Số tiết học cấp Tiểu học trong chương trình Giáo dục phổ thông mới
Kế hoạch giáo dục bậc tiểu học
Số tiết học cấp Tiểu học trong chương trình Giáo dục phổ thông mới bao gồm số tiết học của từng môn trong năm học giúp các thầy cô nắm được Kế hoạch giáo dục, lên ý tưởng xây dựng bài giảng, bài dạy trên lớp. Mời các thầy cô cùng tham khảo chi tiết.
- Số tiết học cấp THCS trong chương trình Giáo dục phổ thông mới
- Số tiết học của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông mới
1. Số tiết học trong chương trình mới cấp Tiểu học
Nội dung giáo dục | Số tiết/năm học | ||||
Lớp 1 | Lớp 2 | Lớp 3 | Lớp 4 | Lớp 5 | |
Môn học bắt buộc (10) | |||||
Tiếng Việt | 420 | 350 | 245 | 245 | 245 |
Toán | 105 | 175 | 175 | 175 | 175 |
Ngoại ngữ 1 | 140 | 140 | 140 | ||
Đạo đức | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
Tự nhiên và Xã hội | 70 | 70 | 70 | ||
Lịch sử và Địa lí | 70 | 70 | |||
Khoa học | 70 | 70 | |||
Tin học và Công nghệ | 70 | 70 | 70 | ||
Giáo dục thể chất | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
Nghệ thuật (Âm nhạc, Mĩ thuật) | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
Hoạt động giáo dục bắt buộc | |||||
Hoạt động trải nghiệm | 105 | 105 | 105 | 105 | 105 |
Môn học tự chọn | |||||
Tiếng dân tộc thiểu số | 70 | 70 | 70 | 70 | 70 |
Ngoại ngữ 1 | 70 | 70 | |||
Tổng số tiết/năm học (không kể các môn học tự chọn) | 875 | 875 | 980 | 1050 | 1050 |
Số tiết trung bình/tuần (không kể các môn học tự chọn) | 25 | 25 | 28 | 30 | 30 |
Cụ thể, các môn học ở tiểu học, bao gồm:
a) Các môn học bắt buộc gồm: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Cuộc sống quanh ta, Tìm hiểu xã hội, Tìm hiểu tự nhiên, Tìm hiểu công nghệ.
b) Các môn học bắt buộc có phân hóa: Thế giới công nghệ, Tìm hiểu tin học, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo.
c) Môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số.
Ngoài ra, ở cấp tiểu học còn có hoạt động Tự học có hướng dẫn (tự học trên lớp của học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, có sự hướng dẫn, giúp đỡ của giáo viên).
Thời lượng:
Mỗi tiết học cho lớp 1 và lớp 2 từ 30 phút đến 35 phút; cho lớp 3, lớp 4 và lớp 5 từ 35 phút đến 40 phút; giữa các tiết học có thời gian nghỉ.
Các trường dạy học 2 buổi/ ngày bố trí không quá 7 tiết học/ ngày; 31 tiết học/ tuần đối với lớp 1, lớp 2 và lớp 3; 32 tiết học/ tuần đối với lớp 4, lớp 5.
Còn các trường chưa đủ điều kiện dạy học 2 buổi/ ngày cần tập trung đầu tư để bắt đầu từ năm 2018-2019 dạy học 2 buổi/ ngày cho lớp 1, đến năm 2022- 2023 dạy học 2 buổi/ ngày cho tất cả các lớp tiểu học.
Đối với những địa phương chưa thực hiện dạy học 2 buổi/ ngày, không bố trí thời gian tự học có hướng dẫn trên lớp và dạy học nội dung giáo dục địa phương.
Từ đó thấy được rằng việc áp dụng chương trình học mới có vai trò rất quan trọng đối với học sinh, thay vì việc áp dụng chương trình giáo dục như trước đây là chỉ chú trọng đến việc truyền đạt kiến thức dẫn tới sự gò bó, áp lực cho học sinh thì trong việc đổi mới chương trình học này sẽ thu hút được sự quan tâm hơn của học sinh đồng thời sẽ tăng khả năng làm việc, học tập của học sinh.
2. Mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới cấp Tiểu học
- Giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất và các kỹ năng cơ bản để từ đó phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo. Từ đó chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên ở các lớp học cũng như cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu về sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, về trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học tập ở bậc trung học cơ sở.
- Giúp cho học sinh củng cố và phát triển được những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Từ đó có thể thấy được mục tiêu cơ bản và chung nhất của chương trình giáo dục phổ thông mới cấp tiểu học chính là giúp học sinh hình thành và phát triển được những yếu tố căn bản để từ đó đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần cho học sinh, phẩm chất và năng lực. Từ đó có thể định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt.
Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo, Chế độ quyền lợi của giáo viên, công chức, viên chức được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.
Tham khảo các chế độ của giáo viên sau đây: