Trắc nghiệm Sử 11 bài 15

Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 -1939) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 11.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 11. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 11 bài: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 -1939)

Câu 1. Ý nào không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc (1919)?

A. Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

B. Ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918)

C. Học sinh, sinh viên Trung Quốc bị phân biệt đối xử

D. Chính phủ Trung Quốc làm tay sai cho các nước đế quốc

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 2. Mục đích của phong trào Ngũ tứ là

A. Lật đổ chính quyền phong kiến Mãn Thanh

B. Phản đối âm mưu xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc

C. Đánh đuổi các nước đế quốc

D. Cải cách đất nước Trung Quốc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 3. Điểm mới của phong trào Ngũ tứ là

A. Thu hút đông đảo quần chúng tham gia

B. Xác định đúng kẻ thù dân tộc: đế quốc và phong kiến

C. Làm suy yếu chính quyền Mãn Thanh

D. Do học sinh, sinh viên lãnh đạo

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 4. Mở đầu phong trào Ngũ tứ là cuộc đấu tranh của lực lượng nào?

A. Công nhân B. Nông dân C. Học sinh, sinh viên D. Binh lính

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 5. Đặc biệt, phong trào Ngũ tứ đã lôi cuốn được giai cấp nào tham gia?

A. Công nhân B. Nông dân C. Địa chủ D. Trí thức, tiểu tư sản

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 6. Phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc như thế nào?

A. Từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc

B. Từ cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ sang cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới

C. Từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng vô sản

D. Từ cuộc đấu tranh chống phong kiến sang đấu tranh chống đế quốc

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 7. Sau phong trào Ngũ tứ, tư tưởng nào được truyền bá sâu rộng ở Trung Quốc?

A. Tư tưởng cải cách ở Nhật Bản

B. Tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây

C. Tư tưởng phục thù của chủ nghĩa phát xít

D. Chủ nghĩa Mác – Lênin

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 80 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 8. Trong phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào lần đầu tiên xuất hiện trên vũ đài chính trị như một cách mạng độc lập ?

A. Tư sản B. Nông dân C. Công nhân D. Tiểu tư sản

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 9. Từ sau phong trào Ngũ tứ, với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, tổ chức chính trị nào đã ra đời và lãnh đạo phong trào cách mạng Trung Quốc?

A. Đảng Cộng sản

B. Đảng Lập hiến

C. Quốc dân Đảng

D. Trung Quốc Đồng minh hội

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 80 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 10. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng của cách mạng Trung Quốc là

A. Giai cấp công nhân xuất hiện trên vũ đài chính trị

B. Chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá vào Trung Quốc

C. Phong trào Ngũ tứ

D. Đảng Cộng sản ra đời

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 80 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 11. Cho các dữ kiện sau:

1. Mở đầu vai trò cách mạng chống đế quốc và phong kiến ở Trung Quốc;

2. Phong trào Ngũ tứ lôi cuốn đông đảo các tầng lớp xã hội tham gia;

3. Đánh dấu bước chuyển của cách mạng.

Hãy sắp xếp các dữ kiện trên theo đúng lôgíc.

A. 2, 3, 1 B. 1, 2, 3 C. 3, 2, 1 D. 2, 1, 3

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần I) Trang 79 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tác động như thế nào đến Ấn Độ?

A. Chính quyền thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến

B. Thực dân Anh tăng cường bóc lột

C. Thực dân Anh ban hành những đạo luật phản động

D. Mâu thuẫn xã hội Ấn Độ ngày càng căng thẳng

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 81 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 13. Lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ năm 1918 đến năm 1939 là lực lượng nào?

A. Công hội

B. Tổ chức công đoàn

C. Đảng Quốc đại

D. Tướng lĩnh trong quân đội

Đáp án: C

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 14. Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Ấn Độ phát triển?

A. Thực dân Anh đẩy nhân dân Ấn Độ vào cuộc sống cùng cực, tăng cường bóc lột, ban hành những đạo luật phản động

B. Thực dân Anh tiến hành xâm lược Ấn Độ

C. Mâu thuẫn tôn giáo sâu sắc

D. Phương pháp đấu tranh ôn hòa không còn tác dụng

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 81 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 15. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đảng Quốc đại lãnh đạo phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống thực dân Anh với phương pháp đấu tranh chủ yếu nào?

A. Kết hợp đấu tranh quân sự với đấu tranh chính trị

B. Dung biện pháp hòa bình, không sử dụng bạo lực, bất hợp tác với thực dân Anh

C. Dùng bạo lực cách mạng

D. Tiến hành khởi nghĩa vũ trang

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 16. Sự phát triển của phong trào công nhân Ấn Độ đã đưa đến kết quả gì?

A. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng nòng cốt

B. Đảng Cộng sản được thành lập (12 – 1925)

C. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh

D. Phong trào đấu tranh ở Ấn Độ đã kết thành một làn song

Đáp án: B

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 17. Những chính sách cai trị và việc chính quyền thực dân Anh tăng cường bóc lột đối với nhân dân Ấn Độ đã dẫn đến hậu quả gì?

