Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học

1
Mục lục
Danh
mục
Nội dung
Trang
1.
Lời giới thiệu
2
2.
Tên sáng kiến
2
3
Tác giả sáng kiến
2
4
Chủ đầu tạo ra sáng kiến
3
5.
Lĩnh vực áp dụng sáng kiến
3
6.
Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu
3
7.
tả bản chất của sáng kiến
3
7.1
sở luận
3
7.2
Thực trạng của việc dạy học phân môn Tập làm văn
mảng văn miêu tả của học sinh tiểu học.
4
7.3
Một số phương pháp dạy văn miêu tả tiểu học:
4
7.4
Khả năng áp dụng của sáng kiến.
14
8.
Những thông tin cần được bảo mật
14
9.
Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
14
10.
Đánh giá lợi ích thu được từ việc áp dụng sáng kiến
15
11.
Danh sách những tổ chức/ nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến
17
2
BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Trong chương trình của môn tiếng việt bậc Tiểu học, phân môn tập làm
văn phân môn giữ vị t rất quan trọng, xuyên suốt q trình học tập
của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5; không chỉ rèn luyện cho học sinh tất cả các
kỹ năng như quan sát, nghe, nói, đọc, viết… còn rèn cho học sinh khả
năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp đặc biệt còn hình thành cho
học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại năng động.
Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh
trong thực tế vốn có của với cảm xúc thực của các em. Đồng thời ng
dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua c n bản - còn gọi đoạn
văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.
Với học sinh lớp Năm, việc rèn năng làm văn miêu tả cho các em là
cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ điều kiện thuận lợi để học tốt các môn
học khác Tiểu học học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn
thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học
còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.
Nhằm góp phần đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng dạy học
trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Ba, Bốn, Năm học tốt văn
miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một s phương pháp dạy văn miêu tả
Tiểu học.
2.Tên sáng kiến: Một số phương pháp dạy văn miêu tả Tiểu học.”
3.Tác giả sáng kiến:
Họ tên: …….
Giáo viên Trường tiểu học ………..
Số điện thoại
3
Email: ………..
4. Chủ đầu tạo ra sáng kiến: …….
5. Giáo viên Trường tiểu học …….
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Bước đầu HS của trường tiểu học
Ngọc Mỹ - Lập Thạch Vĩnh Phúc, nếu được có thể áp dụng rộng ra các
trường khác, tài liệu giúp GV dạy tốt phân môn Tập làm văn mảng
văn miêu tả tiểu học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu :
Tháng 10 năm học ………….
7. tả bản chất của sáng kiến
7.1. sở luận :
Trong môn Tiếng Việt thì Tập làm văn một phân môn tính tổng
hợp duy sáng tạo rất cao. Các em học sinh cần tổng hợp kiến thức,
năng của các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu... để
viết một bài Tập làm văn hoàn chỉnh.
Các phân môn trong môn Tiếng Việt được tập hợp lại xung quanh trục
của chủ điểm các bài tập đọc. Việc cung cấp kiến thức và rèn luyện
năng gắn mật thiết với nhau. Vì vậy, để thể dạy - học một cách hiệu
quả phân môn Tập làm văn - mảng miêu tả (tả cảnh, t người, tả cây cối, tả
đồ vật….) đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy tốt các phân môn Tập đọc,
Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu bởi trong các bài tập đọc, trong các
câu chuyện, hay trong các bài tập luyện từ câu thường các đoạn văn,
khổ thơ nội dung miêu tả v cảnh vật, thiên nhiên, đồ vật hay con
người,...Mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi học sinh sự sáng tạo riêng nếu
không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác,

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học đưa ra một số kinh nghiệm về cải tiến phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh, nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt.

Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. Lời giới thiệu:

Trong chương trình của môn tiếng việt bậc Tiểu học, phân môn tập làm văn là phân môn giữ vị trí rất quan trọng, nó xuyên suốt quá trình học tập của học sinh từ lớp 2 đến lớp 5; không chỉ rèn luyện cho học sinh tất cả các kỹ năng như quan sát, nghe, nói, đọc, viết… mà còn rèn cho học sinh khả năng giao tiếp, quan sát, phân tích tổng hợp và đặc biệt còn hình thành cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp của con người mới hiện đại và năng động. Dạy Tập làm văn là dạy học sinh cách nhìn nhận cuộc sống xung quanh trong thực tế vốn có của nó với cảm xúc thực của các em. Đồng thời cũng dạy các em cách ghi lại sự nhìn nhận ấy qua các văn bản - còn gọi là đoạn văn, bài văn một cách chính xác về đối tượng, về ngữ pháp Tiếng Việt.

