Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tóm tắt bài Vi hành

Tóm tắt tác phẩm Vi hành Ngữ văn lớp 12 hay, ngắn gọn sách Cánh diều giúp học sinh nắm được trọng tâm văn bản Phân tích bài thơ Việt Bắc từ đó học tốt môn Ngữ văn 12.

Tóm tắt Vi hành mẫu 1

Tác phẩm Vi hành tập trung đả kích vua bù nhìn Khải Định khi y sang Pháp dự cuộc thi đấu xảo thuộc địa ở Mác-xây.

Tóm tắt Vi hành mẫu 2

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp tưởng tác giả là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Người kể chuyện bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

Tóm tắt Vi hành mẫu 3

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi, người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là Khải Định. Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn rồi liên hệ, bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

Tóm tắt Vi hành mẫu 4

Trên một chuyến tàu tác giả ngồi gần một đôi thanh niên nam nữ Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, bình luận về Khải Định. Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng. Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “Vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Không chỉ dân Pháp mà cả chính phủ Pháp cũng có những nhầm lẫn tương tự. Vì vậy chính phủ Pháp cho mật thám “bảo vệ” những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.

Tóm tắt Vi hành mẫu 5

Trên một chuyến tàu điện ngầm ở Paris tác giả ngồi gần một đôi thanh niên nam nữ Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, cho rằng Khải Định không biết tiếng Pháp thế là đôi thanh niên Pháp bình luận về cung cách ngờ nghệch, quê mùa, ăn chơi của Khải Định với 1 thái độ miệt thị. Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng. Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “Vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Và từ khi Khải Định sang Pháp, không chỉ dân Pháp mà cả chính phủ Pháp cũng có những nhầm lẫn tương tự. Vì vậy chính phủ Pháp cho mật thám “bảo vệ” những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.

Tóm tắt Vi hành mẫu 6

Tác phẩm Vi hành có nội dung hướng đến mục đích chính trị, cho nhân dân Pháp và nhân dân thế giới thấy rõ sự vô dụng của Khải Định, một tên vua bù nhìn, ngu dốt, không phải là kẻ đại diện chân chính cho nhân dân Việt Nam; đồng thời vạch trần bộ mặt xảo trá của những kẻ thực dân.

Trên một chuyến tàu điện ngầm ở Paris tác giả ngồi gần một đôi thanh niên nam nữ Pháp. Họ lầm tưởng tác giả là vua Khải Định, cho rằng Khải Định không biết tiếng Pháp thế là đôi thanh niên Pháp bình luận về cung cách ngờ nghệch, quê mùa, ăn chơi của Khải Định với 1 thái độ miệt thị.

Sau đó họ lại bàn luận về các thú giải trí, các trò giật gân mà báo chí Pháp thường đăng. Tàu đỗ, tác giả xuống tàu và suy nghĩ về việc mà Khải Định “Vi hành” sang Pháp phải chăng là để họp với chính phủ Pháp hay để tìm các thú ăn chơi mới? Và từ khi Khải Định sang Pháp, không chỉ dân Pháp mà cả chính phủ Pháp cũng có những nhầm lẫn tương tự. Vì vậy chính phủ Pháp cho mật thám “bảo vệ” những người Việt Nam yêu nước trên đất Pháp.

Tóm tắt Vi hành mẫu 7

Vi hành được sáng tác vào dịp vua Khải Định của triều đình nhà Nguyễn xin thực dân Pháp cho sang Pháp để dự cuộc triển lãm thuộc địa tổ chức ở Mác-xây. Trong thời gian này, dư luận cho rằng Khải Định có một số việc làm ám muội. Bất bình trước thái độ và hành động làm tổn thương tới quốc thể ấy, Nguyễn Ái Quốc viết truyện này nhằm mục đích lột trần chân tướng của một tên vua bán nước.

Người kể chuyện của câu chuyện là nhân vật “tôi” – một người An Nam da vàng. “Tôi” kể lại chuyện đôi trai gái nói với nhau trên tàu điện ngầm. Vì ánh nhìn khinh thường cười cợt của người Tây với người da vàng, đôi trai gái bàn luận, nhận xét lầm tưởng nhân vật “tôi” chính là vị vua Khải Định được thực dân Pháp đưa đến Pháp. Họ vô tư nói về vị vua này như một tên hề, như một con rối rẻ tiền. Mà thực ra đó cũng là hình ảnh vị vua An Nam trong thực tế.

