Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tại sao nói: Hoạt động giao tiếp là định hướng trung tâm của quá trình biên soạn chương trình tiếng Việt tiểu học? Anh chị hãy phân tích

Để trả lời câu hỏi Tại sao nói: Hoạt động giao tiếp là định hướng trung tâm của quá trình biên soạn chương trình tiếng Việt tiểu học? Anh chị hãy phân tích sự thể hiện định hướng này về mặt nội dung và phương pháp dạy học. Mời các bạn tham khảo bài viết.

Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học

Để thực hiện tốt phương pháp dạy học theo định hướng giao tiếp, cần phải gắn các nội dung dạy học với các nhân tố giao tiếp như mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp. Vậy Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học như thế nào?

1. Bản chất

Dạy học Ngữ văn theo định hướng giao tiếp chính là dạy cho HS cách tổ chức giao tiếp bằng ngôn ngữ một cách hiệu quả trong những tình huống điển hình và những tình huống cụ thể. Trong dạy học Ngữ văn, giao tiếp là mục đích của việc dạy học, là nguyên tắc chỉ đạo việc dạy học, đồng thời là phương tiện để tổ chức các hoạt động học tập của HS.

2. Quy trình thực hiện

Bước 1: Giới thiệu và xác định tình huống giao tiếp, làm sáng rõ những nhân tố giao tiếp, mục đích giao tiếp, nhân vật giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp.

Bước 2: Hướng dẫn HS thực hành tiếp nhận hoặc sản sinh lời nói theo định hướng giao tiếp sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp.

Bước 3: Hướng dẫn học sinh đánh giá mức độ phù hợp của sản phẩm vừa tiếp nhận hoặc lời nói vừa sản sinh với mục đích giao tiếp. Chỉ ra những chỗ phù hợp hoặc chưa phù hợp.

Bước 4: Rút ra kết luận cần ghi nhớ cho học sinh về sản phẩm được tiếp nhận hoặc lời nói được sản sinh trong tình huống giao tiếo vừa thực hiện.

Bước 5: Luyện tập vận dụng với những tình huống giao tiếp cụ thể khác.

Các bước này được sử dụng một cách linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng tình huống và nội dung dạy học cụ thể.

3. Ưu điểm

- Là con đường ngắn nhất, có hiệu quả nhất giúp HS nắm được các quy tắc sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp để có thể giao tiếp hiệu quả.

- Nội dung học tập sinh động, thiết thực với đời sống, vì thế HS hứng thú học tập hơn.

4. Hạn chế

- Chú ý tới yếu tố phi ngôn ngữ như cử chỉ, thái độ, những hành động kèm lời…để thực hành giao tiếp cho tốt hơn.

- Chủ yếu dùng để giúp học sinh biết cách sử dụng tiếng Việt với tư cách là một phương tiện giao tiếp, do đó việc trình bày các kiến thức lý thuyết không liên tục.

5. Lưu ý khi vận dụng.

- Không nên quan niệm dạy học theo những tình huống giao tiếp giả định mà còn cần đưa ra những tình huống giao tiếp thực.

- Không nên quan niệm hỏi HS nhiều và HS phát biểu sôi nổi là dạy học theo định hướng giao tiếp.

- Chú trọng nâng cao tính thực hành trong việc dạy ngữ văn, phải đưa bài học vào những tình huống thực hành giao tiếp nghe, nói, đọc, viết cụ thể, giúp học sinh sử dụng ngôn ngữ như một phương tiện có hiệu quả trong việc học tập.

- Phải đặt các yếu tố ngôn ngữ vào trong lòng những đơn vị lớn hơn, chẳng hạn như dạy từ ngữ trong câu, dạy câu trong đoạn.

- Lựa chọn kiến thức, tài liệu dạy học sao cho phù hợp với thực tiễn giao tiếp (phù hợp với đối tượng, với lứa tuổi, với thời đại…)

- Chú ý đến cả hai quá trình tiếp nhận và sản sinh lời nói trong giao tiếp bằng ngôn ngữ viết (nghe, đọc, nói, viết..)

Việc thực hiện phương pháp giao tiếp muốn đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có những điều kiện nhất định: môi trường, nhân vật, trang thiết bị…phù hợp.

6. Ví dụ minh hoạ

6.1. Lớp 1:

Trong phần luyện nói ở các bài tập học vần, nội dung (chủ đề) luyện nói đã được gợi ý bằng tranh ảnh minh hoạ. GV cso thể vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để hướng dẫn, tổ chức cho HS luyện nói. Để có thể phát triển lời nói cho HS, GV nên tổ chức luyện nói theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu nội dung (chủ đề) luyện nói, tạo tình huống, môi trường giao tiếp.

GV cần giúp HS hiểu rõ tình huống giao tiếp, tạo được môi trường giao tiếp cởi mở, thân thiện, khai thác, lựa chọn hoặc có thể điều chỉnh nội dung (chủ đề) luyện nói phù hợp với đặc điểm đối tượng HS của địa phương.

Bước 2: Hướng dẫn giao tiếp.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh ảnh minh hoạ, huy động vốn từ để diễn đạt, dự kiến nội dung sẽ trình bày (nói).

- Mời 1-2 học sinh khá giỏi nói trước lớp.

- GV hướng dẫn học sinh trong lớp nhận xét, góp ý, động viên bạn.

Bước 3: Thực hành luyện nói trong nhóm nhỏ.

- Tổ chức lớp hoạt động theo nhóm 4 hoặc 6 nhóm.

- GV hướng dẫn các nhóm làm việc: một bạn trong nhóm xung phong nói trước. Nói xong, bạn sẽ được mời một bạn khác nói. Các em nhớ nói đủ nghe trong nhóm, đừng làm ảnh hưởng đến các nhóm khác. Khi bạn nói, cả nhóm chăm chú lắng nghe. Khi tất cả đã được nói, các em hãy bầu ra một bạn nói hay nhất của nhóm mình.

- GV đến từng nhóm theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những em nói kém hoặc chưa tốt.

Bước 4: Thực hành giao tiếp trong nhóm lơn (hoặc cả lớp).

- Đại diện một số nhóm nói trước lớp.

- GV và cả lớp nhận xét.

- GV chốt lại nội dung bài tập 1 và hướng dẫn HS chú ý thực hành trong các hoàn cảnh giao tiếp tương tự.

6.2. Lớp 2

Khi dạy tiết Tập làm văn Kể về gia đình, GV có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu nội dung (đề tài) giao tiếp, tạo tình huống giao tiếp và môi trường giao tiếp.

- GV có thể tổ chức cho HS ngồi vòng tròn hoặc theo hình chữ U để tạo không khí thoải mái và thân thiện.

- GV nói với học sinh: Các em đã học cùng nhau năm lớp 1 và năm nay là năm lớp 2. Cả lớp đã biết tên nhau, biết tính tình của nhau, biết ai chăm ngoan, học giỏi, biết ai cần cố gắng để ngoan hơn, giỏi hơn. Nhưng chúng ta lại chưa được biết nhiều về gia đình của nhau. Chưa biết nhà bạn mình có mấy người, chưa biết ông bà, bố mẹ bạn làm nghề gì, chưa biết bạn mình yêu quá mọi người trong gia đình như thế nào? Trong giờ học này, các em sẽ được hỏi nhau, được mời nhau kể về gia đình của mình. Biết về gia đình của nhau, các em sẽ thấy thân thiết, gần gũi nhau hơn đấy.

- GV viét lên bảng đề mục bài tập 1, mở bảng phụ (hoặc giấy khổ to) có ghi phần gợi ý của bài tập 1 và nói với học sinh: để giúp các em biết cách kể về gia đình mình, SGK đã đưa ra những gợi ý cụ thể ( mời 1 HS đọc phần gợi ý, Các học sinh khác nhìn vào SGK đọc thầm theo)

Bước 2: Hướng dẫn giao tiếp.

- Giáo viên nhắc học sinh chú ý: Bài tập yêu cầu các em kể về gia đình chứ không phải trả lời câu hỏi. Các câu hỏi này chỉ là gợi ý để kể. Các em có thể kể nhiều hơn 5 câu, nhưng không cần kể dài quá để tất cả các bạn trong lớp đều được kể về gia đình mình.

- Mời 1-2 HS khá giỏi kể.

- GV hướng dẫn học sinh trong lớp nhận xét, góp ý, động viên.

