Điện hạ Văn học lớp 7

Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu gì về tục “xin chữ” mỗi dịp Tết đến, xuân về?

Câu hỏi 6 trang 48, SGK Ngữ văn 7 tập 1 Cánh diều

Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh nào?

3
3 Câu trả lời
  • Bi
    Bi

    Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ và cho chữ vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Đây là một việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, thể hiện sự trọng chữ nghĩa trọng tri thức và cũng là mong muốn xin được con chữ lấy may mắn, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

    Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ cặm cụi ngồi viết thư pháp.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 11/08/22
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      - Qua bài thơ Ông đồ, em hiểu tục “xin chữ” mỗi dịp Tết là một nét đẹp văn hóa của nhân dân ta. Xin chữ đầu năm cũng là một cách để người ta thể hiện sự coi trọng đạo học. Khi ông đồ cho chữ là thực hiện bằng bút long, mực đen và viết trên giất đỏ - một loại giấy mỏng trong. Viết chữ trên giấy đỏ để mong muốn một năm may mắn và nhiều tài lộc. Thư pháp có nhiều kiểu chơi, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết lên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng.

      - Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ vẽ hình ảnh ông đồ ngồi cạnh giấy đỏ và mực đong, bút nghiên gác.

      0 Trả lời 11/08/22
      • Bảo Ngân
        Bảo Ngân

        - Tục xin chữ đầu năm thể hiện việc coi trọng chữ nghĩa, tri thức. Xin chữ với hi vọng may mắn, bình an,...

        - Nếu vẽ minh họa cho bài thơ, em sẽ chọn vẽ một trong các hình ảnh:

        + Ông đồ ngồi một mình trên phố đông người qua, giữa tiết trời mưa phùn, nhớ lại kỉ niệm về người người đi xin chữ.

        + Hình ảnh năm mới, mọi người vẫn tấp nập nhưng có một sạp viết chữ để trống.

        0 Trả lời 11/08/22

        Văn học

        Xem thêm