Trình bày và nhận xét về nhiệm vụ cách mạng; lực lượng cách mạng trong Cương lĩnh chính trị (đầu năm 1930) của Đảng cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10/1930) của Đảng cộng sản Đông Dương.
a. Về nhiệm vụ cách mạng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và phản cách mạng làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; lập chính phủ công nông binh; tổ chức quân đội công nông.... Tiến hành cách mạng ruộng đất... Nhận xét: Cương lĩnh đã nêu nhiệm vụ chống đế quốc, chống phong kiến có mối quan hệ mật thiết với nhau nhưng nhiệm vụ chống đế quốc và tay sai được đặt lên hàng đầu. Đó là một luận điểm đúng đắn vì đã phản ánh đúng hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là chủ yếu nhất. Luận cương chính trị tháng 10/1930: Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc có quan hệ khăng khít với nhau. Nhận xét: Luận cương đã đề cập những vấn đề chiến lược của cách mạng giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, Luận cương chưa nhận thức rõ mâu thuẫn của xã hội Đông Dương là mâu thuẫn dân tộc, không đưa ngọn cờ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. b. Lực lượng cách mạng: Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức. Đối với phú nông, trung tiểu địa chủ và tư bản phải lợi dụng hoặc trung lập. Nhận xét: Cương lĩnh chủ trương tập hợp mọi lực lượng yêu nước trong xã hội Việt Nam, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, qua đó huy động được sức mạnh của toàn dân tộc vào sự nghiệp cứu nước. Luận cương chính trị: Luận cương chính trị tháng 10/1930: động lực cách mạng là công nhân, nông dân. Nhận xét: Luận cương chính trị không thấy được khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo cách mạng.