Bước 3: Thực hành giao tiếp trong nhóm nhỏ

- Tổ chức lớp hoạt động theo nhóm 4 hoặc nhóm 6

- Giáo viên hướng dẫn các nhóm làm việc: một bạn trong nhóm xung phong kể trước. Kể xong, bạn sẽ mời một bạn khác kể. Các em nhớ nói đủ nghe trong nhóm, đừng làm ảnh hưởng tới nhóm khác. Khi bạn kể, cả nhóm chăm chú lắng nghe. Khi tất cả đã kể xong, các em hãy bầu ra một bạn kể hay nhất trong nhóm của mình.

- Giáo viên đến từng nhóm theo dõi, uốn nắn, giúp đỡ những em nói còn kém.

Bước 4: Thực hành giao tiếp trong nhóm lớn ( hoặc cả lớp).

- GV nói với cả lớp: Vừa rồi, các nhóm kể về gia đình mình rất sôi nổi. Cô thấy tất cả các bạn trong lớp đều rất yêu quý mọi người trong gia đình mình. Bây giờ, cô mời đại diện các nhóm kể về gia đình của mình cho cả lớp cùng nghe.

- Đại diện một số nhóm kể.

- GV và cả lớp nhận xét.

- GV chốt lại nội dung bài tập 1 và hướng dẫn HS chú ý thực hành trong các hoàn cảnh giao tiếp tương tự.

6.3. Lớp 3

Trong số các bài tập dấu câu ở sách Tiếng việt 3, có rất nhiều mẫu chuyện vui. Đây là những bài tập có thể vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để dạy học. GV có thể đặt học sinh vào một tình huống giao tiếp giả định để thực hiện yêu cầu của các bài tập. Chẳng hạn, với bài tập dưới đây:

Em chọn dấu chấm, dấu chấm hỏi hay dấu chấm than để điền vào từng ô trống trong truyện vui sau:

Phong đi học về Thấy em rất vui về, mẹ hỏi:

- Hôm nay con được điểm tốt à

- Vâng được 9 điểm nhưng đó là nhờ con nhìn bạn Long nếu không bắt chước bạn ấy thì chắc con không được điểm cao như thế.

Mẹ ngạc nhiên:

- Sao con nhìn bài của bạn

- Nhưng thầy giáo có cấm nhìn bạn tập đâu! Chúng con thi thể dục ấy mà!

(Tiếng việt 3, tập hai, tr.86)

GV có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh đọc thầm truyện vui và nêu tình huống diễn ra một cuộc đối thoại:

- Tình huống diễn ra câu chuyện là gì?

- Câu chuyện có những nhân vật nào? họ nói về điều gì?

- Các lời đối thoại trong câu chuyện là của ai? Theo kiểu câu nào? (câu kể, câu hỏi, câu cảm thán…)

Bước 2: Hướng dẫn thực hành giao tiếp.

- Giáo viên cho học sinh đóng vai để đọc (nói) lời thoại thể hiện đúng kiểu câu đã phân tích ở bước 1 (GV có thể cho học sinh đọc theo vai hoặc đóng vai. Có lời thoại hoặc lời dẫn chuyện phải làm sao thể hiện đúng mục đích nói của câu).

- Dựa vào ngữ điệu lời nói (câu kể, câu cảm thán hay câu hỏi) để điền dấu câu vào các ô trống trong truyện vui. Sau khi được nghe giọng nói, ngữ điệu lời nói, các em sẽ xác định được loại dấu cần đặt vào mỗi chỗ trống).

Bước 3: Nhận xét

- GV và cả lớp nhận xét về:

+ Giọng nói, ngữ điệu của HS khi đọc (hoặc nói) lời thoại.

+ Cách điền dấu câu vào các ô trống trong truyện.

Bước 4: Củng cố về cách làm bài.

6.4. Lớp 4

Khi dạy bài Dùng câu hỏi vào mục đích khác (tiết Luyện từ và câu tuần 14), GV có thể vận dụng phương pháp thực hành giao tiếp để hướng dẫn HS làm bài tập 2:

Đặt cầu phù hợp với các tình huống cho sau đây:

a) Trong giờ chào cở đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô Hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn: Chờ xong giờ chào cờ sẽ nói chuyện.

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy nhà rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn.

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng một câu hỏi như thế nào?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh hỏi: “Đá cầu là thích nhất”. Bạn Nam lại nói: “Chơi bi thích hơn”. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình: Chơi diều cũng thú vị.

