Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 4)

100 câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án

VnDoc.com xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 4) với bộ tài liệu gồm 100 câu trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tập hiệu quả hơn. Mời các bạn và thầy cô tham khảo.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 4)

301. Chân dung nhân vật Bê-li-cốp được miêu tả trong tác phẩm gắn với rất nhiều chi tiết “vặt vãnh”?

Nhận định trên:

a. Đúng

b. Sai

302. Trong những chi tiết được Sê-khốp đặc tả, chi tiết nào dưới đây được tác giả đặc biệt tô đậm, nhấn mạnh và duy trì suốt mạch truyện?

a. Đôi giày cao su

b. Cái ô

c. Cái bao

d. Cả a,b,c

303. Bê-li-cốp vận dụng tất cả những gì có thể để tạo ra những “cái bao” nhằm?

a. Ngợi ca quá khứ

b. Ngợi ca những cái không có thật

c. Ngợi ca thứ tiếng Hi Lạp cổ của hắn và che giấu những ý nghĩ

d. Cả a,b,c

304. Trong đầu Bê-li-côp luôn xuất hiện suy nghĩ gì?

a. “Sợ nhỡ người ta thấy mình gặp ai”

b. “Sợ nhỡ người ta thấy mình làm gì”

c. “Sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì”

d. "Sợ lại đến tai ông hiệu trưởng thì khốn”

305. Những cáo bao được “tạo ra” từ những đồ vật đã giúp Bê-li-cốp thóat khỏi những nỗi sợ hãi bao bọc hắn.

Nhận định trên:

a. Đúng

b.Sai

306. Theo em tình tiết nào trong những tình tiết dưới đây có tác dụng thúc đẩy diễn biến đối thoại và làm tăng lên kịch tính cho truyện?

a. Bức tranh châm biếm Bê-li-côp

b. Sự việc chị em nhà Va-ren-ca cưỡi xe đạp

c. Câu nói đe dọa Bê-li-côp của Cô-va-len-cô

d. Cả a,b,c

307. Nguyên nhân vây bọc khiến Bê-li-côp trở nên run sợ đến mức, hèn nhác, bạc nhược, đê hèn và luôn phải đề phòng là gì?

a. Sợ bị nghe thấy

b. Sợ bị xuyên tạc, vu cáo

c. Sợ cấp trên, sợ chính quyền

d. Sợ tất cả những gì của hoàn cảnh xung quanh

308. Người kể chuyện trong truyện “Cái bao” đóng vai trò gì?

a. Kể chuyện, dẫn chuyện

b. Duy trì giọng điệu của truyện

c. Bộc lộ một cách đánh giá, một cách nhìn

d. Cả a,b,c

309. Để thuận lợi cho việc tìm hiểu nội dung, ý nghĩa tư tưởng của truyện “Cái bao”, có nên đồng nhất người kể chuyện-tác giả với người kể chuyện trong tác phẩm hay không?

a. Có

b. Không

310. Bê-li-cốp đã khiến cho tất cả mọi người trong khu phố mà hắn ở khó chịu, sợ hãi, căm ghét,… Chỉ khi hắn chết đi, tất cả những sự khó chịu trên mới hoàn toàn được giải thóat. Mọi người đã được trở về với cuộc sống đích thực của họ.

Nhận định trên:

a. Đúng

b. Sai

311. Phần chính của bài bình luận là gì?

a. Xác định đối tượng bình luận

b. Trình bày đối tượng bình luận bằng cách giới thiệu, mô tả, trích dẫn ý kiến…

c. Đề xuất ý kiến, nhận định, đánh giá

d. Vận dụng các thao tác lập luận như phân tích, giải thích, chứng minh, so sánh để trình bày ý kiến bình luận của mình.

312. Vic-to Huy-go được coi là… nổi tiếng của Pháp

Cụm từ còn thiếu trong dấu 3 chấm ở trên là gì?

a. Nhà thơ lãng mạn

b. Nhà tiểu thuyết lãng mạn

c. Nhà soạn kịch lãng mạn

d. Cả a,b,c

313. Nhận định nào dưới đây về tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là đúng?

a. Mang tư tưởng bảo hoàng và thiên về cảm hứng lãng mạn.

b. Tác phẩm thể hiện những chuyển biến tư tưởng mạnh mẽ của Vic-to Huy-go cùng các phong trào cách mạng diễn ra ở Pháp cuối thế kỉ XIX.