Với học sinh lớp Năm, việc rèn kĩ năng làm văn miêu tả cho các em là cần thiết. Học tốt văn miêu tả sẽ là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác ở Tiểu học và học tiếp lên các lớp trên. Việc giúp các em hoàn thành tốt bài văn miêu tả sẽ góp phần nâng cao năng lực cảm thụ văn học mà còn giúp các em khám phá được những cái đẹp qua việc xây dựng văn bản.

Nhằm góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường nói chung, dạy cho học sinh lớp Ba, Bốn, Năm học tốt văn miêu tả nói riêng, tôi đã chọn đề tài: Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học.

2.Tên sáng kiến: “Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở Tiểu học.”

3.Tác giả sáng kiến:

Họ và tên: …….

Giáo viên Trường tiểu học ………..

Số điện thoại

Email: ………..

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:…….

Giáo viên Trường tiểu học …….

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến :Bước đầu là HS của trường tiểu học Ngọc Mỹ - Lập Thạch – Vĩnh Phúc, nếu được có thể áp dụng rộng ra các trường khác, là tài liệu giúp GV dạy tốt phân môn Tập làm văn – mảng văn miêu tả ở tiểu học.

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:

Tháng 10 năm học ………….

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7.1. Cơ sở lí luận :

Trong môn Tiếng Việt thì Tập làm văn là một phân môn có tính tổng hợp và tư duy sáng tạo rất cao. Các em học sinh cần tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu... để viết một bài Tập làm văn hoàn chỉnh.

Các phân môn trong môn Tiếng Việt được tập hợp lại xung quanh trục

của chủ điểm và các bài tập đọc. Việc cung cấp kiến thức và rèn luyện kĩ năng gắn bó mật thiết với nhau. Vì vậy, để có thể dạy - học một cách hiệu quả phân môn Tập làm văn - mảng miêu tả (tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả đồ vật….) đòi hỏi người giáo viên cần phải dạy tốt các phân môn Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Luyện từ và câu bởi vì trong các bài tập đọc, trong các câu chuyện, hay trong các bài tập luyện từ và câu thường có các đoạn văn, khổ thơ có nội dung miêu tả về cảnh vật, thiên nhiên, đồ vật hay con người,...Mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi học sinh có sự sáng tạo riêng nếu không sáng tạo sẽ trở thành một bài văn khô cứng, góp nhặt của người khác, nội dung bài văn sẽ không mang nét hồn nhiên, trong sáng, mới mẻ như tâm hồn cuả các em.

Dạy văn miêu tả là dạy cho các em khả năng dùng từ ngữ để cảm thụ cái đẹp riêng của đối tượng miêu tả. Vì vậy người giáo viên cần có phương pháp dạy học linh hoạt, phát huy được khả năng sáng tạo của các em.

7.2. Thực trạng của việc dạy và học phân môn Tập làm văn – mảng văn miêu tả của học sinh tiểu học.

Đầu năm học 2021 – 2022 vừa, tôi đã làm trắc nghiệm trên 203 em học sinh các khối lớp 3,4,5 của trường tiểu học Ngọc Mỹ kỹ năng làm văn phù hợp với kiến thức của các em. qua trắc nghiệm, thực tế cho thấy kết quả chưa cao, cụ thể:

