Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa đầy đủ

Soạn bài Nếu mai em về Chiêm Hóa đầy đủ là tài liệu học tập mới nhất được VnDoc sưu tầm và biên soạn để gửi tới bạn đọc. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích. Mời các bạn tham khảo!

A. Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

- Tác giả Mai Liễu (1949 – 2020), tên khai sinh là Ma Văn Liễu, người dân tộc Tày, quê ở Tuyên Quang.

- Ông viết nhiều đề tài nhưng sáng tác nhiều nhất về con người và thiên nhiên miền núi.

- Thơ Mai Liễu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền thơ ca Tuyên Quanng thời kì đổi mới.

- Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó Chủ tịch thường trực Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Hà Tuyên (Khóa I) và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tuyên Quang (Khóa II), Tổng biên tập Báo Tân Trào Tuyên Quang (nhiệm kì 1992- 1998),…

- Các tập thơ nổi tiếng: “Suối làng (1994), “Mây vẫn bay về núi” (1995), “Lời then ai buộc” (1996).

2. Tác phẩm

Bài thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” được rút từ tập “Mây vẫn bay về núi” (1995).

B. Tìm hiểu câu hỏi SGK

I. Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 45, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ thơ.

Biện pháp tu từ trong khổ thơ là biện pháp nhân hoá. Tác giả dùng các từ “trông”, “trẻ” chỉ hành động, trạng thái của người để tả vật:

“Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại”

Câu 2 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Dòng thơ nào được điệp lại trong khổ cuối?

Dòng thơ được điệp lại trong khổ cuối là “Nếu mai em về Chiêm Hoá”.

II. Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)

Hãy xác định bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Nếu mai em về Chiêm Hóa.

- Bố cục bài thơ được chia làm ba phần:

+ Khổ 1, 2: vẻ đẹp thiên nhiên vào mùa xuân ở Chiêm Hóa.

+ Khổ 3, 4: vẻ đẹp của đời sống con người Chiêm Hóa trong mùa xuân.

+ Khổ 5: nét riêng trong lễ hội đầu năm ở Chiêm Hóa.

- Mạch cảm xúc của tác giả đi từ xúc cảm trước khung cảnh thiên nhiên đến xúc cảm về con người con người và đọng lại ở những rung cảm trước hội xuân quê hương.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1):

Tác giả sử dụng những hình ảnh, chi tiết nào để thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân? Hãy chia sẻ ấn tượng, nhận xét của em về bức tranh đó (Gợi ý: về màu sắc, sức sống, về những nét riêng của mùa xuân ở vùng núi phía bắc,...)

- Những hình ảnh, chi tiết thể hiện bức tranh thiên nhiên và con người trong mùa xuân:

+ Tháng Giêng có mưa tơ rét lộc.

+ Sông Gâm đôi bờ trắng cát.

+ Non Thần như trẻ lại với màu xanh ngút ngát.

+ Cô gái Dao nào cũng đẹp với vòng bạc rung rinh, ngù hoa mơn mởn.

+ Con gái bản Tây duyên dáng với nụ cười môi mọng.

- Ấn tượng, nhận xét của em: bức tranh thiên nhiên và con người mùa xuân Chiêm Hóa rạng rỡ và đầy sức sống. Thiên nhiên bao la, con người phóng khoáng. Tất cả cùng hòa quyện, vừa nên thơ lại vừa hùng vĩ.

Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 1)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.

- Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ 2: “Đá ngồi dưới bến trông nhau”, “Non Thần hình như trẻ lại”

⇒ Tác dụng: khiến hình ảnh thiên nhiên thêm sinh động, gợi lên sức sống của cảnh sắc trong mùa xuân và cho thấy tình yêu thiên nhiên, trí tưởng tượng phong phú của tác giả.

- Biện pháp tu từ nhân hóa trong khổ 4: “Mùa xuân e cũng lạc đường”.

⇒ Tác dụng: khiến mùa xuân thêm sinh động tựa như một sinh thể có linh hồn, gợi tả sức sống của cảnh vật và tô đậm thêm vẻ đẹp của nụ cười người con gái trong câu thơ phía trên. Từ đó, cho thấy tâm trạng say mê, ngây ngất của tác giả.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Tìm các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. Theo em, vì sao nên chọn từ “về”?

- Các từ đồng nghĩa với từ về: đến, đi, lại.

- Theo em, ta nên chọn từ “về” vì nó mang sắc thái khác với những từ còn lại, cho thấy tâm thế của con người quay trở về quê hương và gia đình.

Câu 5 trang 46 SGK Ngữ văn 8 tập 1)

Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?

Bài thơ thể hiện tình yêu, niềm tự hào cùng nỗi nhớ tha thiết của tác giả đối với cảnh sắc thiên nhiên và con người Chiêm Hóa.

Câu 6 (trang 46, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh, chi tiết nào của quê hương mình? Vì sao em lại chọn các chi tiết, hình ảnh ấy?

Giả sử sau dấu ba chấm “Nếu mai em về…” là tên vùng đất quê hương em, thì em sẽ chia sẻ những hình ảnh về những ngọn núi trùng điệp, bờ biển sóng vỗ miên man và những người dân miệt mài kéo lưới đánh cá. Em chọn những hình ảnh ấy bởi quê hương em là nơi vừa có núi, vừa có biển nên núi, biển, người ngư dân là biểu tượng tiêu biểu nhất của quê em.

-----------------------------

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Soạn bài lớp 8, Ngữ Văn 8... Chúc các bạn học tốt và đạt được kết quả cao!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 8 Cánh diều

    Xem thêm