Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bình giảng đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của Nguyễn Du

Văn mẫu lớp 9: Bình giảng đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của Nguyễn Du dưới đây được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 9 hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra môn Ngữ văn 9 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Bình giảng tác phẩm Thúy Kiều báo ân báo oán

Trên hành trình lưu lạc của cuộc đời, Kiều đã phải nếm đủ mọi điều cay đắng, tủi nhục “hết nạn nọ đến nạn kia” đã đẩy nàng vào con đường tuyệt vọng. Trong hoàn cảnh nghiệt ngã đó, Từ Hải xuất hiện như một làn gió mới làm thay đổi đời Kiều – Từ Hải, người anh hùng cái thế không những cứu Kiều thoát khỏi cuộc sống lầu xanh còn đưa nàng từ thân phận thấp hèn lên địa vị của một quan tòa cầm cán cân công lý để thực hiện việc “đền ơn trả oán”. Đoạn trích miêu tả cảnh Thúy Kiều đền ơn những người đã cưu mang giúp đỡ nàng, đồng thời trừng trị những kẻ bất nhân, tàn ác.

Cảnh “báo ân báo oán” là đỉnh điểm diễn biến của cốt truyện được kể trong một đoạn thơ dài 162 câu (từ câu 2289 đến câu 2450). Những đối tượng được đền ơn là Thúc Sinh, mục Quan gia, Sư vãi, Giác Duyên. Những tên báo oán là Hoạn Thư, Bạc Hà, Bạc Hạnh, Ưng Khuyển, Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh. Đoạn trích giảng đã được lược bớt, chủ yếu nói rõ việc Thúy Kiều đền ơn Thúc Sinh và trả oán Hoạn Thư.

Nhân vật cuộc chuyện trò thân mật, Thúy Kiều kể hết mọi nỗi gian truân của mình. Từ Hải nổi giận cho quân đi bắt cóc các tên tội phạm, đồng thời cùng cho mời những người có ân nghĩa rồi giao cho Kiều tự đứng ra xét xử “đền ơn trả oán”.

Phiên tòa được mở ra đầy đủ “ba quân” gươm lớn giáo dài tua tua, sáng quắc, hàng trong hàng ngoài, vệ nọ, cơ kia.. Trong quang cảnh oai nghiêm đó, Kiều được Từ Hải trao quyền chủ động xét xử theo một trình tự rõ ràng: đền ơn trước, báo oán sau.

thúy kiều báo ân báo oánThúc Sinh được mời tới nơi xử án đầu tiên “cho gươm mời đến Thúc lang”. Trước phong canh oai nghiêm của phiên tòa, Thúc Sinh hoảng hốt tới mức mất cả thần sắc “mặt như chàm đổ mình dường dè run’’. Thúc Sinh sợ có lẽ vì tính khí của Thúc Sinh nhút nhát, ngay cả việc bảo vệ người mình yêu cũng không làm được để cho Hoạn Thư tha hồ ra tay hành hạ Kiều. Hơn ai hết, Thúc Sinh ý thức đầy đủ về vấn đề đó nên nỗi sợ hãi của chàng đã đẩy lên đến cao độ. Nhưng dù sao thì ở Thúc Sinh vẫn được xem là ân nhân của Kiều, vì Thúc Sinh đã cứu nàng ra khỏi bùn nhơ ở Thanh lâu để cưới nàng làm vợ lẽ và tạo cho Kiều có những ngày hạnh phúc của cuộc sống gia đình êm ấm. Với một con người phúc hậu như Kiều, nàng rất cảm thông nỗi bất lực của Thúc Sinh và không thể quên ơn chàng được. Thực ra Kiều không luận tội Thúc Sinh mà lại càng tỏ ra trân trọng chàng. Trong cuộc tình chồng vợ (dù là vợ lẽ) Thúy Kiều vẫn cho đó là “nghĩa nặng nghìn non” thì làm gì có chuyện phụ lòng. Nàng đặt mình vào những ngày xưa cũ trong quan hệ thân mật, trân trọng, thủy chung nên mới có cách dùng những từ “người cũ”, “cố nhân”, “nghĩa”, “tạ lòng”, và điển cố “sâm thương”. Cách nói này phù hợp với tính cách của Thúy Kiều. Chính đó mới là vẻ đẹp của công bằng lý tưởng, của công lí nhân dân, kể cả việc đền ơn bằng “gấm trăm cuốn bạc nghìn cân” mà cho là: “tạ lòng để xứng báo ân gọi là”. Đây là nét đẹp trong quan niệm của Kiều. Tấm lòng “nghĩa nặng nghìn non” thì gấm vóc, bạc vàng nào có thể cân đo được. Đối với Thúc Sinh, Kiều đặc biệt thông cảm, chia sẻ. Kiều hiểu rõ nỗi đau khổ của nàng không phải là do Thúc Sinh gây ra mà thủ phạm chính là Hoạn Thư. Chính vì vậy mà khi nói với Thúc Sinh, Kiều đã nói về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho nàng đang còn quá xót xa. Khi nói về Hoạn Thư giọng Kiều thay đổi hẳn, đó là giọng điệu của một quan tòa có hàm ý mỉa mai đe dọa:

“Vợ chàng quỷ quái tinh ma

Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau”

Nguyễn Du cực kì khéo léo trong việc sử dụng một cách hiệu quả nhất những thành ngữ quen thuộc “kẻ cắp bà già gặp nhau”, “kiến bò miệng chén” để thể hiện hành động trừng phạt cái ác theo quan điểm của nhân dân nên ngôn ngữ cũng thật nôm na, bình dị theo cách nói của nhân dân.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Bình giảng đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của Nguyễn Du cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 9 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 9 và biết cách soạn bài lớp 9 các bài trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Đánh giá bài viết
1 98
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 9 - Văn 9

    Xem thêm