314 .Các chương, mục trọn vẹn trong bộ tiểu thuyết “Những người khốn khổ” đều:

a. Được đánh số

b. Chỉ để những khoảng cách nhỏ

c. Đều có tiêu đề

d. Gồm a,b

315. Cốt truyện “Những người khốn khổ” được đặt vào hoàn cảnh thời gian lịch sử nào?

a. Mấy chục năm đầu thế kỉ XVIII ở Pháp

b. Mấy chục năm cuối thế kỉ XVIII ở Pháp

c. Mấy chục năm đầu thế kỉ XIX ở Pháp

d. Mấy chục năm cuối thế kỉ XIX ở Pháp

316. Nhân vật trung tâm của tiểu thuyết “Những người khốn khổ” là nhân vật nào?

a. Giăng Van-giăng

b. Cô-det

c. Gia-ve

d. Phang-tin

317. Trong tiểu thuyết. Giăng Van-giăng là:

a. Một người lao động nghèo

b. Một thị trưởng

c. Một tên tù khổ sai

d. Gồm a,b,c

318. Phẩm chất nổi bật của Giăng Van-giăng mà nhà văn muốn ca ngợi là gì?

a. Sự hi sinh anh dũng

b. Một người giàu lòng yêu nước

c. Một con người giàu long vị tha

c. Cả a, b, c

319. Đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” thể hiện nỗi bật điều gì?

a. Sự lên ngôi của cái thiện

b. Sự thảm bại của cái ác

c. Tấm lòng nhân đạo cao cả của V.Huy-go đối với những con người khốn khổ

d. Gồm a,b,c

320. Ai được coi là “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” trong đoạn trích này?

a. Giăng Van-Giăng

b. Gia-ve

c. Phăng-tin

d. Gồm a, b

321. Trong đoạn trích, chân dung nhân vật Gia-ve được nhà văn miêu tả cụ thể sống động ở từng đường nét, từng chi tiết cụ thể.Sự miêu tả giúp ta hình dung tưởng tượng nhân vật như là:

a. Một tên đao phủ

b. Một tên giết người man rợ

c. Một con mãnh thú

d. Gồm a,b,c

322. Khi thể hiện hình ảnh nhân vật Gia-ve, V.Huy-go đã sử dụng rất thành công:

a. Những so sánh mang tính phóng đại và những hình ảnh hóan dụ

b. Những so sánh mang tính phóng đại và những hình ảnh ẩn dụ

c. Biện pháp tăng tiến và ẩn dụ

d. Biện pháp so sánh, ẩn dụ và hóan dụ

323. Tình thương yêu của Huy-go đối với những người khốn khổ trong đoạn trích này thể hiện qua:

a. Thái độ của người kể chuyện đối với Phăng-tin và Giăng Van-giăng

b. Những biểu hiện tình cảm tinh tế của Giăng Van-giăng đối với Phăng-tin

c. Lòng căm ghét của tác giả đối với những kẻ độc ác như Gia-ve

d. Cả a,b,c

324. Việc phân tuyến nhân vật rất rạch ròi trong đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền” khiến ta nghĩ kết cấu truyện của Huy-go gần giống với:

a. Truyện ngụ ngôn

b. Truyện cổ tích

c. Sử thi

d. Truyện ngắn hiện thực

325. Theo tác giả, nhân vật nào trong các nhân vật dưới đây được xây dựng nên từ những nguyên mẫu thực?

a. Giăng Van Giăng

b.Gia-ve

c. Phăng-tin

d. Cả a,b,c

326. Ở phần cuối của đoạn trích, khi Phăng-tin chết, Giăng Van-Giăng vẫn thì thầm bên tai chị. Căn cứ vào nội dung tác phẩm, có thể đóan được lời thì thầm đó là gì?

a. Lời hứa tiêu diệt cái ác

b. Hứa cứu được con chị là Cô-det

c. Hứa chăm sóc Cô-det suốt đời

d. Cả a,b,c

327. Trường hợp nào dưói đây không nên dung thao tác lập luận bình luận?

a. Về một bài học tóan trong SGK

b. Về một cuốn tiểu thuyết mới đọc

c. Về một diễn viên điện ảnh

d. Về một cầu thủ bong đá

328. Để có ý kiến bàn bạc, đề xuất, đánh giá về đối tượng, người bình luận cần phải làm gì?

a. Phân tích đối tượng một cách cụ thể

b. Nhìn nhận đối tượng từ nhiều quan hệ

c. Tiếp cận đối tượng một cách trực tiếp

d. Gồm a,b

329. Chủ trương cứu nước nổi bật của Phan Châu Trinh là gì?

a. Khai thong dân trí b. Dùng bạo động cách mạng

c. Nhờ ngọai viện d. Kết hợp a,b,c

330. “Về luân lí xã hội ở nước ta” là một đoạn trích nằm trong phần nào của bài luận thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây”?

a. Phần nhập đề

b. Phần III

c. Phần kết luận

d. Nằm độc lập bên ngoài năm phần chính của bài

331. Nhận định nào dưới đây không chính xác?

a. Phan Châu Trinh viết rất nhiều, gồm cả bằng chữ Hán, chữ Nôm và chữ quốc ngữ.

b. Những áng văn chính luận của ông đầy tính chất hùng biện và có lập luận đanh thép

c. Ông là một nhà thơ lớn, sang tác của ông tất cả đều thấm nhuần tư tưởng yêu nước và tinh thần dân chủ

d. Cả a, c đều sai

332. Nhận đinh nào dưới đây về bài luận thuyết “Đạo đức và luân lí Đông Tây” không đúng?

a. Bài diễn thuyết kha dài, có nội dung phong phú, đề cao tác dụng của đạo đức, luân lí

b. Khẳng định phải tìm nguyên nhân mất nước trong việc để mất đạo đức và luân lí truyền thống

c. Khẳng định: muốn cứu nước thì phải hết sức đem cái chủ nghĩa dân chủ Âu Châu về.

d.Khẳng định:muốn cứu nước thì phải kết hợp giữa bạo lực cách mạng với khôi phục nền đạo đức cữ và xây dựng nền luân lí mới.

333. Trong bài văn diễn thuyết, sức thuyết phục cũng như tâm huyết của người diễn thuyết được thể hiện ở:

a. Giọng điệu của bài nói

b. Ngữ điệu của bài nói

c. Nhịp điệu của bài nói

d. Cả a,b,c

334. Trong bài diễn thuyết, tác giả đã phê phán nghiêm khắc bọn vua quan phản động. Ông đã dung cụm từ nào để gọi bọn chúng?

a. Những kẻ mang đai đội mũ

b. Những kẻ áo rộng khăn đen

c. Bọn thượng lưu

d. Cả a,b,c

335. Theo tác giả, biểu hiện nào dưới đây chứng tỏ việc nước ta tuyệt nhiên không có luân lí xã hội?

a. Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai”, sợ sệt, ù lì, trơ tráo.

b. Người này đối với kẻ kia đều “ngó theo sức mạnh”, thấy quyền thế thì chạy theo, quỵ lụy, dựa dẫm

c. Vua quan mặc sức bóp nặn dân chúng, chỉ biết vơ vét, coi việc dân ngu giống như một điều kiện tốt để củng cố quyền lực và long tham của minh

d. Gồm a, b, c

336. Theo tác giả, muốn có luân lí xã hội thì phải làm gì?

a. Biết cách gây dựng đoàn thể để hỗ trợ nhau trong cuộc sống và để tự bảo vệ chính quyền lợi của minh.

b. Bỏ thói dựa dẫm vào quyền thế, chấm dứt tệ mua danh bán tước hòng có được vị trí “ngồi trên, ăn trước”

c. Gồm a,b

d. Cách khác

337.Phương thức được biểu đạt chủ yếu được sử dụng kết hợp trong hai văn bản “Về luân lí và xã hội ở nước ta” là phương thức nào?

a. Biểu cảm và nghị luận

b. Miêu tả và nghị luận

c. Biểu cảm và miêu tả

d. Miêu tả, biểu cảm, nghị luận

338. Nguyễn An Ninh không từng làm công việc nào dưới đây?

a. Là một nhà văn

b. Là một nhà báo

c. Là một nhà viết kịch

d. Là một luật sư

339. “Tiếng mẹ đẻ-nguồn giải phóng dân tộc bị áp bức của tác giả nào?

a. Tố Hữu

b. Thanh Ba

c. Nguyễn An Ninh

d. Tác giả khác

340. Theo tác giả, một người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây. Việc sử dụng Pháp ngữ đối với họ là:

a. Một dấu hiệu của giai cấp quý tộc

b. Một dấu hiệu của sự văn minh, tiến bộ

c. Một dấu hiệu của tư tưởng mới

d. Một dấu hiệu của sự tiếp thu tinh hoa nhân loại

341. Nguyễn An Ninh đã đưa ra những dẫn chứng gì để khẳng định vai trò của tiếng An Nam?

a. Ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú

b. Người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc

c. Gồm a,b

d. Dẫn chứng khác

342. Theo tác giả, tiếng nói phong phú sẽ mang lại hiệu quả gì?

a. Sẽ làm cho đời sống tinh thần phong phú

b. Sẽ có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu

c. Sẽ có khả năng phổ biến tại An Nam những học thuyết tiến bộ của Trung Hoa

d. Gồm a,b,c

343. Các Mác và Ăng-ghen cùng nổi bật với tư cách nào?

a. Là những nhà triết học xuất sắc

b. Là những nhà lí luận

c. Là những nhà họat động cách mạng, lãnh tụ của giai cấp vô sản trên toàn thế giới

344. Nhận định nào dưới đây không đúng?

a. Ăng-ghen sinh trưởng trong một gia đình kĩ nghệ gia giàu có

b. Ông và Các Mác là đôi bạn than nhau từ nhỏ

c. Công trình Ăng-ghen viết chung với Các Mác là “ Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”

d. Ăng-ghen có nhiều ý kiến bàn rất sâu sắc lien quan đến văn học nghệ thuật

345. Các Mác không từng học qua ngành nào dưới đây?

a. Sử học

b. Văn học

c. Triết học

d. Luật

346. Công trình nổi tiếng nhất của Các Mác là gì?

a. Bộ Tư bản

b. Tuyên ngôn Đảng Cộng sản

c. Mác và Ăng-ghen bàn về văn học nghệ thuật

d. Cả a,b,c

347. Bài điếu văn gồm 7 đoạn, trong đó phần giữa gồm:

a. Đoạn 2,3,4,5,6

b. Đoạn 3,4,5,6

c. Đoạn 2,3,4,5

d.Cả a,b,c đều sai

348. Theo Ăng-ghen, cống hiến quan trọng nhất của Mác là gì?

a. Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lịch sử loài người

b. Tìm ra quy luật vận động riêng của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa hiện nay và xã hội tư sản do phương thức đó đẻ ra

c. Là sự kết hợp giữa lí luận và thực tiễn, biến các lí thuyết cách mạng-khoa học thành hành động cách mạng

d. Cả a,b,c

349. Biện pháp nghệ thuật mang lại hiệu quả nổi bật trong đoạn lập luận của Ăng-ghen là gì?

a. Điệp ngữ

b. Tăng tiến

c. So sánh

d. Cả a,b,c

350. Quy luật phát triển của xã hội trong mỗi giai đoạn lịch sử của loài người do Mac tìm ra được Ăng-ghen so sánh với:

a. Việc tìm ra quy luật phát triển của thế giới hữu cơ của Đac-uyn

b. Những cống hiến vĩ đại của người Ai Cập cổ

c. Những cống hiến của các nhà khoa học Hilạp cổ đại

d. Gồm a,b,c

351. Theo cách lập luận của Ăng-ghen thì cuộc đời của Mác vĩ đại nhất là ở tư cách của:

a. Một nhà triết học

b. Một nhà khoa học

c. Một nhà cách mạng

d. Cả a,b,c

352. Theo Ăng-ghen, kho học với Mác là điều gì trong những điều được nêu ra dưới đây?

a. Một động lực lịch sử

b. Một lực lượng cách mạng

c. Một định hướng cho sự phát triển của nhân lọai

d. Gồm a,b,c

353. Tình cảm sâu sắc của Ăng-ghen ẩn kín trong bài điếu văn là gì?

a. Niềm kính yêu

b. Sự cảm phục sâu sắc

c. Sự tiếc thương vô hạn

d.Cả a,b,c

354 . Mác là người đàu tiên mang đến cho giai cấp vô sản thế giới:

a. Ý thức về địa vị của minh

b. Ý thức về yêu cầu của minh

c. Ý thức về điều kiện để tự giải phóng dân tộc

d.Cả a,b,c

355. Những cống hiến vĩ đại của Mác không chỉ có giá trị lí luận mà quan trọng hơn nó còn có giá trị về:

a. Lịch sử

b. Hành động

c. Đấu tranh

d. Thực tiễn

356. Điều gì khiến Ăng-ghen đưa ra nhận định về Mác rằng: “ông có thể có nhiều kẻ đối địch, nhưng chưa chắc đã có một kẻ thù riêng nào cả”:

a. Vì họat động của Mác không phải là để phục vụ cho quyền lợi của cá nhân mà cho quyền lợi của toàn dân

b. Vì Mác qua tài giỏi

c. Vì Mác đã thực sự nâng tầm giai cấp công nhân và đẩy giai cấp tư sản vào ngõ cùng

d. Vì Mác là một nhà cách mạng chân chính

357. Phong cách ngôn ngữ chính luận là:

a. Phong cách ngôn ngữ dùng trong những văn bản tranh luận về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội

b. Phong cách ngôn ngữ dung trong những văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề chính trị, xã hội

358. Văn bản chính luận tồn tại ở mấy dạng?

a. Một

b. Hai

c. Ba

d. Bốn

359. Chức năng cơ bản của lọai văn bản chính luận là gì?

a. Để tuyên truyền cổ động

b. Để giáo dục, thuyết phục mọi người

c. Để giục giã người nghe nhận thức và hành động đúng

d. Cả a,b,c

360. Văn chính luận “chỉ trích, phê phán các luận điệu sai trái, có hại; cổ vũ, động viên mọi người làm theo lẽ phải”

Chức năng trên là chức năng gì của kiểu văn bản này?

a. Chức năng bày tỏ chính kiến, tư tưởng, lập trường xã hội, chính trị

b. Chức năng thuyết phục bằng lí trí

c. Chức năng truyền cảm mạnh mẽ đến công chúng

d. Cả a,b,c

361.Về mặt ngôn ngữ, văn chính luận thường sử dụng:

a. Phong phú một lớp từ thuật ngữ

b. Phong phú một lớp từ khoa học

c. Phong phú một lớp từ chính trị

d. Phổ biến các từ thuật ngữ, từ khoa học và các từ chính trị, xã hội

362. Về việc sử dụng các biện pháp tu từ, văn bản chính luận giống với kiểu văn bản nào nhất?

a. Văn bản khoa học

b. Văn bản hành chính

c. Văn bản báo chí

d. Văn bản nghệ thuật

363. Trong những đối tượng sau, đối tượng nào không phải là của thể loại văn phê bình văn học?

a. Tác giả và tác phẩm

b. Các giai đoạn văn học

c. Các khuynh hướng văn học

d. Các trào lưu văn học

364. Nhận định nào trong những nhận định dưới đây không chính xác?

a. Phê bình văn học có chức năng phẩm bình, đánh giá và lí giải các hiện tượng văn học

b. Cách phê bình của Hoài Thanh thiên về thưởng thức và ghi nhận ấn tượng

c. Ông gọi lối phê bình của minh là phê bình kí thác

d. Tác phẩm phê bình văn học vừa là công trình khoa học, vừa có tính nghệ thuật nhất định

365. Để làm sang tỏ tinh thần, cái tôi tinh hoa của thơ Mới, tác giả luôn đặt thơ Mới trong mối quan hệ:

a. Tương đồng và đối sánh với thơ cũ

b. Tương đồng và đối sánh với thơ Pháp

c. Tương đồng với thơ Đường

d. Với nền văn học nói chung

366. Nguyên tắc chung mà Hoài Thanh đưa ra để định nghĩa thơ Mới là gì?

a. Căn cứ vào cái hay

b. Căn cứ vào đại thể

c. Căn cứ vào cái hay và đại thể

d. Một tiêu chí tổng hợp bao gồm căn cứ vào cái hay, cái đại thể và cả cái dở, cái tiểu tiết.

367. Từ việc nêu ra những nguyên tắc định nghĩa đến việc luận giải về nội dung và những biểu hiện của hai chữ “ta, tôi”, có thể thấy Hoài Thanh đã triển khai lập luận tuân thủ trật tự nào?

a. Tuân theo trật tự từ xa đến gần

b. Tuân theo trật từ từ khái quát đến cụ thể

c. Tuân theo trật tự từ diện mạo (trong không gian) đến diễn biến lịch sử (trong thời gian)

d. Cả a,b,c

368. Cách dẫn dắt mạch văn của Hoài Thanh rất tự nhiên, linh họat và độc đáo.Sở dĩ có điều đó là do:

a. Tác giả đã dung lí để dẫn dắt ý

b. Dùng tình để dẫn dắt ý

c. Kết hợp cả lí và tình để dẫn dắt ý

369. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau: “Giữa đoàn quân nhạc, bỗng rộn lên bốn mươi cây sáo trúc” (Thép Mới, Cây tre)