Khối

lớp

Sĩ số

Điểm

9- 10

Điểm

7- 8

Điểm

5 -6

Điểm dưới 5

TB trở lên

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

3

79

8

10,1

17

21,5

39

49,5

15

18,9

64

81,1

4

67

7

10,4

13

19,4

36

53,8

11

16,4

56

83,6

5

57

6

10,5

16

28

22

38,7

13

22,8

44

77,2

Từ kết quả cụ thể ở trên và qua thăm nắm kết quả dạy học tập làm văn ở một số trường tiểu học lân cận, tôi nhận thấy việc dạy và học tập làm văn ở tiểu học không quá khó nhưng kết quả chưa cao do nhiều nguyên nhân như học sinh dùng sai lỗi chính tả, không biết sử dụng từ ngữ phù hợp, viết câu sai ngữ pháp, không nắm được bố cục bài văn, không biết quan sát lựa chọn chi tiết hình ảnh tiêu biểu của đối tượng để miêu tả…. nhưng nguyên nhân cơ bản và chủ yếu nhất vẫn là do học sinh chưa nắm được cách thức và phương pháp làm một bài văn phù hợp với kiểu bài đã học

7.3 Một số phương pháp dạy văn miêu tả ở tiểu học:

Trong đời sống, muốn mọi người cùng nhận ra những điều mình đã học, đã đọc, đã nhìn thấy, đã sống... chúng ta phải miêu tả. Trong văn học các câu chuyện, các truyện ngắn… được xây dựng trên nhiều đoạn miêu tả. ngay đến khi viết bài văn nghị luận hay viết thư nhiều lúc ta cũng xen vào những đoạn văn miêu tả. Vì thế, có thể nói miêu tả có một vị trí rất quan trọng trong sáng tác văn chương. Cũng vì thế mà văn miêu tả chiếm một vị trí đặc biệt trong chương trình tập làm văn ở bậc tiểu học. Ở lớp 3, 60 % thời gian môn tập làm văn được dành để học văn miêu tả; ở lớp 4 là 56%, ở lớp 5 là 49 %. Vì vậy muốn dạy và học có hiệu quả môn tập làm văn ở bậc tiểu học mỗi giáo viên cần nắm vững về văn miêu tả và phương pháp dạy văn miêu tả.

Hiện nay, văn miêu tả được đưa vào phổ thông ngay từ các lớp đầu bậc tiểu học. Từ lớp 2, khi tập quan sát tranh để trả lời câu hỏi, các em đã làm quen với văn miêu tả qua bài viết ngắn. Học sinh tiểu học học văn miêu tả vì nó phù hợp với đặc điểm tâm lý của tuổi thơ (ưa quan sát, thích nhận xét) góp phần nuôi dưỡng mối quan hệ và tạo sự quan tâm của các em với thế giới xung quanh, trong đó quan trọng nhất là với thiên nhiên, góp phần giáo dục tình cảm thẩm mỹ, lòng yêu cái đẹp, góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Học văn miêu tả, học sinh có thêm điều kiện để tạo nên sự thống nhất giữa tư duy và tình cảm, ngôn ngữ và cuộc sống, con người với tự nhiên, với xã hội, khơi gợi ra những tình cảm, cảm xúc, ý nghĩ cao thượng đẹp đẽ.

Ở bậc tiểu học, lần đầu tiên học sinh được học văn miêu tả, các em gặp nhiều khó khăn cả về tri thức lẫn phương pháp, các em lấy đâu ra hiểu biết về các cây đang ra hoa, ra quả về anh công nhân đang xây nhà nếu không được quan sát? Hầu như các em sẽ không có gì để hồi tưởng nếu trước khi làm bài các em không được trực tiếp quan sát. Vì thế cần xem xét các bài miêu tả ở tiểu học là những bài tập ban đầu về luyện những kỹ năng miêu tả. Có như vậy, việc đánh giá mới phản ánh đúng yêu cầu của chương trình và có tác dụng động viên học sinh.

Ở tiểu học gồm có 6 kiểu bài miêu tả:

1) Miêu tả đồ vật.

2) Tả cây cối.

3) Tả con vật.

4) Tả cảnh.

5) Tả người

6) Tả cảnh sinh hoạt.

Để giúp học sinh học tập và rèn luyện tốt kỹ năng làm các kiểu bài trên thì bản thân mỗi giáo viên cần có kinh nghiệm, nắm vững phương pháp dạy mỗi kiểu bài đó. Sau đây tôi xin trình bày một số kinh nghiệm và phương pháp dạy các kiểu bài văn miêu tả ở tiểu học.