Khi cặp đôi ấy xuống tàu, nhân vật “tôi” nhớ về câu chuyện của vua Pie thời bé, “tôi” đã biết về cuộc vi hành của vị vua đó, cả vua Thuần. Từ đó mà liên tưởng suy diễn về cuộc vi hành mờ ám, cuộc vi hành được thực hiện vì mục đích riêng của Khải Định chứ không phải vì dân chúng. Câu chuyện cũng là một tiếng nói về việc châm biếm cách đối xử khinh thường của thực dân với người Việt Nam yêu nước.

Tóm tắt Vi hành mẫu 8

Câu chuyện bắt đầu bằng cuộc buôn chuyện đầy tinh quái của hai vị khách Pháp trong tàu điện ngầm, chẳng biết có phải khuôn mặt của vua Khải Định quá phổ biến hay sao mà hai vi khách này lại toan nhầm lẫn thành một người khác (nhân vật “tôi”). Họ bàn luận nhận xét về Khải Định và coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền.

Đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện đã có sự so sánh rất hay về sự vi hành của một số vị vua nổi tiếng trong lịch sử nước ngoài. Đó là vua Thuấn của Trung Quốc cải trang làm dân cày đi dò la ý kiến của dân, vua Pi-e nước Nga đi làm thợ ở công trường nước Anh để hiểu thêm về cuộc sống của nhân dân mình.. Tác giả cũng kể về sự nhầm lẫn của người Pháp, của chính quyền thực dân. Qua đó châm biếm cách đối xử của thực dân Pháp đối với người Việt Nam yêu nước.

Tóm tắt Vi hành mẫu 9

Trên chuyến xe điện ngầm, đôi trai gái người Pháp nhìn thấy nhân vật tôi – người kể chuyện, là một người An Nam nên tưởng đó là hoàng đế An Nam – Khải Định đang vi hành. Trong mắt họ, Khải Định là một ông vua nhếch nhác, xấu xí, lố lăng, lén lút và thấp hèn.

Tác giả cũng liên tưởng đến vua Thuấn, vua Nghiêu cải trang làm dân cày để tìm hiểu dân tình, vua Pi – e nước Nga vi hành để học nghề ở nước Anh, còn Khải Định vi hành để tìm hiểu xem người Pháp có được uống rượu cồn và thuốc phiện như dân Nam hay không? Để bảo đảm cho Hoàng đế An Nam vi hành, chính phủ Pháp cho người theo dõi bất cứ người Việt Nam nào trên đất Pháp.

Tóm tắt Vi hành mẫu 10

Nguyễn Ái Quốc là nhà yêu nước, nhà cách mạng vĩ đại, nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào Quốc tế. Đồng thời Người cũng là một nhà thơ, nhà văn tài năng và đầy sáng tạo. Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá. “Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là một truyện ngắn kể lại những câu chuyện buồn cười ngộ nghĩnh ở đất Pháp trong những ngày Khải Định sang dự đấu xảo thuộc địa ở Mác Xây.

Mâu thuẫn cơ bản của truyện được mở đầu bằng một tình huống oái oăm, vừa vui vừa tạo được hiệu quả châm biếm sâu cay. Đó là tình huống nhầm lẫn của đôi trai gái người Pháp trong chuyến tàu điện ngầm: nhìn người An Nam (nhân vật tôi) và cho đó là Khải Định. Nhờ sự nhầm lẫn mà hình ảnh Khải Định được miêu tả vừa rất khách quan lại vừa hài hước.

Tác giả xây dựng được một tình huống truyện độc đáo đó là tình huống nhầm lẫn. Có rất nhiều sự nhầm lẫn: cặp đôi trai gái nhầm lẫn tác giả với Khải Định, người dân Pháp nhầm tất cả người da vàng mũi tẹt đều là Khải Định.

Trong con mắt của đôi trai gái người Pháp, Khải Định chỉ như một tên hề rẻ tiền. Và với người Pháp hắn chỉ có tác dụng là làm thỏa mãn tính hiếu kì của họ.Với tình huống nhầm lẫn này, bức chân dung Khải Định không phải là một ông vua của một đất nước mà là một vai hề.

Tóm tắt Vi hành mẫu 11

“Vi hành ” là một truyện ngắn kể lại những câu chuyện buồn cười ngộ nghĩnh ở đất Pháp trong những ngày Khải Định sang dự đấu xảo thuộc địa ở Mác Xây.

Trên một chuyến tàu điện ngầm, đôi thanh niên người Pháp nhầm lẫn tác giả là Khải Định vi hành. Tưởng rằng tác giả không biết tiếng Pháp nên họ tha hồ quan sát, bình phẩm chân tướng Khải Định. Dưới mắt họ, Khải Định là một ông vua rẻ mạt và diện mạo xấu xí, quê mùa đến những điệu bộ, hành vi lố bịch, tầm thường, thấp kém.

