Câu 1: Qua lời Kiều nói với Thúc Sinh, em thấy Kiều là nhân vật như thế nào?
A. Nàng trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh.
B. Nàng gọi Thúc Sinh bằng từ ngữ mang sắc thái thân mật, trân trọng
C. Nàng thấy mang nặng ân nghĩa với Thúc Sinh, không sao đền đáp được
D. Tất cả đều đúngCâu 2: Nhận định nào không phải là lí lẽ Hoạn Thư đưa ra để gỡ tội cho mình?
A. Đổ hết mọi tội lỗi cho Thúc Sinh.B. Nhận hết tội về mình và mong Kiều tha thứ.
C. Dựa vào tâm lí tình của một người phụ nữ để gỡ tội
D. Kể lại công của mình đã cho Kiều ra viết kinh ở gác Quan Âm.
Câu 3: Tại sao khi trả ơn Thúc Sinh nhưng Kiều lại nhắc tới Hoạn Thư?
A. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều còn nặng nề, đau xót
B. Sử dụng lời ăn tiếng nói của người dân để nói về hành động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân
C. Tố cáo lòng ganh ghét đố kị và thủ đoạn tàn nhẫn của Hoạn Thư
D. Cả A và BCâu 4: Trước thái độ của Kiều, Hoạn Thư xử lý ra sao?
A. Hoạn Thư khéo léo đưa ra lập luận tránh tội cho mình
B. Lý lẽ Hoạn Thư đưa ra luôn chính xác, khó lòng bác bỏ được
C. Là người khôn ngoan, lọc lõi, Hoạn Thư đưa ra những lý lẽ xác đáng, khó lòng bác bỏ được
D. Cả 3 đáp án trênCâu 5: Đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” miêu tả nhân vật chủ yếu bằng cách nào?
A. Sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm.
B. Miêu tả thiên nhiên qua cái nhìn của con người.
C. Sử dụng ngôn ngữ đối thoại trực tiếp.D. Miêu tả ngoại hình bằng bút pháp ước lệ.
Câu 6: Thái độ của Kiều trước sự chối tội của Hoạn Thư là gì?
A. Thúy Kiều xuôi lòng tha bổng cho Hoạn Thư, và còn khen ngợi Hoạn Thư “khôn ngoan”B. Trách phạt Hoạn Thư vì đã từng gieo đau khổ cho mình
C. Vui mừng vì Hoạn Thư biết hối lỗi, sợ sệt
D. Không biết đối đáp với Hoạn Thư ra sao vì Hoạn Thư quá xảo quyệt
Câu 7: Vì sao Kiều lại tha tội cho Hoạn Thư?
A. Kiều tự cảm thấy mình cũng có lỗi (lấy Thúc Sinh).
B. Kiều cảm thông với cảnh ngộ Hoạn Thư.
C. Tuy bị hành hạ, bị đánh ghen nhưng sau đó, Hoạn Thư đã cho Kiều ra Quan Âm các “viết kinh”, và khi Kiều bỏ trốn cũng không truy bắt, “dứt tình chẳng theo”.
D. Kiều nhân hậu, vị tha, độ lượng.Câu 8: Tính cách của Kiều qua đoạn trích Kiều báo ân, báo oán được thể hiện như thế nào?
A. Có yêu có ghét rõ ràng, lúc ôn hòa, khi cương quyết, cứng rắn
B. Nàng đền ơn cho người cưu mang mình, tha tội cho Hoạn Thư- kẻ gây ra đau khổ cho nàng
C. Thúy Kiều là người thấu hiểu đạo lý, cách cư xử, nhưng nàng cũng là người đa sầu đa cảm
D. Cả 3 đáp án trênCâu 9: Em có nhận xét gì về tính cách Hoạn Thư qua những lời đối đáp với Thúy Kiều?
A. Khôn ngoan, giảo hoạtB. Nhu nhược, hèn nhát
C. Mưu mô, cơ hội
D. Hiền lành, thật thà
Câu 10: Đoạn trích Kiều báo ân báo oán thể hiện quan điểm gì của quần chúng nhân dân?
A. Ở hiền gặp lành
B. Con người đau khổ sẽ có lúc vùng lên cầm cán cân công lí, ở hiền gặp lànhC. Ác giả ác báo
D. Đàn bà ghê gớm sẽ bị trừng phạt
Câu 11: Ý nghĩa lớn nhất của đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” là gì?
A. Thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của Thúy Kiều.
B. Phản ánh ước vọng công lí chính nghĩa ở thời đại Nguyễn Du.
C. Thể hiện sự hèn nhát, nhu nhược của Thúc Sinh.
D. Cho thấy sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư.
----------------------------------------------
Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 23: Thúy Kiều báo ân báo oán gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về nội dung, giá trị nghệ thuật và nhân đạo của đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán do Nguyễn Du sáng tác....
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 23: Thúy Kiều báo ân báo oán cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.