Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 5)

100 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 5) với bộ câu hỏi gồm 100 câu sẽ là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh củng cố kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11. Mời các bạn và thầy cô cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu tại đây nhé.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 5)

401. So với quá trình hiện đại hóa của thơ, thì văn xuôi xuất hiện sớm hơn, nguyên nhân là vì:

a. Vì nước ta thời trung đại hầu như chưa có văn xuôi tiếng Việt nên không phải chịu một lực trì kéo nào.

b. Vì văn xuôi phương Tây vào nước ta sớm hơn thơ.

c. Vì đó là quy luật tất yếu của quá trình hiện đại hóa văn học.

d. Vì quá trình hiện đại hóa khơi nguồn từ lĩnh vực báo chí, lĩnh vực rất gần với văn xuôi.

402. Ở bộ phận văn học nào, nội dung nhân đạo là: “lên án bọn thống trị áp bức bõ lột nhân dân, phản ánh với thái độ thông cảm sâu sắc nỗi khổ của nhân dân, là nỗi đau đời”.

a. Bộ phận văn học bất hợp pháp

b. Bộ phận văn học hợp pháp

c. Cả a,b

403. Nhận định nào dưới đây về bài thơ “Lai tân” không đúng?

a. Bài thơ in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường

b. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với 4 câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng

c. Bài thơ rất giàu sức chiến đấu

d. Ba câu đầu của bài thơ không phải là những câu kể việc mà chủ yếu để gợi

404. Cách hiểu nào sau đây không đúng với khái niệm “thơ Mới”:

a. Là một thể lọai thơ.

b. Là một tên gọi chỉ một xu thế văn học trong lịch sử.

c. Là một tên gọi chỉ một hiện tượng văn học riêng với tính lịch sử cụ thể của nó.

d. Là cách gọi tất cả các bài thơ được viết không theo thi pháp của văn học trung đại.

405. Trong những chặng thơ Tố Hữu có một tập thơ thể hiện mối duyên đầu của người thanh niên đối với Cách Mạng. Tập thơ đó là:

a. Từ ấy

b. Việt Bắc

c. Gió lộng

d. Máu và hoa

406. Cơ sở của sự hình thành cá tính và phong cách nghệ thuật của các nhà văn là gì?

a. Tài năng nghệ thuật

b. Đề tài và chủ đề

c. Tư tưởng nhân văn trong sang tác

d. Sự thức tỉnh của ý thức cá nhân

407. Nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật sau là của tác giả nào?

“.. một cá tính đầy góc cạnh, một tiếng cười châm biếm đầy mạnh mẽ ném vào tầng lớp thị dân đầy hãnh tiến, lố bịch, vô đạo, con đẻ của xã hội thuộc địa nửa phong kiến mới hình thành”

a. Nguyễn Khuyến

b. Tú Xương

c. Hồ Xuân Hương

d. Phan Bội Châu

408. “… là một hồn thơ lãng mạn rất phóng túng, thể hiện “cái ngông” của một con nhà nho tài hoa bất đắc chí”

Từ còn thiếu trong nhận định trên là gì?

a. Tản Đà

b. Nguyễn Công Trứ

c. Cao Bá Quát

d. Phan Bội Châu

409. Tác phẩm hoặc đoạn trích nào dưới đây ca ngợi những con người sẵn sàng hy sinh vì đất nước?

a. Bài ca ngắn đi trên bãi cát

b. Lẽ ghét thương

c. Chạy giặc

d. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

410. Tác phẩm nào dưới đây không thể hiện cảm hứng phê phán đối với xã hội đương thời?

a. Vịnh khoa thi Hương

b. Tiến sĩ giấy

c. Chạy giặc

d. Bài ca ngất ngưởng

411. Tác phẩm kí khác tác phẩm truyện ở điểm nào?

a. Không có nhân vật

b. Không có cốt truyện

c. Thể hiện trực tiếp cái tôi cá nhân của người cầm bút

d. Tác giả không thể là một nhân vật trong tác phẩm

412. Thơ hát nói là một lọai hình thơ độc đáo thể hiện sự sáng tạo táo bạo và là sản phẩm riêng của người Việt chúng ta, đúng hay sai?

a. Đúng

b.Sai

413. Chọn câu trả lời chính xác về các thành phần ngữ nghĩa của câu:

a. Nghĩa sự việc và nghĩa hàm ẩn

b. Nghĩa tình thái và nghĩa hàm ẩn

c. Nghĩa tường minh va nghĩa hàm ẩn

d. Nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

414. Một khi Xuân Hương đi dạo cảnh Hồ Tây, ghé lại chơi chùa Trần Quốc, hoài cổ trước cung Thái Hòa nhà Lí, tới thăm đài khan Xuân.