a. Hoán dụ

b. Ẩn dụ

c. Đảo trật tự từ

d. Gồm A,C

370. Thể văn nào dưới đay không thuộc loại văn nghị luận?

a. Bình luận văn học

b. Văn học thuật

c. Tùy bút

d. Chuyên luận

371. Một bài văn nghị luận giàu sức thuyết phục cần phải có điều gì?

a. Phải có tư tưởng đúng đắn

b. Phải có lí trí sắc bén

c. Phải có những tình cảm lớn làm thành mạch chìm của văn bản

d. Cả a,b,c

372. Nhận định nào sau đây không đúng:

a. Văn nghị luận là văn lí thuyết

b. Bài văn nghị luận trực tiếp trình bày các luận điểm, thể hiện tư tưởng, quan điểm, đạo lí ở đời

c. Văn nghị luận thời trung đại thể hiện ở các bài cáo, chiếu, hịch, bình sử, điều trần,…

d. Văn nghị luận hiện đại thể hiện ở các lời kêu gọi, bài bình luận, tranh luận, xã luận,..

373. Người ta chia văn nghị luận thành các lọai tạp văn, tiểu phẩm, bản thu hoạch, bài phát biểu ý kiến, lời khai mạc, bản tổng kết,…là dựa vào tiêu chí nào?

a. Xét về nội dung

b. Xét về hình thức

c. Xét về hình thức công bố

d. Cả a,b,c

374. Thành phần chủ yếu của kịch bản văn học là gì?

a. Các lời kể

b. Nhân vật

c. Lời thoại nhân vật

d. Các xung đột

375. Đọc kịch bản văn học phải đặc biệt chú ý đến điều gì?

a. Phải nhận ra được xung đột giữa các nhân vật

b. Nhận ra xu thế phát triển của các nhân vật

c. Phát hiện xung đột chủ yếu đang dẫn nhân vật đến kết thúc

d. Cả a,b,c

376. Nhiệm vụ nào dưới đây không phù hợp với yêu cầu bình luận về một câu tục ngữ?

a. Làm rõ câu tục ngữ có nội dung gì?

b. Chỉ ra xem nội dung ấy có đúng đắn, sâu sắc không?

c. Dãn một vài câu tục ngữ khác có cùng nội dung như vậy.

377. Để giải quyết nhiệm vụ làm rõ xem một câu tục ngữ có nội dung gì, người bình luận phải sử dụng thao tác nào là chủ yếu?

a. So sánh

b. Giải thích

c. Bình luận

d. Phân tích

378. Cụm từ nào dưới đây không gọi tên một thao tác lập luận:

a. Quy nạp

b. So sánh

c. Bác bỏ

d. Không có cụm từ nào

379. Một thao tác quan trọng thường được vận dụng trong tranh luận, thảo luận. Đó là thao tác gì?

a. Phân tích

b. Quy nạp

c. Bác bỏ

d. So sánh

380. Giai đoạn nào được coi là giai đoạn văn học giao thời giữa văn học trung đại và văn học hiện đại Việt Nam?

a. Mười năm đầu thế kỉ XX

b. Hai mươi năm đầu thế kỉ XX

c. Ba mươi năm đầu thế kỉ XX

Tài liệu vẫn còn, mời các bạn tải để tham khảo.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11

301

A

321

A

341

A

361

C

381

A

302

C

322

D

342

C

362

B

382

C

303

C

323

B

343

D

363

A

383

D

304

A

324

C

344

A

364

D

384

A

305

B

325

A

345

C

365

C

385

D

306

A

326

D

346

B

366

B

386

C

307

B

327

B

347

A

367

C

387

B

308

C

328

C

348

D

368

A

388

C

309

D

329

A

349

C

369

D

389

A

310

A

330

D

350

B

370

C

390

D

311

D

331

C

351

A

371

B

391

C

312

C

332

A

352

D

372

A

392

B

313

B

333

B

353

C

373

D

393

A

314

A

334

A

354

B

374

C

394

B

315

D

335

D

355

A

375

A

395

D

316

B

336

C

356

D

376

B

396

C

317

A

337

D

357

B

377

C

397

C

318

B

338

C

358

C

378

A

398

A

319

D

339

A

359

A

378

D

399

D

320

C

340

B

360

D

380

B

400

B

Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 có đáp án (Phần 4), mong rằng qua bài viết này các bạn có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo thêm các môn Toán 11, tiếng Anh 11, đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11...

Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lớp 11

    Xem thêm