Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 9

Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 9: Xưng hô trong hội thoại được VnDoc sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài: Xưng hô trong hội thoại

Câu 1: Xưng hô trong hội thoại được hiểu là

A. Xưng hô trong hội thoại là sử dụng các đại từ, danh từ làm từ ngữ xưng hô

B. Tiếng Việt có hệ thống từ ngữ xưng hô phong phú, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm

C. Xưng hô là tự xưng mình và gọi người khác khi nói với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau.

D. Là sử dụng ngôn ngữ biểu đạt trong một cuộc giao tiếp

Câu 2: Trong nói chuyện trực tiếp, xưng hô là hành động diễn ra thường xuyên, liên tục và nó là lời nói của ai?

A. Cả người nói và người nghe

B. Người nói

C. Người nghe

D. Cần nhiều người cùng tham gia tạo nên cuộc giao tiếp

Câu 3: Trong câu "Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa. Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ …"

Từ "chúng ta" trong câu trên chủ tịch Hồ Chí Minh dùng để chỉ những ai?

A. Những người lính

B. Những nhà lãnh đạo cách mạng

C. Toàn thể đồng bào cả nước

D. Toàn thể nhân dân thế giới

Câu 4: Đọc câu văn sau và trả lời câu hỏi.

Chúng tôi tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em để cùng nhau cam kết và ra lời kêu gọi khẩn thiết với toàn thể nhân loại: Hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn.

(Theo Ngữ văn 9, tập một)

Từ “chúng tôi” trong câu văn trên được ai dùng?

A. Tất cả công dân trên thế giới

B. Tất cả phụ nữ trên thế giới

C. Tất cả trẻ em trên thế giới

D. Các nhà lãnh đạo cấp cao trên thế giới

Câu 5: Ý nào dưới đây không bao gồm những từ ngữ xưng hô trong hội thoại

A. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, cậu, thím, mợ

B. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó

C. Anh, chị, bạn, cậu, con nuôi, chúng sinh

D. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh

Câu 6: Trong câu văn: “Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!” từ ngữ xưng hô thuộc từ loại gì?

A. Danh từ B. Phó từ C. Động từ D. Tính từ

Câu 7: Tìm các từ xưng hô trong cuộc hội thoại dưới đây

"- Bu mày đâu?
- Bẩm bà, bu con đi vắng.
- Đi vắng! Đi vắng mãi! Mày về bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền tao thì tao đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không"

(Nam Cao)

A. Tao, bu con

B. Bu mày, tao, con mẹ mày

C. Mày, con mẹ mày

D. Bu mày, bu con, con mẹ mày, tao, cái giống

Câu 8: Người nói cần căn cứ vào điều gì để lựa chọn từ ngữ xưng hô cho phù hợp?

A. Căn cứ vào hoàn cảnh giao tiếp

B. Căn cứ vào đối tượng giao tiếp

C. Dựa vào mục đích giao tiếp

D. Tất cả đều đúng

Câu 9: Tìm các từ xưng hô trong đoạn thơ sau

"Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!".

A. Bà và cháu

B. Bà, cháu, bố, mày

C. Bố và mày

D. Bố, mày

Câu 10: Từ xưng hô có thể cho ta biết điều gì?

A. Vị thế, địa vị của những người tham gia giao tiếp

B. Thái độ, tình cảm của những người tham gia giao tiếp

C. Cả A và B đúng

D. Cả A và B sai

Câu 11: Nhận định nào sau đây nói đúng nhất những việc chúng ta cần phải làm khi muốn lựa chọn đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

A. Xem xét tính chất của tình huống giao tiếp

B. Xem xét mối quan hệ giữa người nói và người nghe

C. Cả A và B đều sai

D. Cả A và B đều đúng

Câu 12: Dòng nào có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại?

A. Anh, chị, bạn, cậu, con người, chúng sinh.

B. Thầy, con, em, cháu, tôi, ta, tín chủ, ngài, trẫm, khanh.

C. Ông, bà, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, dượng, mợ.

D. Chúng tôi, chúng ta, chúng em, chúng nó

----------------------------------------------

Với nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 9: Xưng hô trong hội thoại gồm nhiều câu trắc nghiệm kèm đáp án đi cùng các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về cách thức, vai trò của xưng hô dùng trong hội thoại và văn bản...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Trắc nghiệm môn Ngữ văn 9 bài 9: Xưng hô trong hội thoại cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Trắc nghiệm Ngữ văn 9, Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn Văn 9, Văn mẫu lớp 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Ngữ Văn 9

    Xem thêm