Câu văn trên mắc lỗi gì?

a. Dùng sai nghĩa của từ

b. Câu thiếu trạng ngữ

c. Câu thiếu vị ngữ

d. Câu thiếu cả nòng cốt câu

415. Chọn từ đúng điền vào chỗ còn thiếu trong nhận định:

“Nhìn chung trong thơ cổ điển của ta, bao gồm từ Chu Mạnh Trinh trở lên, nếu xét về khía cạnh có tính dân tộc hơn cả, có lẽ thơ Hồ Xuân Hương…”

a. Luôn giành giải nhất

b. Luôn tiêu biểu

c. Là hay hơn tất cả

d. Luôn đi trước

416. Tác giả này thường chọn miêu tả những khoảnh khoắc giáp ranh giữa cái sống và cái chết, từ đó mà tô đậm những nét đẹp và sự tài hoa của con người. Ông là ai?

a. Hồ Biểu Chánh

b. Thạch Lam

c. Nguyễn Tuân

d. Nguyễn Công Hoan

417. Ai là nhà văn tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam giai đoạn 30-45 về thể loại truyện ngắn trào phúng?

a. Hồ CHí Minh

b. Vũ Trọng Phụng

c.Tú Mỡ

d. Nguyễn Công Hoan

418. Nhân vật trữ tình tiêu biểu trong thơ ca của tác giả này là kẻ lữ thứ cô đơn. Tác giả được nhắc đến là ai?

a. Nguyễn Khuyến

b. Nguyễn Bính

c. Huy Cận

d. Hàn Mạc Tử

419. Câu thơ nào dưới đây chép sai:

a.Tôi muốn tắt nắng đi

b. Ngoài đường đê cỏ non xanh biếc cỏ

c. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót

d. Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

420. Trong bài “Vội vàng”, Xuân Diệu sử dụng biện pháp tu từ nào nhiều nhất?

a. Nhân hóa

b. Điệp từ, ngữ

c. Hoán dụ

d. So sánh

421. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ còn thiếu trong nhận định sau:

“…đã đặt được dấu gạch nối giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại”

a. Tản Đà

b. Trần Tuần Khải

c. Hòang Ngọc Phách

d. Hồ Biểu Chánh

422. Tác giả nào dưới đây không được xếp vào nhóm các nhà thơ thuộc dòng “thơ quê” của giai đoạn văn học 1930-1945?

a. Nguyễn Bính

b. Anh Thơ

c. Đoàn Văn Cừ

d. Nguyễn Nhược Pháp

423. Thể thơ sở trường và cũng là một dấu ấn sâu đậm nhất trong phong cách thơ Nguyễn Bính là gì?

a. Lục bát

b. Lục bát biết thể

c. Song thất lục bát

d. Thơ tám chữ

424. Bài thơ sau đây đã” nói lên được cái bang khuâng khó hiểu của thời đại”?

a. Thơ duyên

b. Tràng giang

c. Tống biệt hành

d. Đây mùa thu tới

425. Bài thơ nào sau đây của Tố Hữu không được làm trong tù?

a. Nhớ đồng

b. Con chim tu hú

c. Tiếng hát đi đày

d. Tiếng hát song Hương

426. Sự phân biệt thơ cũ, thơ mới điều quan trọng nhất là căn cứ vào đâu?

a. Lời thơ trong thơ Mới không còn nặng tính ước lệ, cách điệu như thơ trung đại

b. Sự thay đổi trong cách diễn đạt

c. Cách nhìn đời, nhìn thiên nhiên của cái tôi cá nhân

d. Hình thức của thơ nói chung

427. Tác phẩm nào dưới đây thể hiện sự khát khao vươn tới sự tuyệt đích trong tình yêu?

a. Vội vàng

b. Bài thơ số 28

c. Tôi yêu em

d. Tương tư

428. Nguyễn Công Trứ từ bé đã sống trong cảnh nghèo khổ. Cha ông chống Tây Sơn thất bại nhưng ông đã từng ra làm quan cùng Tây Sơn một thời gian ngắn.

