Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào? Đây là câu hỏi mà nhiều bạn còn chưa nắm chắc. Trong khi lưu thông và điều khiển các phương tiện bạn cần nắm được các quy định mà pháp luật quy định hiện nay để tránh vi phạm. Mời các bạn tham khảo nhé:
1. Đường bộ là gì?
Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định “1. Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ”.
Cụ thể hơn để giải đáp về khái niệm đường bộ chúng tôi xin đưa ra các yếu tố như sau:
– Đường (gồm có nền đường, mặt đường, lề đường, lề phố)
– Cầu đường bộ (cầu vượt sông, cầu vượt khe núi, cầu vượt trong đô thị, cầu vượt đường sắt, cầu vượt đường bộ, cầu vượt biển) và bao gồm cả cầu dành cho người đi bộ.
– Hầm đường bộ bao gồm hầm qua núi, hầm ngầm qua sông, hầm chui qua đường bộ, hầm chui qua đường sắt, hầm chui qua đô thị và hầm dành cho người đi bộ
– Ngoài ra còn có bến phà, cầu phao đường bộ, đường ngầm, đường tràn
Nhắc đến đường bộ phải nhắc đến các công trình đường bộ, đây là các công trình gồm đường bộ, nơi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ, đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu, rào chắn, biển báo hiệu, đảo giao thông, dải phân cách, cột cây số, tường, kè, hệ thống thoát nước, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí và các công trình, thiết bị phụ trợ đường bộ khác.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là gì?
Phương tiện giao thông đường bộ là các phương tiện di chuyển, đi lại công khai trên các con đường, phương tiện giao thông đường bộ gồm toàn bộ các phương tiện như ô tô, xe máy, máy kéo, rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bở iô tô, máy kéo,… Các loại mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy bao gồm cả xe máy điện và các loại xe tương tự khác.
3. Phương tiện giao thông đường bộ gồm những loại nào?
Cũng theo quy định tại điều 17 Luật giao thông đường bộ 2008 đưa ra nội dung như sau: “17. Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ”
Theo luật pháp Việt Nam thì phương tiện giao thông đường bộ được chia làm 2 nhóm cụ thể:
Nhóm thứ nhất: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (nhóm xe cơ giới);
Nhóm thứ hai: Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (nhóm xe thô sơ).
Theo đó, mỗi nhóm phương tiện giao thông đường bộ sẽ bao gồm những phương tiện cụ thể khác nhau đó là:
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm:
+ Xe ô tô
+ Máy kéo
+ Rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo
+ Xe mô tô hai bánh
+ Xe mô tô ba bánh
+ Xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm:
+ Xe đạp (kể cả xe đạp máy)
+ Xe xích lô
+ Xe lăn dùng cho người khuyết tật
+ Xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
4. Quy tắc giao thông đường bộ
Đối với chủ thể tham gia giao thông đường bộ cần tuân thủ theo những quy tắc sau đây điều 9 luật Giao thông đường bộ 2008 quy định. Cụ thể:
“ Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn” .
Các hành vi vi phạm quy định giao thông đường bộ sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật