Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia 2017

Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia 2017

Nhằm giúp học sinh và phụ huynh dễ dàng nắm được điểm mới kỳ thi thpt quốc gia 2017. VnDoc xin giới thiệu Quy chế thi trung học phổ thông quốc gia 2016 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25/01/2017.

Những điểm mới về kỳ thi THPT Quốc Gia 2017

Đề thi minh họa và đáp án kì thi THPT quốc gia 2017 môn Giáo dục công dân

Quy định về đối tượng, điều kiện dự thi THPT Quốc gia 2017

Hướng dẫn làm hồ sơ đăng ký dự thi THPT Quốc gia 2017

QUY CHẾ
THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA VÀ XÉT CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 01 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT (sau đây gọi là Quy chế thi), bao gồm: chuẩn bị cho kỳ thi; đối tượng và điều kiện dự thi; tổ chức đăng ký dự thi; trách nhiệm của thí sinh; công tác đề thi; coi thi; chấm thi; phúc khảo; chấm thẩm định; xét công nhận tốt nghiệp THPT; chế độ báo cáo và lưu trữ; thanh tra, khen thưởng, xử lý các sự cố bất thường và xử lý vi phạm.

2. Quy chế này áp dụng đối với trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX) và các cơ sở giáo dục khác thực hiện chương trình giáo dục THPT hoặc chương trình GDTX cấp THPT (gọi chung là trường phổ thông); các sở giáo dục và đào tạo (GDĐT); các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng có nhóm ngành đào tạo giáo viên (gọi chung là trường ĐH, CĐ); các tổ chức và cá nhân tham gia kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Điều 2. Mục đích, yêu cầu

1. Thi THPT quốc gia nhằm mục đích: (i) dùng kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT; (ii) cung cấp thêm thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông; (iii) cung cấp dữ liệu làm căn cứ để tuyển sinh ĐH, CĐ.

2. Thi THPT quốc gia đảm bảo các yêu cầu: nghiêm túc, khách quan, công bằng.

Điều 3. Bài thi

Tổ chức thi 5 bài thi, gồm 3 bài thi độc lập là: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 2 bài thi tổ hợp là Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học; viết tắt là KHTN), Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân đối với thí sinh học chương trình Giáo dục THPT; tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lí đối với thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT; viết tắt là KHXH).

1. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh học chương trình Giáo dục THPT (gọi tắt là thí sinh Giáo dục THPT) phải dự thi 4 bài thi, gồm 3 bài thi độc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp; thí sinh học chương trình GDTX cấp THPT (gọi tắt là thí sinh GDTX) phải dự thi 3 bài thi, gồm 2 bài thi độc lập là Toán, Ngữ văn và 1 bài thi do thí sinh tự chọn trong số 2 bài thi tổ hợp. Để tăng cơ hội xét tuyển sinh ĐH, CĐ theo quy định của Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy hiện hành, thí sinh được chọn dự thi cả 2 bài thi tổ hợp, điểm bài thi tổ hợp nào cao hơn sẽ được chọn để tính điểm xét công nhận tốt nghiệp THPT.

2. Để xét tuyển sinh ĐH, CĐ, thí sinh đã tốt nghiệp THPT phải dự thi các bài thi độc lập, bài thi tổ hợp hoặc các môn thi thành phần của bài thi tổ hợp, phù hợp với tổ hợp bài thi, môn thi xét tuyển vào ngành, nhóm ngành theo quy định của trường ĐH, CĐ.

Điều 4. Ngày thi, nội dung thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi

1. Kỳ thi THPT quốc gia (gọi tắt là kỳ thi) được tổ chức hằng năm. Ngày thi, lịch thi, hình thức thi và thời gian làm bài thi được quy định trong hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia hằng năm của Bộ GDĐT.