Nhận định trên:

a. Đúng

b. Sai

429. Tuyên ngôn sau là của tác giả nào?

“Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi song”

a. Nguyễn Công Trứ

b. Cao Bá Quát

c. Phan Bội Châu

d. Phan Châu Trinh

430. Trong cuộc đời, đã có lần Nguyễn Công Trứ được bổ nhiệm làm tổng đốc An Hải:

a. Đúng b. Sai

431. Trong những việc Nguyễn Công Trứ đã làm, có lợi ích thiết thực và to lớn cho nhân dân hơn cả là:

a. Công cuộc chinh phục thiên nhiên

b. Những lần cứu đói

b. Công cuộc khai hoang

d. Việc tiễu trừ bọn thổ phỉ ở vùng núi

432. Trong thơ văn Nguyễn Công Trứ là mối mâu thuẫn lớn.Vì sao vậy?

a. Vì thơ văn của ông vừa ca tụng con người hoạt động, vừa ca tụng lối sống hưởng lạc, cầu nhàn

b. Thơ văn của ông vừa ca tụng Nho giáo vừa ca tụng Đạo giáo

c. Thơ văn của ông vừa lạc quan tin tưởng, vừa bi quan thất vọng

d. Cả ,a,b,c

433. Nhìn một cách tổng quát, thơ văn Nguyễn Công Trứ tập trung vào 3 chủ đề chính.Ba chủ đề đó là gì?

a. Chí nam nhi, cảnh nghèo và thế thái nhân tình, triết lí hưởng lạc

b. Chí nam nhi, tình yêu thiên nhiên, triết lí hưởng lạc

c. Cảnh nghèo, chí nam nhi, tình yêu thiên nhiên

D .Chí nam nhi, triết lí hưởng lạc, tôn giáo

434. Cao Bá Quát sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho. Dòng họ ông có truyền thống khoa bảng và phát đạt. Thời ông cụ thân sinh của ông cũng rất khá giả.

Nhận định trên:

a. Đúng

b.Sai

435. Việc Cao Bá Quát đến với khởi nghĩa nông dân thể hiện điều gì?

a. Đó là hành động của con người không chịu uốn minh theo khuôn phép

b. Đó là hành động thể hiện sự bế tắc, cùng quẫn của người trí thức

c. Đó là con đường đi tất yếu của con người gắn liền cuộc đời minh với những người nghèo khổ

d. Cả a, b, c

436. Nghĩa của từ “đông phong” trong câu thơ “Khen chê phơi phới ngọn đông phong” là gì?

a. Gió mùa đông

b. Gió từ phương Đông thổi tới

c. Gió xuân

437. Hát nói không được gọi là:

a. Hát ả đào

b. Hát cô đầu

c. Hát nhà trò

d. Hát ghẹo

438. “Lưu Hương kí” là tập thơ…. của Hồ Xuân Hương

a. Chữ Hán

b. Chữ Nôm

c. Cả a,b

439. Trước Hồ Xuân Hương, ai được coi là nhà thơ của phụ nữ?

a. Đoàn Thị Điểm

b. Nguyễn Du

c. Bà Huyện Thanh Quan

d. Không có ai

440. Sáng tác của Hồ Xuân Hương ảnh hưởng rất lớn từ:

a. Ca dao, tục ngữ

b. Truyện ngụ ngôn dân gian

c. Truyện tiếu lâm dân gian

d .Vè dân gian

441.Trong hai câu thơ sau:

“Cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm

Cầm bằng làm mướn, mướn không công”

Hồ Xuân Hương đã vận dụng:

a. Thành ngữ

b. Tục ngữ

c. Quán ngữ

442. Thơ Dương Khuê bộc lộ nhiều ưu tư về thời cuộc, nghệ thuật trang nhã, tinh tế. Ông có nhiều đóng góp nhất cho dân tộc là ở:

a. Thể thơ lục bát biến thể

b. Thê thơ Nôm Đường luật

c. Thể thơ hát nói và nghệ thuật ca trù

d. Thể vè và các dạng câu đối

443. Từ “đăng khoa” trong câu “nhớ từ thưở đăng khoa ngày trước” nghĩa là gì?

a. Thi đỗ

b. Vào trường thi

c. Lên trường thi

d. Đăng kí thi

444. Trong câu”Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang”, từ “cầm xoang” nghĩa là gì?

a. Điệu phách và nhịp đàn

b. Cung đàn và điệu hát

c. Cung đàn và nhịp phách

d. Ngâm thơ

445. Hai câu thơ sau có sử dụng thành ngữ hay không?

“Cũng cờ cũng biển cũng cân đai

Cũng gọi ông nghè có kém ai”

a. Có

b. Không

446. Nguyễn Đình Chiểu sinh trưởng trong một gia đình:

a. Nông dân

b. Quan lại có tiếng ở Gia Định

c. Phong kiến lớp dưới

447. Lúc được tin me mất, Nguyễn Đình Chiểu đang ở Huế để:

a. Đón cha được thăng chức

b. Đợi kì thi Hương

c. Đợi kì thi Hội

d. Đợi kì thi Đình

448. Theo như những câu thơ đầu tiên của “Truyện Lục Vân Tiên” thì tác phẩm có vẻ như được phóng tác dựa trên tác phẩm nào của Trung Quốc?

a. Truyện Tây Minh

b. Lục Vân Tiên Truyện

c. Liêu Trai chí dị

d. Hầu Lâu Mộng

449. “Lục Vân Tiên” chỉ là một tác phẩm có tính chất tự truyện, chứ chưa phải hòan toàn là mọt tác phẩm tự truyện, bởi vì:

a. Trong truyện chỉ có một vài chi tiết nhỏ lien quan đến Nguyễn Đình Chiểu

b. Trừ Lục Vân Tiên, các nhân vật khác trong tác phẩm đều là hư cấu

c. Tác phẩm không phản ánh đúng các đoạn đời thực của Nguyễn Đình Chiểu

450. Viết “Lục Vân Tiên”, Nguyễn Đình Chiểu tuyên bố rất rõ muc đích giáo huấn đạo đức của minh, đúng hay sai?

a. Đúng

b.Sai

451. Một tác phẩm khác của Nguyễn Đình Chiểu cũng có tính chất luận đề và cũng thể hiện tinh thần đạo lí như “Lục Vân Tiên”?

a. Ngư tiều y thuật vấn đáp

b. Văn tế nghĩa sĩ CầnGiuộc

c. Dương Từ-Hà Mậu

d. Văn tế Trương Định

452. Sáng tác của Tú Xương chủ yếu là:

a. Thơ Chữ Hán

b. Phú

c. Thơ thất ngôn bát cú

d. Thơ Nôm

453. Giọng điệu trào phúng của bài thơ “Vịnh khoa thi Hương” là gì?

a. Giọng mỉa mai

b. Giọng đả kích

c. Giọng châm biếm

d. Giọng tự trào

454. Ngữ cảnh bao gồm:

a. Văn cảnh và hoàn cảnh giao tiếp

b. Hoàn cảnh giao tiếp và nhân vật giao tiếp

c. Nhân vật giao tiếp và đối tượng giao tiếp

d. Hòan cảnh giao tiếp rộng và hoàn cảnh giao tiếp hẹp

455. Văn cảnh là gì?

a. Là những từ ngữ, câu đi trước một đơn vị ngôn ngữ nhất định

b. Là những từ ngữ, câu đi sau một đơn vị ngôn ngữ nhất đinh

c. La những từ ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ nhất định

d. Là những dấu hiệu hình thức của một đơn vị ngôn ngữ

456. Theo lí thuyết giao tiếp, người ta quy các mối quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp về mấy kiểu chính:

a. Hai

b. Ba

c. Bốn

d. Năm

457. Nhân vật trung tâm trong đời sống văn hóa từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng thánh Tám 1945 là:

a. Giai cấp nông dân

b. Tầng lớp trí thức Tây học

c. Các tầng lớp xã hội mới:tư sản, tiểu tư sản, công nhân, dân nghèo thành thị

d. Các tri thức cách mạng

458. Ở thời trung đại, thể kí chỉ thực sự ra đời vào khi nào?

a. Thế kỉ XV

b. Thế kỉ XVI

c. Thế kỉ XVII

d. Thế kỉ XVIII

459. Có thể nói Ngô Thì Nhậm là một trong những trí thức Bắc Hà tiêu biểu từng làm quan dưới triều Lê nhưng sau lại theo giúp Tây Sơn.