Dưới đây là gợi ý các bước thực hiện:

Bước 1: Giới thiệu nội dung (đề tài) giao tiếp, tạo tình huống giao tiếp và môi trường giao tiếp. GV nói với cả lớp: Qua các bài tập trên, các em đã biết trong câu nói và viết, câu hỏi không phải chỉ dùng để hỏi. Có những câu hỏi được đặt ra để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc nêu yêu cầu, mong muốn của mình đối với người được hỏi. Sang bài tập 2 này, các em hãy đặt mình vào những tình huống mà bài tậo đưa ra để đặt câu hỏi vì sao cho vừa thể hiện được lịch sự trong giao tiếp, vừa bộc lộ được điều mình muốn nói trong tình huống đó.

Bước 2: Hướng dẫn thực hành giao tiếp.

- GV tổ chức cho HS thực hiện lần lượt từng phần của bài tập:

+ Phần a, b: Nhóm đôi.

+ Phần c: Cá nhân.

+ Phần d: Nhóm 4-6

Bước 3: Trình bày kết quả bài tập và nhận xét.

- Sau khi làm xong mỗi phần của bài tập cá nhân hoặc đại diện các nhóm trình bày kết quả.

- GV và cả lớp nhận xét.

(GV có thể tổ chức cho HS trình bày kết quả ngay sau khi các em thực hiện xong từng phần của bài tập (a,b,c,d) hoặc tổ chức chữa bài khi các em đã làm xong cả 4 phần của bài tập.

Bước 4: Củng cố.

GV chốt lại: Các em cần nhớ: Câu hỏi ngoài mục đích để hỏi còn có thể dùng để thể hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc nêu yêu cầu, mong muốn của người nói. Cách nói dưới hình thức câu hỏi như vậy có thể thể hiện được ý nhị, lịch sự hoặc tô đậm được mức độ cảm xúc, thái độ của người nói. Sang bài tập 4 các em sẽ tiếp tục đuợc luyện tập cách lựa chọn tình huống có thể sử dụng câu hỏi này.

6.5. Lớp 5.

Trong sách tiếng việt 5. tập một, ở phần hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài thơ Trước cổng trời, sách có nêu yêu cầu: Em hãy tả lại vẻ đẹp của bước tranh thiên nhiên trong bài thơ. Để giúp học sinh thực hiện yêu cầu này, GV nói với học sinh: Bức tranh thiên nhiên trong bài thơ gồm nhiều cảnh vật. Muốn tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, chúng ta phải cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh, từng cảnh vật. Sau đó, GV có thể hướng dẫn HS thực hiện các bước sau:

Bước 1: tìm những hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong bài.

Bước 2: Thực hành tả lại từng hình ảnh thiên nhiên trong bài.

- GV hướng dẫn HS tập tả lại một hình ảnh thiên nhiên trong bài làm ví dụ:

Cảnh trong bài thơ

Tả lại

Con thác réo ngân nga

Đàn dê soi đáy suối

Xa xa kia là thác nước trắng xoá đổ xuống từ triền núi cao, vọng vang, ngân nga…như khúc nhạc của đất trời. Bên dòng suối mát trong uốn lượn dưới chân núi, đàn dê thong dong, soi bóng mình xuống đáy nước…

- Học sinh làm việc cá nhân: Tự lựa chọn một hình ảnh thiên nhiên mình yêu thich để tả lại.

(GV khích lệ học sinh phát huy trí tưởng tượng để hình dung ra cảnh vật mà hình ảnh gợi lên, dựa vào đó để miêu ta bằng lời văn của mình)

Bước 3: Tả lại vẻ đẹp cảu bước tranh thiên nhiên trong bài thơ. (GV nên gợi ý HS đóng vai người quan sát/ngắm toàn cảnh để miêu tả laị vẻ đẹp của cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ. Có thể miêu tả theo trình tự khác với bài thơ. GV cho HS làm việc theo nhóm để nhiều em được thực hành tả lại bức tranh thiên nhiên mà các em cảm nhận được từ bài thơ)

Bước 4: Nhận xét

GV tổ chức cho học sinh nhận xét lời tả của bạn theo tiêu chí:

- Miêu tả đủ cảnh vật.

- Lời văn lưu loát, có hình ảnh, có cảm xúc.

Trên đây là một số Quan điểm giao tiếp trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, các bạn tham khảo để trả lời hoàn chỉnh câu hỏi: Tại sao nói: Hoạt động giao tiếp là định hướng trung tâm của quá trình biên soạn chương trình tiếng Việt tiểu học nhé!

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Bài thu hoạch Bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học

    Xem thêm