2. Nội dung thi: Năm 2017, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 12 THPT; năm 2018, nội dung thi nằm trong Chương trình lớp 11 và lớp 12 THPT; từ năm 2019 trở đi, nội dung thi nằm trong Chương trình cấp THPT.

Chương II

CHUẨN BỊ CHO KỲ THI

Điều 5. Cụm thi

Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là tỉnh) tổ chức một cụm thi do sở GDĐT chủ trì, dành cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh. Bộ GDĐT điều động cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ đến các cụm thi để phối hợp tổ chức thi.

Điều 6. Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia

1. Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Ban Chỉ đạo thi THPT quốc gia (gọi tắt là Ban Chỉ đạo thi quốc gia) gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo Bộ GDĐT;

b) Phó Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ GDĐT; lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KTKĐCLGD), Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Giáo dục Trung học, Vụ Giáo dục thường xuyên; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Thứ trưởng Bộ GDĐT;

c) Uỷ viên: Lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT và lãnh đạo Cục An ninh Chính trị nội bộ, Bộ Công an;

d) Thư ký: Cán bộ, công chức các đơn vị có liên quan thuộc Bộ GDĐT.

2. Ban Chỉ đạo thi quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Giúp Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ đạo kỳ thi THPT quốc gia:

  • Chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, các Hội đồng thi, các Ban thuộc Hội đồng thi và các Điểm thi; xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thi;
  • Báo cáo Bộ trưởng Bộ GDĐT và các cấp có thẩm quyền về tình hình tổ chức kỳ thi.

b) Nếu phát hiện những sai phạm nghiêm trọng trong kỳ thi, trình Bộ trưởng Bộ GDĐT quyết định một trong các hình thức dưới đây:

  • Đình chỉ tạm thời hoạt động thi hoặc tổ chức thi lại trong Hội đồng thi hoặc trong cả nước;
  • Đình chỉ hoạt động, xử lý kỷ luật đối với lãnh đạo Hội đồng thi và thành viên của Hội đồng thi mắc sai phạm.

c) Đề xuất Bộ trưởng Bộ GDĐT thành lập Hội đồng chấm thẩm định, các đoàn thanh tra.

3. Thành viên Ban Chỉ đạo thi quốc gia không đến thanh tra, kiểm tra tại Hội đồng thi có cha, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột; cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng (gọi chung là người thân) dự thi trong năm tổ chức kỳ thi.

Điều 7. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh

1. Chủ tịch UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh, gồm:

a) Trưởng ban: Lãnh đạo UBND tỉnh;

b) Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Sở GDĐT; lãnh đạo trường ĐH, CĐ phối hợp; lãnh đạo Công an tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan; trong đó, Phó Trưởng ban thường trực là Giám đốc sở GDĐT;

c) Uỷ viên: Lãnh đạo các phòng, ban liên quan của sở GDĐT, của các sở, ban, ngành và cơ quan có liên quan của tỉnh; lãnh đạo phòng, ban của trường ĐH, CĐ phối hợp;

d) Thư ký: Cán bộ, công chức, viên chức của sở GDĐT.

2. Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh có nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Chỉ đạo, kiểm tra các ban, ngành, đoàn thể có liên quan và các cơ sở giáo dục trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ, đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động của Hội đồng thi; xem xét giải quyết các kiến nghị của Chủ tịch Hội đồng thi;

b) Báo cáo Ban Chỉ đạo thi quốc gia và Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình tổ chức thi, việc thực hiện quy chế thi ở địa phương và đề xuất xử lý các tình huống xảy ra trong tổ chức thi;

c) Đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ GDĐT, các cấp có thẩm quyền khen thưởng những người có thành tích; kỷ luật những người vi phạm quy chế thi;

d) Thực hiện những quyết định có liên quan của Ban Chỉ đạo thi quốc gia;

đ) Những người có người thân dự thi tại tỉnh trong năm tổ chức kỳ thi không được tham gia Ban Chỉ đạo thi cấp tỉnh.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Luyện thi đại học

    Xem thêm