Tác giả cũng liên tưởng đến những hành vi của đấng minh quân Âu, Á và đặc biệt ghi lại những hành động tức cười khác của chính phủ Pháp. Bọn mật thám đã theo dõi, rình rập những người Việt Nam ở Pháp một cách nhiệt tình như những tùy tùng đi hộ giá đấng quân vương.

Tóm tắt Vi hành mẫu 12

Truyện bắt đầu từ tình huống nhận nhầm của đôi nam nữ trên chuyến xe điện ngầm, họ nhìn thấy nhân vật tôi – một người An Nam và tưởng rằng đó là vua Khải Định. Họ nghĩ rằng nhân vật “tôi” không biết tiếng Pháp, nên đã thản nhiên nhận xét về Khải Định, coi hắn như một tên hề, một trò giải trí rẻ tiền. Khi đôi trai gái xuống tàu, người kể chuyện nhớ về ngày ấu thơ, về câu chuyện vi hành của Vua Pie, vua Thuấn, rồi bình luận về cuộc Vi hành mờ ám vì mục đích riêng của Khải Định.

Tóm tắt Vi hành mẫu 13

“Vi hành” của Nguyễn Ái Quốc là truyện ngắn được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân Đạo, số ra ngày 19/2/1923. Tác phẩm được đăng báo đúng vào dịp vua Khải Định được chính phủ Pháp đưa sang dự cuộc đấu xảo thuộc địa ở Mác – xây.

Tác phẩm đã tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân. Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu, bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước. Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp. Đây là một tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ. Nội dung tác phẩm có thể tóm tắt thành 2 phần như sau:

-Phần 1 (Từ đầu đến… cũng “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

-Phần 2 (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

Tóm tắt Vi hành mẫu 14

Ngoài sự nghiệp cách mạng vĩ đại của mình thì Hồ Chí Minh còn là một nhà thơ, nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt Nam, với số lượng tác phẩm lớn có giá trị. Vi hành là một truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại và nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Ái Quốc vào đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi Người còn hoạt động ở Pháp.

Tình huống nhầm lẫn vô tình của người dân Pháp (nhầm lẫn nhân vật tôi và vua Khải Định của đôi thanh niên Pháp) có hiệu quả thuyết phục cao miêu tả vua Khải Định trong không khí hài hước rất tự nhiên, dân chủ khi cái nhìn về nhân vật xuất phát từ những người dân sống trên đất nước văn minh, dân chủ; giữ được thái độ khách quan, tránh hạ bệ một cách cần thiết và không cần cho nhân vật xuất hiện mà vẫn khắc họa được rõ nét chân dung nhân vật.

Từ đó đã vạch trần bộ mặt thật của vua xứ An Nam – một ông vua bù nhìn, sang Pháp chỉ vì lợi ích cá nhân thấp hèn, một ông vua lố lăng, kệch cỡm; không xứng đáng đại diện cho quyền lợi của nhân dân.

Sự nhầm lẫn cố tình của chính phủ Pháp (nhầm tất cả những người da vàng trên đất Pháp là vua Khải Định) đã hạ bệ vua Khải Định bằng hình thức lố bịch hóa khách quan mà rất sinh động, ấn tượng từ nhiều góc cạnh. Qua đó, tác giả chế giễu hành động thi hành công vụ chặt chẽ mà ngớ ngẩn của mật thám Pháp; lên án chế độ thuộc địa của thực dân Pháp – một nước tự xưng là mẫu quốc, một nước lớn dân chủ, văn minh mà lại quá hèn hạ, đê tiện.

Tóm tắt Vi hành mẫu 15

Năm 1922, thực dân Pháp đưa vua bù nhìn Khải Định sang Pháp để dự cuộc đấu xảo (hội chợ) thuộc địa ở Mác-xây. Với mục đích lừa gạt nhân dân Pháp, làm cho họ tưởng rằng vị quốc vương An Nam đã hoàn toàn quy phục “mẫu quốc”, sang Pháp để cảm tạ công ơn “bảo hộ” và “khai hóa” của “mẫu quốc”. Qua sự có mặt và thái độ hèn hạ của Khải Định, chúng muốn làm cho nhân dân của mình tin rằng tình hình Đông Dương đang rất ổn định, cần đầu tư lớn để khai thác kinh tế, tiếp tục đem “văn minh” khai hóa cho dân bản xứ còn mông muội.

Nguyễn Ái Quốc viết “Vi hành” vào đầu năm 1923 để cùng với các tác phẩm khác như vở kịch Con rồng tre, truyện ngắn Lời than vãn của bà Trưng Trắc… lật tẩy âm mưu nói trên của bọn thực dân cướp nước. Tác phẩm được viết bằng tiếng Pháp, đăng trên báo Nhân đạo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Pháp, số ra ngày 19 tháng 2 năm 1923.

