Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 23

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Cơ cấu dân số

Câu 1: Thành phần nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Người có việc làm ổn định.

B. Những người làm nội trợ.

C. Người làm việc tạm thời.

D. Người chưa có việc làm.

Câu 2: Thành phần nào sau đây thuộc vào nhóm hoạt động kinh tế?

A. Học sinh. B. Sinh viên, C. Nội trợ. D. Thất nghiệp.

Câu 3: Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?

A. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.

B. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế thành phần,

C. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.

D. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo lãnh thổ.

Câu 4: Hoạt động kinh tế nào sau đây không thuộc khu vực I?

A. Nông nghiệp. B. Lâm nghiệp, C. Công nghiệp. D. Ngư nghiệp.

Câu 5: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực II?

A. Nông nghiệp. B. Lâm nghiệp, C. Công nghiệp. D. Ngư nghiệp.

Câu 6: Hoạt động kinh tế nào sau đây thuộc khu vực III?

A. Lâm nghiệp. B. Công nghiệp, C. Ngư nghiệp. D. Dịch vụ

Câu 7: Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa:

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân

B. Giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

C. Giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm

D. Số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân

Câu 8: Sức sản xuất cao nhất của xã hội tập trung ở nhóm tuổi:

A. Dưới tuổi lao động

B. Trong tuổi lao động

C. Trên tuổi lao động

D. Dưới và trên tuổi lao động

Câu 9: Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, ở giữa thu hẹp.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to.

C. Ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 10: Kiểu tháp ổn định (Nhật) có đặc điểm là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phình to

C. Ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 11: Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là

A. Nguồn lao động.

B. Lao động đang hoạt động kinh tế .

C. Lao động có việc làm.

D. Những người có nhu cầu về việc làm.

Câu 12: Nguồn lao động được phân làm hai nhóm

A. Nhóm có việc làm ổn định và nhóm chưa có việc làm.

B. Nhóm có việc làm tạm thời và nhóm chưa có việc làm.

C. Nhóm dân số hoạt động kinh tế và nhóm dân số không hoạt động kinh tế.

D. Nhóm tham gia lao động và nhóm không tham gia lao động.

Câu 13: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số hoạt động kinh tế?

A. Nội trợ.

B. Những người tàn tật.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 14: Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?

A. Những người đang làm việc trong các nhà máy.

B. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.

C. Học sinh, sinh viên.

D. Có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.

Câu 15: Cơ cấu dân số thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia

A. Cơ cấu dân số theo lao động.

B. Cơ cấu dân số theo giới.

C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.

D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.

Câu 16: Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh

A. Trình độ dân trí và học vấn của dân cư

B. Tỉ lệ người biết chữ trong xã hội

C. Số năm đến trường trung bình của dân cư

D. Đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư

Câu 17: Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện tuổi thọ trung bình cao?

A. Mở rộng B. Ổn định C. Thu hẹp D. Không thể xác định được

Câu 18: Cơ cấu dân số được phân ra thành hai loại là

A. Cơ cấu sinh học và cơ cấu theo trình độ.

B. Cơ cấu theo giới và cơ cấu theo tuổi.

C. Cơ cấu theo lao động và cơ cấu theo trình độ.

D. Cơ cấu sinh học và cơ cấu xã hội.

Câu 19: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là trên 35% nhóm tuổi trên 60 tuổi trở lên là dưới 10% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân số cao.

Câu 20: Sự khác biệt giữa tháp mở rộng với tháp thu hẹp là

A. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.

B. Đáy hẹp, đỉnh phinh to.

C. Đáy rộng, thu hẹp ở giữa, phía trên lại mở ra.

D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.

Câu 21: Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội?

A. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi

B. Cơ cấu dân số theo lao động

C. Cơ cấu dân số theo dân tộc

D. Cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo

Câu 22: Nhóm 0 – 14 tuổi là nhóm tuổi

A. Trong tuổi lao động

B. Dưới tuổi lao động

C. Ngoài tuổi lao động

D. Hoạt động kinh tế

Câu 23: Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ?

A. Nguồn lao động có kinh nghiệm

B. Nguồn lao động dồi dào

C. Nguồn lao động ngành nghề

D. Nguồn lao động có trình độ cao

Câu 24: Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già?

A. Nguồn lao động có kinh nghiệm

B. Nguồn lao động dồi dào

C. thiếu nguồn lao động

D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn

Câu 25: Cơ cấu dân số theo giới là tương quan giữa

A. Giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.

B. Số trẻ em nam so với số trẻ em nữ trong cùng thời điểm.

C. Số trẻ em nam so với tổng số dân.

D. Số trẻ em nam và nữ trên tổng số dân ở cùng thời điểm.

Câu 26: Cơ cấu dân số theo giới không ảnh hưởng tới

A. Phân bố sản xuất

B. Tổ chức đời sống xã hội.

C. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước.

D. Hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia.

Câu 27: Thông thường, nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Độ tuổi chưa thể lao động.

Câu 28: Thông thường, nhóm tuổi từ 15 – 59 tuổi (hoặc đến 64 tuổi) được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Hết độ tuổi lao động.

Câu 29: Thông thường, nhóm tuổi từ 60 tuổi (hoặc 65 tuổi) trở lên được gọi là nhóm

A. Trong độ tuổi lao động.

B. Trên độ tuổi lao động.

C. Dưới độ tuổi lao động.

D. Không còn khả năng lao động.

Câu 30: Một nước có tỉ lệ nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi là dưới 25 %, nhóm tuổi trên 60 trở lên là trên 15% thì được xếp là nước có

A. Dân số trẻ.

B. Dân số già.

C. Dân số trung bình.

D. Dân số cao.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 23: Cơ cấu dân số. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được cơ cấu dân số, cơ cấu dân số theo việc làm, cơ cấu dân số theo giới... Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Địa lý lớp 10 nhé. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn học sinh tham khảo thêm một số các tài liệu học tập được chúng tôi  biên soạn và tổng hợp tại các mục sau: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc.com. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
9
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 10

    Xem thêm