Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 33

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 33: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Câu 1: Bài thơ viết về những em bé của dân tộc thiểu số nào?

A. Mường B. Ê- đê C. Tà ôi D. Ba-na

Câu 2: Nhận định nào phù hợp với dòng thơ “Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”?

A. Là hình ảnh so sánh, hoán dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

B. Là hình ảnh tả thực giàu ý nghĩa tượng trưng để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

C. Là hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.

D. Là hình ảnh so sánh, ẩn dụ sáng tạo để thể hiện: em cu tai là nguồn sống, nguồn hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ.
Câu 3: Ý nào không nói về vẻ đẹp của người mẹ được thể hiện qua bài thơ?

A. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội.

B. Có tinh thần chiến đấu dũng cảm và hi sinh quên mình.

C. Luôn khát khao đất nước được độc lập, tự do.

D. Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày.

Câu 4: Nhận định nói đúng nhất những nét đặc biệt trong cách cấu tạo bài thơ là gì?

A. Tạo nên âm điệu dìu dặt, vương vấn của lời ru

B. Tập trung sự chú ý của người đọc

C. Tạo nên sự giống nhau, lặp lại về cấu tạo của các đoạn thơ

D. Tạo nên tính triết lí của hình tượng thơ

Câu 5: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

A. Người mẹ B. Em cu tai C. Nhà thơ D. Anh bộ đội

Câu 6: Nhận định nói đầy đủ hoàn cảnh, công việc của người mẹ được nói đến trong bài thơ?

A. Mẹ tham gia sản xuất, giã gạo góp phần nuôi bộ đội kháng chiến

B. Mẹ tham gia đào hầm nuôi giấu cán bộ bí mật

C. Mẹ và các anh chị tham gia chiến đấu bảo vệ căn cứ, di chuyển lực lượng

D. Cả A và B đều đúng

Câu 7: Ý nào không nói lên vẻ đẹp của người mẹ phải thể hiện qua bài thơ?

A. Bền bỉ, quyết tâm trong công việc lao động và kháng chiến thường ngày

B. Thắm thiết yêu con và nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội

C. Luôn khát khao đất nước được độc lập, tự do

D. Có tinh thần chiến đấu dũng cảm và hi sinh quên mình

Câu 8: Nhận định không phù hợp với nội dung tư tưởng được thể hiện qua bài thơ?

A. Thể hiện tình yêu quê hương, đất nước tha thiết

B. Thể hiện ý chí chiến đấu cho độc lập, tự do của dân tộc

C. Thể hiện khát vọng, niềm tin chiến thắng giặc Mĩ, thống nhất đất nước

D. Thể hiện niềm tự hào và truyền thống chiến đấu của cha ông

Câu 9: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ” ?

A. Nói lên sự to lớn của ngọn núi Ka-lưi

B. Nói lên vóc dáng nhỏ bé của người mẹ

C. Nói lên sự gian khổ của người mẹ

D. Tất cả đều đúng

Câu 10: Tìm biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu thơ “Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ”?

A. Hoán dụ B. Ẩn dụ C. So sánh D. Nhân hóa

Câu 11: Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng gì?

A. Cho thấy vai trò to lớn của buôn làng với đứa con

B. Cho thấy vai trò to lớn của đứa con với kháng chiến

C. Cho thấy đứa con là nguồn hạnh phúc ấm áp và thiêng liêng của đời mẹ

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 12: Theo em, vào thời điểm mà bài thơ ra đời thì việc “mơ thấy Bác Hồ” hàm ý điều gì?

A. Mơ cuộc sống kháng chiến nhanh chóng thắng lợi

B. Mơ cuộc sống trở nên no đủ

C. Mơ kháng chiến thắng lợi, nước nhà thống nhất, Bắc Nam sum họp

D. Mơ đứa con mai khôn lớn để giúp đỡ người mẹ

Câu 13: Cách lặp lời hát ru và ngắt nhịp giữa dòng đã tạo nên nhịp điệu đặc biệt như thế nào cho bài thơ?

A. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Tà-ôi.

B. . Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Nam Bộ.

C. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc ca cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Tà-ôi.

D. Nhịp điệu đều đặn, quen thuộc của những khúc hát ru cùng âm điệu dân ca uyển chuyển ngọt ngào của dân tộc Ê- đê.

Câu 14: Qua các khúc hát ru, em cảm nhận được tình cảm của mẹ Tà - ôi đối với con

A. Dù chịu bao vất vả, mồ hôi ướt đẫm nhưng lưng mẹ vẫn là chiếc nôi êm ái, ấm áp, tim mẹ vẫn dạt dào tình yêu con

B. Dù chịu bao vất vả, mồ hôi ướt đẫm nhưng vòng tay của mẹ vẫn là chiếc nôi êm ái, ấm áp, tim mẹ vẫn dạt dào tình yêu con.

C. Dù chịu bao vất vả, mồ hôi ướt đẫm nhưng lòng mẹ vẫn là chiếc nôi êm ái, ấm áp, tim mẹ vẫn dạt dào tình yêu con.

D. Dù chịu bao vất vả, mồ hôi ướt đẫm nhưng bàn tay mẹ vẫn là chiếc nôi êm ái, ấm áp, tim mẹ vẫn dạt dào tình yêu con

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 33: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo của bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ do Nguyễn Khoa Điềm sáng tác....

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 33: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 164
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 9

    Xem thêm