Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt bài Tuyên ngôn độc lập

Tóm tắt tác phẩm Tuyên ngôn độc lập Ngữ văn lớp 12 bộ Chân trời sáng tạo ngắn gọn, đầy đủ ý hay nhất từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn lớp 12.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 1

Ngày 2/9/1945 Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - mốc son chói lọi trong lịch sử đánh dấu kỉ nguyên mới - kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Văn bản Tuyên ngôn độc lập được Bác viết cho ai? Người viết để hướng tới “đồng bào cả nước” - những người hơn 80 năm qua rên xiết dưới ách xâm lược của thực Pháp và phát xít Nhật. Không chỉ vậy đối tượng của bản Tuyên ngôn còn là các nước thực dân xâm lược-thế lực thù địch có dã tâm cướp nước ta lần nữa, đặc biệt là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ đồng thời Người còn hướng đến toàn thể nhân dân trên toàn thế giới. Bác viết như thế nào? Người đưa ra cơ sở lí luận và cơ sở thực tế cho bản Tuyên ngôn của dân tộc. Trước hết về cơ sở lí luận được Bách trích dẫn về quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc trong bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ năm 1776, bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1791 của Pháp. Về cơ sở thực tiễn Bác tố cáo tội ác của thực dân Pháp đã gây ra cho dân tộc ta hơn 80 năm qua. Từ đó đập tan luận điệu xảo trá, bẻ gãy ngọn cờ “bảo hộ”của chúng. Cuối cùng Bác viết để làm gì? Mục đích cao cả nhất, lớn lao nhất của bản Tuyên ngôn là: tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân phong kiến, khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới và khẳng định quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc ta bằng tất cả “tinh thần và lực lượng, tính mạng của cải”. Tuyên ngôn độc lập đã hội tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh đồng thời cho thấy khát vọng cháy bỏng về độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 2

Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp. Sánh vai các nước bé nhỏ với các cường quốc năm châu. Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập - Mẫu 3

Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

Tìm hiểu văn bản Tuyên ngôn độc lập

1. Thể loại

- Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập thuộc thể loại: văn chính luận.

2. Xuất xứ

- In trong Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 4 (1945 – 1946), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.1 – 3.

3. Hoàn cảnh sáng tác

- Thế giới:

+ Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc.

+ Nhật đầu hàng Đồng minh.

+ Pháp tuyên bố Đông Dương thuộc quyền “bảo hộ” của người Pháp.

- Trong nước: Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.

+ 26 - 8 - 1945: Hồ chủ tịch về tới Hà Nội.

+ 28 - 8 - 1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố Hàng Ngang, Hà Nội.

+ 2 - 9 - 1945: đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: nghị luận.

5. Ý nghĩa nhan đề

- Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử được biên soạn với mục đích tuyên bố độc lập của một quốc gia. Văn kiện này thường được viết sau khi giành lại chủ quyền lãnh thổ của quốc gia từ tay của ngoại bang. Đây là một văn bản có tính pháp lý cao trên trường quốc tế. Cũng có nhiều văn bản không có tên là: Tuyên ngôn độc lập, nhưng vẫn mang giá trị của một bản tuyên ngôn.

- Ngay sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công. Ngày 29 tháng 8 năm 1845, Chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu Việt Bắc về Hà Nội. Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Người đã soạn thảo ra bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

- Tuyên ngôn độc lập không chỉ là một văn kiện lịch sử mà còn là một áng văn chính luận mẫu mực. Ngay từ nhan đề của tác phẩm đã thể hiện được ý nghĩa sâu sắc của văn kiện: Khẳng định Việt Nam là một quốc gia độc lập, tự do. Dân tộc Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ của thực dân Pháp và phát xít Nhật.

6. Bố cục Tuyên ngôn độc lập

- Phần 1 (từ đầu đến "không ai chối cãi được."): Trích dẫn một số luận điểm then chốt về quyền con người từ hai bản tuyên ngôn quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới cận đại để làm chỗ dựa pháp lí cho bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam mới.

