Trắc nghiệm Lịch sử 6 bài 18

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Trắc nghiệm Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán được chúng tôi tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 6.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử bài: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Câu 1: Nhà Hán bóc lột nhân dân Giao Châu bằng

  1. Nhiều thứ thuế khác nhau lao dịch và cống nạp
  2. Cống nạp sản phẩm thủ công và thợ giỏi
  3. Cống nạp sản phẩm quí
  4. Thuế khóa

Câu 2: Hậu quả của chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân Giao Châu là gì?

  1. Thôn xóm tiêu điều
  2. Đất nước xơ xác
  3. Thúc đẩy nền kinh tế phát triển
  4. Đẩy người dân vào cảnh khốn cùng

Câu 3: Cấm Khê (Ba Vì-Hà Tây) là

  1. Nơi cầm cự quyết liệt và hi sinh của Hai bà Trưng
  2. Vùng đất lịch sử
  3. Nơi Hai Bà Trưng sinh ra và lớn lên
  4. Vùng đất linh thiên

Câu 4: Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê thời gian nào?

  1. Tháng 3 năm 43 (6/2 âm lịch)
  2. Tháng 3 năm 42
  3. Tháng 5 năm 42
  4. Tháng 9 năm 42

Câu 5: Sự ra đời của chợ làng các trung tâm lớn như Tuy Lâu, Long Biên nói lên điều gì?

  1. Trao đổi mở rộng
  2. Nông nghiệp phồn vinh
  3. Kinh tế đi lên
  4. Buôn bán đương thời khá phát triển

Câu 6: Vào tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt tại

  1. Cấm Khê
  2. Cẩm Khê
  3. Lãng Bạc
  4. Hợp Phố.

Câu 7: Mã Viện chỉ huy một lực lượng bao nhiêu quân tân công nước ta vào tháng 4 năm 42?

  1. Mười vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
  2. Hai vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.
  3. Ba vạn quân. hai nghìn xe thuyền các loại.
  4. Bốn vạn quân, hai nghìn xe thuyền các loại.

Câu 8: Từ thế kỉ I ở Giao Châu, cày bừa do trâu bò kéo là phổ biến, có đê phòng lụt, nhiều kênh ngòi, trồng lúa 2 vụ, chứng tỏ

  1. Đê điều được chú ý.
  2. Nền công nghiệp được coi trọng.
  3. Trồng lúa phát triển.
  4. Nền nông nghiệp ở Giao Châu phát triển.

Câu 9: Mã Viện được vua Hán chọn làm chỉ huy đạo quân xâm lược nước ta vì

  1. Mã Viện là viên tướng lão luyện, khét tiếng gian ác.
  2. Mã Viện là viên tướng nổi tiếng gian ác, lắm mưu nhiều kế.
  3. Mã Viện là viên tướng đã từng chinh chiến ở phương Nam.
  4. Mã Viện là viên tướng lão luyện, gian ác, lắm mưu nhiều kế, từng chinh chiến ở phương Nam.

Câu 10: Lãng Bạc nằm ở

  1. Phía đông Cổ Loa
  2. Phía tây Cổ Loa
  3. Phía bắc Cổ Loa
  4. Phía nam Cổ Loa

Câu 11: Hai Bà Trưng kéo quân đến vùng nào để nghênh chiến với quân nhà Hán?

  1. Hai Bà Trưng kéo quân đến Hợp Phố để nghênh chiến.
  2. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lục Đầu để nghênh chiến.
  3. Hai Bà Trưng kéo quân đến Lãng Bạc để nghênh chiến.
  4. Hai Bà Trưng kéo quân đến Quỷ Môn Quan để nghênh chiến.

Câu 12: Sau khi Hai Bà Trưng hi sinh, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục đến

  1. Tháng 01 năm 43
  2. Tháng 11 năm 43
  3. Tháng 01 năm 44
  4. Tháng 11 năm 44

Câu 13: Thời gian Mã Viện đưa quân tấn công vào nước ta và đầu tiên chúng tấn công ở

  1. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Hợp Phố.
  2. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Giao Chỉ.
  3. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Quỷ Môn Quan.
  4. Tháng 4 - 42, quân Hán tấn công Lục Đầu.

Câu 14: Quân Trung Quốc sau cuộc xâm lược sang Việt Nam, đi mười phần khi về

  1. Còn nguyên mười phần
  2. Còn tám phần.
  3. Còn bốn, năm phần.
  4. Còn hai, ba phần.

Câu 15: Việc nhân dân lập đền thờ Hai Bà Trưng ở nhiều nơi cho thấy

  1. Nhân dân luôn nhớ đến công lao của Hai Bà Trưng trong công cuộc bảo vệ đất nước.
  2. Nhân dân rất căm ghét quân xâm lược Hán.
  3. Nhân dân luôn xây đền thờ thờ những người có công.
  4. Nhân dân không bao giờ quên những giai đoạn khó khăn của đất nước.

Câu 16: Sau khi giành lại được độc lập cho đất nước Trưng Vương đã

  1. Xá thuế ba năm cho dân, bãi bỏ luật pháp hà khắc của chính quyền Hán.
  2. Tiếp tục thu thuế để có tiền xây dựng đất nước.
  3. Xá thuế hai năm liền cho dân, luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyn đô hộ bị bãi bỏ.
  4. Tiếp tục sử dụng luật pháp nhà Hán đề thống trị nhân dân.

Câu 17: Sau khi lên ngôi, Trưng Vương đóng đô ở

  1. Cổ Loa (Hà Nội)
  2. Mê Linh (Vĩnh Phúc)
  3. Bạch Hạc (Phú Thọ)
  4. Cẩm Khê (Ba Vì - Hà Tây)

Câu 18: Vào năm 42, người đã được vua Hán lựa chọn để chỉ huy đạo quân tấn công chiếm lại nước ta

  1. Tiên Tư.
  2. Tô Định.
  3. Mã Viện.
  4. Trần Bá Tiên.

Câu 19: Quân Hán tấn công Hợp Phố vào

  1. Tháng 4 năm 42
  2. Tháng 5 năm 42
  3. Tháng 6 năm 42
  4. Tháng 7 năm 42

Câu 20: Sau khi Hai Bà Trưng giành được thắng lợi, vua Nam Hán không tiến hành đàn áp ngay cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng mà chỉ hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường xá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân vì

  1. Lúc này nhà Hán phải lo đối phó với các cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc.
  2. Lúc này nhà Hán thực hiện chính sách bành trướng lãnh thổ về phía Tây và phía Bắc.
  3. Sau những tổn thất do cuộc khởi nghĩa năm 40 gây ra, nhà Hắn muốn tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng.
  4. Cả ba câu trên đều đúng.

-----------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán gồm có các câu hỏi trắc nghiệm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô hiểu rõ về quá trình phát triển của cuộc kháng chiến chông quân xâm lược Hán...

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 6 bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán. Để có kết quả cao hơn trong học tập, các bạn học sinh có thể tham khảo thêm Trắc nghiệm Lịch sử 6, Giải bài tập Lịch Sử 6, Giải Vở BT Lịch Sử 6, Giải Tập bản đồ Lịch Sử 6, Lý thuyết Lịch sử 6, Tài liệu học tập lớp 6

Đánh giá bài viết
11 5.781
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Lịch Sử 6

Xem thêm