Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 44

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 44: Khởi ngữ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm nhiều câu hỏi trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9: Khởi ngữ

Câu 1: “Khởi ngữ” được hiểu là

Là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

Là thành phần đứng trước vị ngữ để nêu lên đề tại được nói đến trong câu.

Là thành phần phụ của câu nêu lên hoàn cảnh và tình hình của sự việc được nói đến trong câu.

Là thành phần phụ của câu bộc lộ cảm xúc của người nói.

Câu 2: Câu nào dưới đây không chứa khởi ngữ?

A. Đối với tôi, anh ấy là một người bạn thân thiết.

B. Làm khí tượng,ở được cao thế mới là lí tưởng.

C. Anh ấy làm bài cẩn thận lắm đấy.

D. Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.

Câu 3: Câu nào dưới đây không có khởi ngữ?

A. Tôi thì tôi xin chịu

B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi

C. Nam Bắc hai miền ta có nhau

D. Cá này rán thì ngon

Câu 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước câu có thành phần khởi ngữ

A. Tôi đọc quyển sách này rồi.

B. Quyển sách này tôi đọc rồi.

C. Nhà tôi có 2 con mèo.

D. Mèo nhà tôi có 2 con.

Câu 5: Câu nào sau đây có khởi ngữ?

A. Về trí thông minh thì nó là nhất

B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả

C. Nó là đứa thông minh

D. Người thông minh nhất là lớp nó.

Câu 6: Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng về khởi ngữ?

A. Khởi ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

B. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.

C. Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ.

D. Có thể thêm một số quan hệ từ trước khởi ngữ.

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất nội dung cơ bản của phép lập luận phân tích?

A. Dùng lí lẽ để làm sáng tỏ vấn đề nhằm thuyết phục người đọc

B. Giới thiệu đặc điểm, nội dung và hình thức của sự vật hiện tượng

C. Trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung bên trong của sự vật, hiện tượng

D. Dùng dẫn chứng để khẳng định vấn đề là đúng đắn

Câu 8: Từ nào có thể điền vào chỗ trống trong câu sau?

… là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích

A. Giả thiết B. So sánh C. Đối chiếu D. Tổng hợp

Câu 9: Câu nào dưới đây sử dụng khởi ngữ?

A. Tôi không bằng lòng với cách làm đó.

B. Ông không thích làm như thế một tí nào.

C. Mà ông, thì ông không thích như thế một tí nào.

D. Đọc sách là con đường ngắn nhất để tiếp cận tri thức.

Câu 10: Dấu hiệu nhận biết giữa chủ ngữ và khởi ngữ là việc có thể thêm quan hệ từ “về, đối với” vào trước hoặc cụm từ đó, đúng hay sai?

A. Đúng B. Sai

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 44: Khởi ngữ gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, cấu trúc, vị trí của khởi ngữ nằm trong câu...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 44: Khởi ngữ cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 540
Sắp xếp theo

Trắc nghiệm Ngữ Văn 9

Xem thêm