- Phần 2 (từ "Thế mà hơn tám mươi năm nay" đến "vô cùng tàn nhẫn."): Tố cáo những hành động tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân và đất nước Việt Nam - những hành động “trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa".

- Phần 3 (từ "Mùa thu năm 1940" đến "tự tay Pháp."): Vạch trần vai trò tệ hại của thực dân Pháp trong việc “bảo hộ" đất nước Việt Nam.

- Phần 4 (từ "Pháp chạy" đến "Dân tộc đó phải được độc lập!"): Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp và kêu gọi thế giới công nhận quyền độc lập của nước Việt Nam.

- Phần 5 (từ "Vì những lẽ trên" đến hết): Tuyên bố quyền hưởng tự do, độc lập của nhân dân, đất nước Việt Nam và thể hiện ý chí của toàn dân tộc quyết tâm bảo vệ quyền tự do, độc lập vừa giành được.

Lưu ý: Có thể gộp phần 2 và phần 3, phần 4 và phần 5 lại với nhau.

7. Tóm tắt Tuyên ngôn độc lập

Trong Tuyên ngôn độc lập, Người đã trích dẫn bản hai bản “Tuyên ngôn độc lập” (1776) của Mỹ và “Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền” (1791) của Pháp. Hai bản Tuyên ngôn này khẳng định quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của mọi con người ở mọi dân tộc. Tác giả dùng chính lí lẽ của đối phương đáp trả lại đối phương, nhắc nhở đối phương đang đi ngược lại những gì mà tổ tiên họ để lại. Đặt ba cuộc cách mạng của nhân loại ngang bằng nhau, trong đó cách mạng Việt Nam cùng một lúc thực hiện nhiệm vụ của hai cuộc cách mạng Mĩ, Pháp. Sánh vai các nước bé nhỏ với các cường quốc năm châu. Từ quyền con người Bác mở rộng thành quyền của dân tộc. Đây là một suy luận hết sức quan trọng vì đối với những nước thuộc địa như nước ta lúc bấy giờ thì trước khi nói đến quyền của con người phải đòi lấy quyền của dân tộc. Dân tộc có độc lập, nhân dân mới có tự do, hạnh phúc. Đó là đóng góp riêng của tác giả và cũng là của dân tộc ta vào một trong những trào lưu tư tưởng cao đẹp vừa mang tầm vóc quốc tế vừa mang ý nghĩa nhân đạo của nhân loại trong thế kỉ XX.

8. Giá trị nội dung

- Bản tuyên ngôn mở đầu bằng những câu trích dẫn từ "Tuyên ngôn độc lập" của Mỹ, "Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của Pháp để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam. Tiếp đó, bản tuyên ngôn lên án tội ác của thực dân Pháp đối với dân tộc Việt Nam trong đó hơn 80 năm chúng xâm lược chúng ta. Đó là tội ác về kinh tế, chính trị, văn hóa, tội bán nước hai lần cho Nhật. Bản tuyên ngôn nêu cao cuộc đấu tranh chính nghĩa và thắng lợi của nhân dân ta. Bản tuyên ngôn kết thúc bằng lời tuyên bố quyền độc lập tự do và ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập tự do của toàn dân tộc.

9. Giá trị nghệ thuật

- Là một áng văn chính luận mẫu mực với lập luận chặt chẽ, lý lẽ đanh thép, ngôn ngữ hùng hồn.

- Dẫn chứng xác thực, lấy ra từ lịch sử cụ thể.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt bài Giá trị của tập Truyện và kí (Nguyễn Ái Quốc)

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    😍😍😍😍😍😍😍😍

    Thích Phản hồi 14 giờ trước
    • Chuột Chít
      Chuột Chít

      😘😘😘😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 14 giờ trước
      • Milky Nugget
        Milky Nugget

        ☺️☺️☺️☺️☺️☺️☺️

        Thích Phản hồi 14 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tóm tắt tác phẩm lớp 12

        Xem thêm