Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 12
VnDoc xin trân trọng giới thiệu tới các vị độc giả bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết và tải về tại đây nhé.
Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.
Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính
Câu 1: Hệ thống các đai khí áp trên Trái đất gồm
B. Đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp cao cực.
C. Đai áp cao xích đạo, 2 đai áp cao cận nhiệt đới, 2 đai áp thấp ôn đới, 2 đai áp thấp cực.
D. Đai áp thấp xích đạo, 2 đai áp thấp cận nhiệt đới, 2 đai áp cao ôn đới, 2 đai áp cao cực..
Đáp án: B
Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.
Câu 2: Trên trái đất các đai áp cao và áp thấp phân bố như sau
A. Các đai áp cao nằm ở bán cầu bắc, các đại áp thấp nằm ở bán cầu Nam.
B. Các đai áp thấp nằm ở bán cầu bắc, các đại áp cao nằm ở bán cầu Nam.
C. Các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua Đại áp thấp xích đạo.
D. Các đại áp cao và áp thấp nằm xen kẽ và đối xứng qua đường xích đạo.
Đáp án: C
Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.
Câu 3: Trong thực tế các đai khí áp không liên tục mà bị chia cắt thành từng khu khí áp riêng biệt, nguyên nhân chủ yếu là do
A. Sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.
B. Bị địa hình bề mặt trái đất chia cắt.
C. Diện tích của các lục địa và các đại dương không đều nhau.
D. Tác động của các loại gió thổi trên bề mặt trái đất.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.
Câu 4: Càng lên cao khí áp càng giảm, nguyên nhân là do khi lên cao
A. Lớp không khí càng mỏng nên sức nén giảm khiến khí áp giảm.
B. Không khí càng khôn nên nhẹ hơn khiến khí áp giảm.
C. Gió thổi càng mạnh đẩy không khí lên khiến khí áp giảm.
D. Không khí càng loãng sức nén càng nhỏ khiến khí áp giảm.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/44 địa lí 10 cơ bản.
Câu 5: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí tăng.
B. Khi áp tăng làm cho nhiệt độ không khí giảm.
C. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp tăng.
D. Nhiệt độ không khí tăng làm cho khí áp giảm.
Đáp án: D
Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 6: Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Khí áp tăng khi độ ẩm không khí tăng.
B. Khí áp giảm khi độ ẩm không khí tăng.
C. Khí áp tăng hoặc giảm sẽ làm độ ẩm không khí tăng hoặc giảm theo.
D. Giữa khí áp và độ ẩm không khí không có mối quan hệ nào.
Đáp án: A
Giải thích: Mục I, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 7: Gió tây ôn đới là loại gió
A. Thổi từ miền ôn đới tới miền nhiệt đới.
B. Thổi từ miền ôn đới lên miền cực.
C. Thổi từ áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
D. Thổi từ áp cao cực về phía áp thấp ôn đới.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 8: Đặc điểm của gió tây ôn đới là
A. Thổi vào mùa hạ, gió nóng và gió ẩm.
B. Thổi vào mùa đông, gió lạnh và ẩm.
C. Thổi quanh năm, độ ẩm rất cao, thường mang theo mưa.
D. Thổi quanh năm, gió lạnh và độ ẩm thấp.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 9: Gió Mậu Dịch là loại gió
A. Thổi từ xích đạo về khu vực cận nhiệt đới.
B. Thổi từ các khu áp cao cận nhiệt đới về phía áp thấp ôn đới.
C. Thổi từ khu vực ôn đới về khu vực cận nhiệt đới.
D. Thổi từ các khu vực áp cao cận nhiệt đới về xích đạo.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 10: Gió Mậu Dịch có hướng
A. Tây bắc ở bán cầu Bắc, tây nam ở bán cầu Nam.
B. Đông bắc ở bán cầu Bắc, đông nam ở bán cầu Nam.
C. Tây nam ở bán cầu Bắc, đông Bắc ở bán cầu Nam.
D. Đông nam ở bán cầu Bắc, đông bắc ở bán cầu Nam.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 11: Gió Mậu Dịch có đặc điểm là
A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ, nóng ẩm, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
B. Chủ yếu thổi vào mùa đông, lạnh, khô, tốc độ gió và hướng gió thay đổi theo mùa
C. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là ẩm ướt.