Từ những lời phán xét có vẻ xấu tính nhưng đầy khách quan của cặp đôi người Pháp trên chuyến tàu điện ngầm, bản chất của một vị vua như Khải Định hiện lên thật chân thực đó là sự lố lăng, lòe loẹt, và hài hước, trên thực tế ông ta chỉ là thứ bù nhìn mua vui cho thực dân Pháp, là một con rối không có giá trị gì mấy, thân là vua nhưng chẳng có lấy một chút tôn nghiêm, thậm chí còn bị coi rẻ, nhưng dĩ nhiên Khải Định chẳng đủ tỉnh táo để nhận ra điều ấy.

Với sức chiến đấu mạnh mẽ, tác phẩm là sự đả kích nặng nề đối với vua Khải Định, đồng thời cũng vạch trần bộ mặt giả nhân giả nghĩa của bè lũ thực dân Pháp và âm mưu xâm lược đầy bỉ ổi của chúng.

Tìm hiểu văn bản Vi hành

1. Thể loại

- Tác phẩm Vi hành thuộc thể loại: truyện ngắn.

2. Xuất xứ

- Theo NGUYỄN ÁI QUỐC, Truyện và kí, PHẠM HUY THÔNG dịch và giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1974.

3. Hoàn cảnh sáng tác

Năm 1922, thực dân Pháp đưa Khải Định sang “mẫu quốc” nhân cuộc Đấu xảo thuộc địa tổ chức tại Mác xây. Mục đích của bọn thực dân là vừa vuốt ve Khải Định, vừa lừa gạt dân Pháp khiến họ tin rằng sự “bảo hộ” của nước Pháp được dân Việt Nam hoan nghênh. Khi sang Pháp, Khải Định đã phô bày tất cả sự ngu dốt, lố lăng của một tên vua bù nhìn vô dụng khiến cho những người Việt Nam yêu nước hết sức bất bình.

Thời gian này Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Người đã viết nhiều tác phẩm đánh vào chuyến đi nhục nhã của Khải Định như Con rồng tre, Sở thích đặc biệt, Lời than vãn của bà Trưng Trắc… “Vi hành” là tác phẩm cuối cùng nằm trong loạt tác phẩm đó, được đăng trên báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp vào đầu năm 1923.

4. Phương thức biểu đạt

- Phương thức biểu đạt: tự sự

5. Ý nghĩa nhan đề

Ý nghĩa nhan đề “vi hành”: Vi hành chỉ việc vua chúa ngày xưa cải trang làm dân thường đi lẫn vào dân chúng để trực tiếp tìm hiểu tình hình xã hội, đời sống và dư luận nhân dân (hoặc chơi bời mà không ai biết – Nguyễn Ái Quốc dùng theo nghĩa mỉa mai này trong trường hợp Khải Định).

6. Bố cục đoạn trích

- Phần 1 (Từ đầu đến… cũng “vi hành” đấy): Cuộc trò chuyện của đôi trai gái trên chuyến tàu ngầm.

- Phần 2 (Còn lại): Nhận định và thái độ mỉa mai đối với vua Khải Định.

7. Giá trị nội dung

- Tố cáo chế độ chính sách dã man, bịp bợm của thực dân.

- Lên án chính sách ngu dân, đầu độc người dân bằng thuốc phiện, rượu.

- Bản chất của những tên thực dân lừa bịp, mang danh khai hóa nhưng thực chất cướp nước.

- Tố cáo chế độ nhà tù giam cầm người yêu nước trên khắp đất Pháp.

⇒ Tác phẩm có sức chiến đấu mạnh mẽ.

8. Giá trị nghệ thuật

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo.

- Truyện được viết dưới dạng một bức thư – lối văn tự do, phóng túng và đa giọng điệu: từ giễu cợt mỉa mai, phê phán đả kích đến trữ tình tự sự.

⇒ Tác phẩm tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại.

- Cách kể chuyện tự nhiên, hóm hỉnh, kết hợp giữa kể và tả.

>>> Bài tiếp theo: Tóm tắt bài Hạnh phúc của một tang gia

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Friv ッ
    Friv ッ

    😚😚😚😚😚😚😚

    Thích Phản hồi 7 giờ trước
    • Gấu Bông
      Gấu Bông

      😇😇😇😇😇😇😇

      Thích Phản hồi 7 giờ trước
      • Chuột Chít
        Chuột Chít

        🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

        Thích Phản hồi 7 giờ trước
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        Tóm tắt tác phẩm lớp 12

        Xem thêm