Tả đồ vật:

1. Yêu cầu miêu tả:

Tả đồ vật là dùng lời văn có hình ảnh gợi cho người đọc như thấy cụ thể trước mắt đồ vật về hình dạng, kích thước, màu sắc ra sao? Gắn bó với người làm hoặc sử dụng nó như thế nào?

Các đồ vật học sinh tiểu học tả thường là đồ vật quen thuộc với các em như quyển sách, cái thước kẻ, cái bút…

Ở đây chúng ta cần hiểu: việc miêu tả đồ vật không nhằm giới thiệu những tri thức đơn thuần về đồ vật như cấu tạo, công dụng, lợi ích của nó mà miêu tả đồ vật thông qua tả những đặc sắc của đồ vật. Đồ vật được tả phải gắn liền với cảm xúc của người miêu tả. điều này chúng ta có thể thấy rõ qua nhiều bài tập đọc ở tiểu học như: “chiếc xe lu”, bài viết không nhằm giới thiệu tính năng, hoạt động của chiếc xe lu mà chiếc xe lu được miêu tả như một người làm việc chăm chỉ, cần cù và có sức khoẻ đặc biệt. Mỗi chi tiết giới thiệu chiếc xe lu đều gợi lên trong lòng người đọc mỗi tình cảm, sự quý trọng đối với “bác xe lu”. Qua bài miêu tả, chiếc xe lu trở nên thân thiết đối với con người, có hồn và biết hoạt động như con người.

2. Nội dung miêu tả:

Mỗi đồ vật gồm nhiều bộ phận. Đơn giản như cái bút, cái thước cũng không chỉ có một, hai bộ phận. Đến các đồ vật phức tạp có thể chuyển động được như chiếc xe lu, chiếc xe máy, ô tô…thì các bộ phận của nó lại càng phong phú. Khi hướng dẫn học sinh làm bài phải hướng dẫn các em tả có cảm xúc, có hồn, tránh liệt kê.

Khi tả bộ phận cũng như tả bao quát cần chú ý không chỉ tả đến hình dáng, kích thước, màu sắc… mà còn cần chú ý đến các hoạt động hoặc việc sử dụng đồ vật đó của con người.

Khi tả các đồ vật cũng cần xen kẽ các nhận xét, đánh giá, cảm nghĩ thành thật của người viết, không nên để đến phần kết luận mới nói, để các chi tiết miêu tả bớt đi vẻ lạnh lùng, khô khan.

3. Ngôn ngữ miêu tả:

Đồ vật là những vật vô tri, vô giác. để tả cho sinh động, chúng ta thường sử dụng phép nhân hoá. chúng ta thường sử dụng các đại từ xưng hô như: cô, dì, chú, bác... để tả, và kèm theo các đại từ xưng hô đó là hàng loạt các tính từ miêu tả hoạt động hoặc tâm trạng, ý nghí của con người được dùng để tả đồ vật. Chúng ta thấy rất rõ điều đó qua đoạn văn tả cái trống trường sau đây: “Anh chàng trống này chúng tôi quen biết từ nhiều năm nay. mình anh là một thứ gỗ tròn trùng trục như một cái chum sơn đỏ choé, ngang lưng quấn hai vòng đai to bằng con rắn cạp nong, trông hùng dũng quá...”

Tuy vậy, nếu sử dụng phép nhân hoá không đúng chỗ thì có thể làm cho việc tả đồ vật mất tính chân thực. Trong những trường hợp này, tốt nhất giáo viên hướng dẫn học sinh dùng ngôn ngữ sát hợp, chính xác để tả đúng đồ vật.

................

Ở Tiểu học, môn Tiếng Việt gồm nhiều phân môn như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Kể chuyện, tập làm văn, Chính tả. Trong các phân môn nói trên, có thể nói phân môn Tập làm văn có vị trí hết sức quan trọng. Dạy tốt phân môn này sẽ đáp ứng được kĩ năng viết của học sinh: viết đúng và hay. Việc học các bài văn miêu tả sẽ giúp các em có tâm hồn, trí tuệ phong phú hơn, giúp các em cảm nhận được sự vật xung quanh tinh tế và sâu sắc hơn. Do đó, việc hướng dẫn các em cách làm văn miêu tả có ý nghĩa to lớn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Sáng kiến kinh nghiệm tiểu học

    Xem thêm