoà về điện (tổng số mol điện tích âm = tổng số mol điện tích dương).
Số mol(điện tích) = số mol (ion).điện tích(ion)

Các ion trong dung dịch không có phản ứng với nhau.
Các ion trong dung dịch thường kết hợp với nhau theo hướng: tạo kết tủa, tạo chất khí, tạo chất điện lli yếu (các ion có tính khử có thể phản ứng với các ion có tính oxi hoá theo kiểu phản ứng oxi hoá - khử).

III. Phản ứng axit - bazơ

Phản ứng axit - bazơ là phản ứng trong đó có sự nhường và nhận proton (H+).

Phản ứng axit - bazơ xảy ra theo chiều:

Axit mạnh + Bazơ mạnh → Axit yếu hơn + Bazơ yếu hơn.

Tạo thành kết tủa khó tan phản ứng vẫn xảy ra được dù axit hoặc bazơ tạo thành mạnh hơn ban đầu.

CuSO4 + H2S → CuS + H2SO4 (CuS rất khó tan)

Pb(NO3)2 + H2S → PbS + 2HNO3 (PbS rất khó tan)

Axit khó bay hơi đẩy được axit dễ bay hơi (cả 2 axit đều mạnh):

H2SO4 (đậm đặc) + NaCl (rắn) → NaHSO4 + HCl (< 2500C)

Iv. Bài tập phản ứng trao đổi ion có đáp án

Câu 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:

a) KNO3 + NaCl

b) NaOH + HNO3

c) Mg(OH)2 + HCl

d) Fe2(SO4)3 + KOH

e) FeS + HCl

f) NaHCO3 + HCl

g) NaHCO3 + NaOH

h) K2CO3 + NaCl

i) CuSO4 + Na2S

Hướng dẫn giải chi tiết

a. Không xảy ra

b. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O

H+ + OH- → H2O

c. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O

Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O

d. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4

Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3

e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑

f. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O

HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O

g. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

h. Không xảy ra

i. CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4

Cu2+ + S2- → CuS↓

Câu 2. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là bao nhiêu

Hướng dẫn giải chi tiết:

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, tổng giá trị điện tích âm bằng tổng giá trị điện tích dương

=> 0,02 . 2 + 0,03 . 1 = x .1 + y . 2 (I)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mCu + mK + mCl + mSO4 = 5,435

=> 0,02 . 64 + 0,03 . 39 ++ 35,5x + 96y = 5,435 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,03; y = 0,02

Câu 3: Cho 22,4 gam hỗn hợp Na2CO3, K2CO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch BaCl2. Sau phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa. Lọc tách kết tủa, cô cạn dung dịch thì thu được bao nhiêu gam muối clorua khan?

Hướng dẫn giải chi tiết:

Muối thu được chứa: Na+; K+; Cl

nBaCO3↓= 0,2(mol) =>nBa2+= nCO32−= 0,2 (mol)

=>nCl−= 2nBa2+= 0,4 (mol)

mhh = mNa++ mK+ + mCO32−

=> mNa+ + mK+= 2,24−  0,2.60 = 10,4 (g)

=>mmuối clorua = 10,4+0,4.35,5 = 24,6 (g)

Câu 4. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch NaOH aM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị a là

Tổng số mol ion H+ trong dung dịch axit là :

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,25.0,08 + 2.0,01.0,25 = 0,025mol.

Tổng số mol ion OH- trong dung dịch bazơ là :

nOH− = nNaOH = 0,25a mol

Dung dịch sau phản ứng có pH = 12, suy ra có pOH = 2, suy ra dung dịch sau phản ứng còn bazơ dư, [OH- dư] = 10-2M = 0,01M.

Phương trình phản ứng :

H+ + OH → H2O

mol: 0,025 → 0,025

Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng số mol OH- dư là (0,5a – 0,025) mol.

Nồng độ OH- dư là

(0,25a − 0,025)/(0,25 + 0,25) = 0,01⇒ a = 0,12.

Câu 5. Một dung dịch chứa 0,01 mol Cu2+, 0,15 mol K+, x mol Clvà y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 2,7175 gam. Giá trị của x và y lần lượt là:

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

Áp dụng định luật bảo toàn điện tích, tổng giá trị điện tích âm bằng tổng giá trị điện tích dương

=> 0,01 . 2 + 0,15.1 = x .1 + y . 2 (I)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mCu + mK + mCl + mSO4 = 2,7175

=> 0,01 . 64 + 0,15 . 39 + 35,5x + 96y = 2,7175 (II)

Từ (I) và (II) => x = 0,03; y = 0,02

Câu 6. Trộn 250 ml dung dịch chứa hỗn hợp HCl 0,08M và H2SO4 0,01M với 250 ml dung dịch KOH xM thu được 500 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị x là :

Đáp án hướng dẫn giải 

Tổng số mol ion H+ trong dung dịch axit là :

nH+ = nHCl + 2nH2SO4 = 0,25.0,08 + 2.0,01.0,25 = 0,025 mol.

Tổng số mol ion OH- trong dung dịch bazơ là :

nOH−= nKOH = 0,25x mol.

Dung dịch sau phản ứng có pH = 12, suy ra có pOH = 2, suy ra dung dịch sau phản ứng còn bazơ dư, [OH- dư] = 10-2M = 0,01M.

Phương trình phản ứng :

H+ + OH → H2O (1)

mol: 0,025 → 0,025

Theo (1) và giả thiết ta thấy sau phản ứng số mol OH- dư là (0,5x – 0,025) mol.

Nồng độ OH- dư là: (0,25x − 0,025)/(0,25 + 0,25) = 0,01 ⇒ x = 0,12.

................................................

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn bài viết Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi, mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn Toán 11, Ngữ văn 11, Tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy và học tập môn học THPT, VnDoc mời các bạn truy cập nhóm riêng dành cho lớp 11 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thể cập nhật được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Hóa 11 - Giải Hoá 11

    Xem thêm