Nhận đinh trên:

a. Đúng

b. Sai

460. Trong giai đoạn thứ nhất của quá trình hiện đại hóa, thành tựu trong sang tác chủ yếu mới được ghi nhận trên:

a. Một số tác phẩm thơ

b. Một số tác phẩm thơ và truyện ngắn

c. Một số truyện kí

d. Một số tiểu thuyết

461. Những truyện kí rất hiện đại của Hồ Chí Minh viết ở nước ngoài được xếp vào giai đoạn nào của quá trình hiện đại hóa?

a. Giai đoạn đầu

b. Giai đoạn thứ hai

d. Giai đoạn thứ ba

462. Sáng tác của Thạch Lam gồm:

a. Tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ

b. Truyện ngắn, thơ, tùy bút

c. Tiểu thuyết, truyện ngắn, tùy bút

d. Thơ, tiểu thuyết, tùy bút

463. Tập bình luận văn học của Hoài Thanh có tên gì?

a. Hà Nội băm sáu phố phường

b. Ngày mới

c. Hai lần chết

d.Theo going

464. “Nắng trong vườn” tập truyện ngắn đầu tay của Thạch Lam. Đúng hay sai?

a. Đúng b.Sai

465. Phần lớn truyện ngắn của Thạch Lam được bắt đầu hay xoay quanh một cảm giác, cảm tưởng nào đó nhưng cốt truyện thì khá li kì, hấp dẫn.

Nhận định trên:

a. Đúng

b. Sai

466. Những kiếp người được miêu tả trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam mang ý nghĩa:

a. Tả thực

b. Ẩn dụ-biểu tượng

c. Cả a,b

467. Trong giao tiếp trực tiếp, có một thứ không ngừng biến đổi, yêu cầu người nói phải điều chỉnh ngôn ngữ của minh cho phù hợp.Yếu tố đó là gì?

a. Hoàn cảnh giao tiếp

b. Đối tượng giao tiếp

c. Nhân vật giao tiếp

d. Ngữ cảnh

468. Truyện ngắn hiện đại có xu hướng tổng hợp, đan xen, xâm nhập về mặt loại hình giữa các thể loại (truyện ngắn với kịch, với tiểu thuyết hoặc với thơ). Đúng hay sai?

a. Đúng

b. Sai

469. Tác giả nào dưới đây không phải là thành viên của Tự Lực Văn Đoàn?

a. Xuân Diệu

b. Tú Mỡ

c. Thế Lữ

d. Nguyễn Tuân

470. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất:

a. Tự Lực văn đoàn là một trào lưu văn học

b. Tự Lực văn đoàn là một tổ chức văn học

c. Tự Lực văn đoàn là một tổ chức văn học và một tổ chức văn hóa

d. Tự Lực Văn Đoàn là một tổ chức hoạt động văn hóa

471. Thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong các sang tác thuộc trào lưu lãng mạn là gì?

a. Thủ pháp so sánh

b. Thủ pháp tương phản, đối lập, khoa trương

c. Thủ pháp ẩn dụ

d. Thủ pháp hoán dụ

472. Trước khi đến với nghề văn, Vũ Trọng Phụng từng làm gì?

a. Thợ tiện

b. Phu khuân vác

c. Thư kí đánh máy chữ cho nhà in

473. Tác phẩm nào dưới đây của Vũ Trọng Phụng không phải là phóng sự?

a. Cạm bẫy người

b. Kĩ nghệ lấy Tây

c. Trúng số độc đắc

474. Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh phản ánh sinh động cuộc sống của nhân dân Nam Bộ ở:

a. Nông thôn

b. Thành thị

c. Miền song nước ở nông thôn

d. Từ nông thôn đến thành thị

475. Sáng tác của Hồ Biểu Chánh thấm nhuần:

a. Tư tưởng văn hóa phương Tây

b. Tinh thần thời đại

c. Đạo lí truyền thống

d. Tinh thần yêu nứơc

476. Tiểu thuyết “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh gồm:

a. 8 chương

b. 10 chương

c. 12 chương

d. 15 chương

477. Nhân vật chính của “Cha con nghĩa nặng” là ai?

a. Thị Lựu

b. Thằng Tí

c. Anh Sửu

d. Hương Thị Tào

478. Hồ Biểu Chánh có đóng góp to lớn cho tiểu thuyết Việt Nam hiện địa ở giai đoạn sơ khai trên phương diện nào?

a. Mở rộng đề tài

b. Cách dựng truyện

c. Nghệ thuật miêu tả tính cách nhân vật

d. Cả a,b,c

479. Điều gì ảnh hưởng đến việc lựa chọn từ ngữ nói chung được dung trong văn bản?

a. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp

b. Cách thức giao tiếp (nói hay viết)

c. Chủ đề hay đối tượng giao tiếp

d. Địa điểm và thời gian giao tiếp

480. Ý nghĩa đích thực của một câu nói có thể được hiểu một cách đúng đắn và chính xác nhờ vào?