D. Thổi quanh năm, tốc độ và hướng gió gần như cố định, tinh chất chung là khô.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 12: Gió mùa là
A. Loại gió thổi vào mùa hạ theo hướng tây nam tính chất gió nóng ẩm.
B. Loại gió thổi vào mùa đông theo hướng Đông Bắc tính chất gió lạnh khô.
C. Loại gió thổi theo mùa hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau.
D. Loại gió thổi quanh năm hướng và tính chất gió hầu như không thay đổi.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 13: Nguyên nhân chủ yếu hình thành gió mùa là
A. Sự chênh lệch khí áp giữa xích đạo và vùng cận chí tuyến.
B. Sự chênh lệch khí áp giữa vùng các chí tuyến và vùng ôn đới.
C. Sự chênh lệch khí áp giữa bán cầu bắc và bán cầu Nam theo mùa.
D. Sự chênh lệch tỷ áp giữa lục địa và đại dương Theo Mùa.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 14: Hướng gió mùa ở nước ta là
A. Mùa hạ hướng tây nam (hoặc đông nam), mùa đông hướng đông bắc.
B. Mùa hạ hướng tây bắc, mùa đông hướng đông bắc.
C. Mùa hạ hướng tây nam, mùa đông hướng đông nam.
D. Mùa hạ hướng tây nam hoặc đông bắc, mùa đông hướng đông bắc hoặc tây nam.
Đáp án: A
Câu 15: Gió mùa là gió thổi theo mùa với đặc tính
A. Nhìn chung mùa hạ gió nóng và khô, mùa đông gió lạnh và ẩm.
B. Nhìn chung mùa hạ gió nóng và ẩm, mùa đông gió lạnh và khô.
C. Nhìn chung mùa hạ gió mát mẻ, mùa đông gió ấm áp.
D. Nhìn chung mùa hạ gió nóng bức, mùa đông gió lạnh lẽo và ấm.
Đáp án: B
Giải thích: Mục II, SGK/45 địa lí 10 cơ bản.
Câu 16: Gió biển và gió đất là loại gió
A. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ biển vào đất liền.
B. Hình thành ở vùng ven biển, thường xuyên thổi từ đất liền ra biển.
C. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi hướng ngày và đêm.
D. Hình thành ở vùng ven biển, hướng gió thay đổi theo mùa trong năm.
Đáp án: C
Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.
Câu 17: Gió đất có đặc điểm
A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.
Đáp án: A
Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.
Câu 18: Gió biển là loại gió
A. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm.
B. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban đêm.
C. Thổi từ đất liền ra biển, vào ban ngày.
D. Thổi từ biển tới đất liền, vào ban ngày.
Đáp án: D
Giải thích: Mục II, SGK/46 địa lí 10 cơ bản.
Câu 19: Gió ẩm gặp núi, vượt lên cao, nếu ở độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió là 30oC thì lên tới độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là
A. 19,5oC. B. 19,2oC. C. 19,7oC. D. 19,4oC.
Đáp án: B
Câu 20: Gió fơn khô nóng thổi vào mùa hạ ở vùng Bắc Trung bộ nước ta có hướng
A. Tây nam . B. Đông nam. C. Tây bắc. D. Đông bắc.
Đáp án: A
Giải thích: Gió phơn (gió Lào) ở nước ta thực chất là gió mùa Tây Nam thổi qua núi nên có hướng Tây Nam.
