Tóm tắt bài Loạn đến nơi rồi
Chúng tôi xin giới thiệu bài Tóm tắt tác phẩm Loạn đến nơi rồi Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Thực thi công lí từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.
Bài: Loạn đến nơi rồi
Tóm tắt Loạn đến nơi rồi - Mẫu 1
Ông Đoàn Xoa có dịp về thăm nhà, thăm lại làng xã thấy mọi việc có tiến triển tốt đẹp, ông muốn ở lại chơi thêm mấy hôm mà không biết rằng cả xã đang giấu việc làm khóa chui. Trong quá trình dạo quanh xóm làng, ông đã sinh nghi vì thấy ruộng đồng chia nhỏ nhưng không một ai chịu nói sự thật. Cho đến cuộc nói chuyện với Cụ Bản, ông Đoàn Xoa mới vỡ lẽ ra sự thật và ông không thể chấp nhận được, muốn báo lên trung ương. Ông lại ra bãi biển mua cá, thấy ngư dân cũng “bán chui”, lấy của công bán cho riêng mình, ông và anh thuyền trưởng đối chất tư tưởng với nhau, và kết thúc đoạn trích là sự hậm hực của ông Đoàn Xoa trước tình thế loạn lạc như này.
Tóm tắt Loạn đến nơi rồi - Mẫu 2
Nhân một ngày về thăm quê, ông Đoàn Xoa đã tình cờ biết đến việc cả làng xã đã giấu suốt hơn ba năm nay về việc “khoán chui”. Khi vừa đi vừa nói chuyện với mọi người, ông đã tỏ ra hoài nghi nhưng cả làng đều cố giấu và không một ai nói ra sự thật, họ tìm cách giãn thời gian ra để ông biết được sự thật càng muộn càng tốt. Cho đến khi sự việc vỡ lở ra, ông có cuộc trò chuyện với Cụ Bản, gặp gỡ thủy thủ và Quân. Lúc này, ông mong muốn nhanh chóng báo lên trung ương, kết đoạn là sự hậm hực của ông trước tình thế loạn lạc nơi đây.
Tóm tắt Loạn đến nơi rồi - Mẫu 3
Ông Đoàn Xoa – một người cán bộ tốt trong lòng mọi người tại làng xã. Trong một dịp về thăm quê, ông đã phát hiện ra chuyện “khoán chui” của cả làng. Sự việc bắt đầu từ khi ngồi nói chuyện với mọi người ông nhận ra cả xã đã bí mật thực hiện khoán chui. Trước sự thật đó, ông không chấp nhận được và muốn báo lên trung ương.
Tìm hiểu đoạn trích Loạn đến nơi rồi
1. Thể loại
- Đoạn trích Loạn đến nơi rồi thuộc thể loại: hài kịch.
2. Xuất xứ
- Tác phẩm được trích trong Kịch Xuân Trình, NXB Sân khấu, Hà Nội, 1995.
3. Phương thức biểu đạt
- Phương thức biểu đạt: tự sự.
4. Bố cục đoạn trích
- Phần 1 (từ đầu đến... đậy lên chiếc guồng): Người dân tại làng chào đón Đoàn Xoa về thăm nhà và sự việc “khoán chui” bắt đầu hé lộ từ đây.
- Phần 2 (tiếp theo đến... tôi hoặc ông ấy): Sự việc “khoán chui” bị lộ.
- Phần 3 (tiếp theo đến... đem đi mà bán): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và thủy thủ.
- Phần 4 (đoạn còn lại): cuộc gặp gỡ của ông Đoàn Xoa và Quân.
5. Giá trị nội dung
- Vở kịch đề cập việc thực hiện khoán ruộng đến từng hộ nông dân ở một địa phương. Với cách làm này, năng suất lúa, hoa màu tăng cao, chăn nuôi phát triển mạnh. Vì vậy, dân no ấm, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
- Qua đó, nói lên cuộc đối đầu giữa cái tốt và cái xấu, giữa cái cổ hủ, cái lạc hậu với cái mới, cái tiến bộ và cuối cùng tư tưởng, cách làm tiến bộ đã giành chiến thắng, đưa xã hội phát triển đi lên.
6. Giá trị nghệ thuật
Vở kịch đã tái hiện lại khung cảnh làng quê đầy quen thuộc, gần gũi cùng tình huống kịch hài hước, hóm hỉnh, đã tạo nên tiếng cười châm biếm, mỉa mai.
>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt bài Nhật kí Đặng Thùy Trâm