a. Các nhân vật giao tiếp

b.Thời gian và địa điểm giao tiếp

c. Chủ đề của cuộc giao tiếp

d. Hoàn cảnh giao tiếp cụ thể

481. Trước Cách mạng tháng Tám, sáng tác của Nguyễn Tuân chủ yếu tập
trung vào mấy đề tài:

a. Một

b. Hai

c. Ba

d. Bốn

482. Tác phẩm nào dưới đây không phải là của Nguyễn Tuân?

a. Phở

b. Một thứ quà của lúa non:cốm

c. Giò lụa

d.Tờ hoa

483. Cái “ngông” của Nguyễn Tuân gặp gỡ với cái “ngông” của Tản Đà và Nguyễn Công Trứ ở điểm nào?

a. Vị tài, ý thức sâu sắc về tài năng của minh

b. Khinh bạc, coi thường xã hội phong kiến

c. Coi thường hư danh

484. Tiểu thuyết “Số đỏ” gồm:

a. 16 chương

b. 18 chương

c. 19 chương

d. 20 chương

485. Tên đầy đủ của chương XV do tác giả tự đặt là gì?

a. Hạnh phúc của một tang gia, Văn Minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu

b. Hạnh phúc của một tang gia

c. Văn Minh nữa cũng nói vào, một đám ma gương mẫu

d. Hạnh phúc của một tang gia, một đám ma gương mẫu

486. Cụ tổ chết là do:

a. Nghe Xuân nói về chuyện cô Hoàng Hôn ngọai tình

b. Nghe Xuân nói Tuyết chưa lấy chồng mà đã hư hỏng

c. uống nhầm thuốc đánh đền bia

d. Uất ức vì lũ con cháu bất hiếu

487. Yêu cầu cao nhất của văn học hiện thực, theo quan niệm theo thống là gì?

a. Bám sát đời sống hiện thực

b. Sáng tạo ra những tính cách điển hình trong hòan cảnh điển hình

c. Sáng tạo ra những hình mẫu lí tưởng

d. Tái tạo lại hiện thực theo nguyên tắc lí tưởng

488. Ngô Tất Tố còn được gọi là “đầu xứ Tô” đó là vì:

a. Ông là người giỏi nhất vùng

b. Ông biết cả chữ Hán, chữ Nôm và tiếng Pháp

c. Ông là nhà nho rất tinh thong cổ học

d. Năm hai mươi tuổi, ông đỗ đầu kì thi khảo hạch ở địa phương

489. Nghệ thuật băm thịt gà là phóng sự có tính chất…nạn “ xôi thit” ở nông thôn.

a. Mỉa mai, châm biếm

b. Đả kích

c. Đấu tranh quyết liệt

d. Phê phán gay gắt

490. Mô hình câu phổ biến mở đầu các bản tin là gì?

a. Thời gian-địa điểm-sự kiện

b. Địa điểm-thời gian-sự kiện

c. Sự kiện-địa điểm-thời gian

d. Mô hình khác

491. Trong các bản tin trên báo điện tử hiện nay, cách trình bày phổ biến là:

a. Tên bản tin (ngắn gọn)-nội dung tin

b. Không có tên bản tin, chỉ có nội dung tin

c. Tên bản tin(ngắn gọn)- đoạn mở đầu được hiển thị như là một đoạn tóm tắt bản tin-nội dung bản tin

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải để tham khảo.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11

401

A

421

A

441

B

461

B

481

A

402

B

422

D

442

D

462

C

482

B

403

C

423

D

443

B

463

A

483

D

404

D

424

A

444

D

464

D

484

C

405

A

425

C

445

A

465

C

485

A

406

A

426

B

446

C

466

B

486

B

407

B

427

D

447

D

467

C

487

A

408

D

428

A

448

A

468

D

488

D

409

A

429

B

449

D

469

C

489

C

410

C

430

C

450

C

470

A

490

A

411

A

431

D

451

A

471

B

491

D

412

D

432

A

452

D

472

A

492

C

413

A

433

B

453

B

473

D

493

B

414

B

434

D

454

C

474

C

494

A

415

D

435

A

455

A

475

B

495

D

416

A

436

B

456

D

476

A

496

C

417

D

437

C

457

C

477

D

497

B

418

A

438

B

458

B

478

C

498

A

419

B

439

D

459

A

479

C

499

C

420

C

440

A

460

D

480

A

500

D

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 5), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Đánh giá bài viết
5 15.711
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 11

    Xem thêm