Câu 21: Khi gió khô xuống núi, núi ở độ cao 2000m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là 19oC thì khi xuống đến độ cao 200m, nhiệt độ của không khí trong gió sẽ là
A. 30oC. B. 32oC. C. 35oC. D. 37oC.
Đáp án: D
Câu 22: Gió đất thổi ra biển vào ban đêm là do
A. Ban đêm ở đất liền lạnh hơn biển
B. Ban đêm ở biển lạnh hơn đất liền
C. Ban đêm ở đất liền có khí áp cao hơn biểnD. Ban đêm ở đất liền có khí áp thấp hơn biển
Đáp án: C
Câu 23: Vào mùa hạ, vùng biển Đông của nước ta thường bị bão là do
A. Hình thành vùng áp cao
B. Hình thành vùng áp thấpC. Do ảnh hưởng của dòng biển nóng
D. Do ảnh hưởng của gió mùa
Đáp án: B
Câu 24: Một trong những yếu tố quan trọng khiến khí hậu nước ta không khô hạn như các nước cùng vĩ độ ở Tây Á, Tây Phi là do nước ta có
A. Gió mùaB. Gió Mậu dịch
C. Gió đất, gió biển
D. Gió Tây ôn đới
Đáp án: A
Câu 25: Vùng Bắc Trung Bộ nước ta, sườn đông dãy Trường Sơn có gió phơn (gió Lào) khô nóng là do nguyên nhân nào sau đây?
A. Có khí áp cao
B. Có gió khô Tây Nam thổi đến
C. Có gió Mậu Dịch thổi đến
D. Do ảnh hưởng của địa hình chắn gióĐáp án: D
Câu 26: Loại gió thổi đều đặn, thường xuyên từ cao áp cận nhiệt về hạ áp xích đạo được gọi là
A. Gió Tây ôn đới.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Mùa.
D. Gió Phơn.
Câu 27: Loại gió thổi theo mùa, hướng và tính chất gió ở hai mùa trái ngược nhau được gọi là
A. gió đất.
B. gió biển.
C. gió địa phương.
D. gió mùa.
Câu 28: Nhiệt độ không khí tăng sẽ làm cho
A. khí áp giảm.
B. khí áp tăng.
C. độ ẩm tăng.
D. gió thổi mạnh.
Câu 29: Ý nào dưới đây không phải đặc điểm của gió Tây ôn đới?
A. Chủ yếu thổi vào mùa hạ.
B. Gió có tính chất ẩm.
C. Loại gió thổi quanh năm.
D. Gió thường mang theo mưa.
Câu 30: Gió Mậu dịch có tính chất nào dưới đây?
A. Nóng ẩm và nhiều mưa.
B. Nóng, lạnh và ít mưa.
C. Khô nóng và ít mưa.
D. Khô nóng và mưa nhiều.
Câu 31: Thổi từ đất liền ra biển, vào ban đêm là đặc điểm của gió nào dưới đây?
A. Gió đất.
B. Gió biển.
C. Gió fơn.
D. Gió núi.
Câu 32: Tính chất của gió biển là
A. ẩm, mát
B. khô, nóng.
C. nóng, ẩm.
D. khô, lạnh.
Câu 33: Tính chất hấp thụ nhiệt của biển và đại dương khác nhau là nguyên nhân chủ yếu hình thành loại gió nào dưới đây?
A. Gió đất và gió núi.
B. Gió biển và gió núi.
C. Gió đất và gió biển.
D. Gió biển và gió thung lũng.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 12: Sự phân bố khí áp - Một số loại gió chính. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã có thể trau dồi thêm nội dung kiến thức bài học rồi đúng không ạ. Bài viết cho chúng ta thấy được hệ thống các đai khí áp trên Trái Đất, sự phân bố của các đai áp, tính chất của gió biển, tính chất đặc điểm của các loại gió, các hướng gió... Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm một số tài liệu được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Giải bài tập Địa lí 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10