A. Các hình thức đấu tranh phong phú

B. Phong trào tiêu biểu dâng cao

C. Phong trào bất bạo động ngày càng lan rộng

D. Mâu thuẫn xã hội ngày càng căng thẳng

Đáp án: D

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 81 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 18. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Ấn Độ tháng 12 – 1925 có ý nghĩa gì?

A. Góp phần thúc đẩy làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ

B. Làm bùng lên làn sóng đấu tranh mới của nhân dân Ấn Độ

C. Lôi cuốn đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia

D. Một làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh bùng nổ khắp Ấn Độ

Đáp án: A

Giải thích: Mục 1 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 19. Để chống lại chiến dịch bất hợp tác của Đảng quốc đại, thực dân Anh đã thực hiện biện pháp nào để chia rẽ hàng ngũ cách mạng?

A. Chia để trị B. Mua chuộc C. Khủng bố D. Nhượng bộ

Đáp án: B

Giải thích: Mục 2 (phần II) Trang 82 SGK Lịch sử 11 cơ bản

Câu 20. Tầng lớp trí thức tiến bộ, tiêu biểu là ai đã tích cực tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác - Lênin vào Trung Quốc?

A. Tôn Trung Sơn.

B. Lý Đại Chiêu.

C. Mao Trạch Đông.

D. Đặng Tiểu Bình.

Đáp án: B

Câu 21. Do ảnh hưởng của sự kiện lịch sử nào đã dẫn đến sự bùng nổ phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc năm 1919?

A. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga.

B. Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

C. Thắng lợi của cách mạng Ấn Độ trong việc chống thực dân Anh.

D. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga và Chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc.

Đáp án: D

Câu 22. Cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Pen-giáp (Ấn Độ) năm 1918 đã thu hút các thành phần nào tham gia?

A. Công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản.

B. Nông dân, thị dân và đặc biệt là công nhân.

C. Tư sản, quý tộc mới và công nhân.

D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc.

Đáp án: B

Câu 23. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là cuộc cách mạng

A. Dân chủ vô sản.

B. Giải phóng dân tộc.

C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.

D. Tư sản mới.

Đáp án: C

Câu 24. Sau phong trào Ngũ tứ, giai cấp nào nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Trung Quốc?

A. Giai cấp tư sản.

C. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp vô sản.

D. Tầng lớp trí thức tiểu tư sản.

Đáp án: B

Câu 25. Từ năm 1926 - 1927, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng nhằm

A. Đánh đổ các tập đoàn phản động ở Bắc Kinh.

B. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt ở Nam Kinh.

C. Đánh đổ tập đoàn Quốc dân đảng ở Đài Loan.

D. Đánh đổ các tập đoàn quân phiệt Bắc Dương.

Đáp án: D

Quảng cáo

Câu 26. Sau Chiến tranh Bắc phạt, Trung Quốc bước vào thời kì nội chiến kéo dài trong khoảng thời gian nào?

A. Từ năm 1926 đến năm 1936.

B. Từ năm 1926 đến năm 1937.

C. Từ năm 1927 đến năm 1937.

D. Từ năm 1921 đến năm 1931.

Đáp án: C

Câu 27. Ở Ấn Độ, làn sóng đấu tranh chống thực dân Anh dâng cao trong khoảng thời gian nào?

A. Những năm 1919 - 1923.

B. Những năm 1918 - 1939.

C. Những năm 1918 - 1933.

D. Những năm 1918 - 1922.

Đáp án: D

Câu 28. Phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc giương cao khẩu hiệu

A. “Đả đảo đế quốc xâm lược”.

B. “Trung Quốc của người Trung Quốc”

C. “Trung Quốc độc lập muôn năm!”.

D. “Trung Quốc bất khả xâm phạm”.

Đáp án: B

Câu 29. Phong trào Ngũ tứ mở đầu cho cao trào cách mạng ở Trung Quốc chống các thế lực

A. Đế quốc và phong kiến.

B. Đế quốc và tư sản mại bản.

C. Tư sản và phong kiến.

D. Đế quốc và bọn phản động trong nước.

Đáp án: D

Câu 30. Tác dụng lớn nhất của phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là

A. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá vào Trung Quốc.

B. Tạo điều kiện cho tư tưởng Cách mạng tháng Mười Nga thấm sâu vào Trung Quốc.

C. Thúc đẩy phong trào công nhân phát triển ở Trung Quốc.

D. Dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào năm 1921.

Đáp án: D

Câu 31. Vì sao Đảng Cộng sản Trung Quốc và tập đoàn Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch đình chỉ nội chiến vào năm 1937?

A. Cuộc nội chiến đã gây ra nhiều tổn thất cho dân tộc và đất nước Trung Quốc.

B. Trung Quốc đang đứng trước nguy cơ bị xâm lược của các nước đế quốc.

C. Trung Quốc còn phải đối phó với mặt trận ở phía Bắc trước sự nổi loạn của các thế lực phản động.

D. Trung Quốc đứng trước nguy cơ xâm lược của Nhật.

Đáp án: D

Câu 32. Thực dân Anh đã trút toàn bộ gánh nặng chi phí chiến tranh cho các nước thuộc địa, nhất là Ấn Độ trong thời điểm nào?

A. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất.

B. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

C. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

D. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.

Đáp án: B

Câu 33. Tháng 12-1925 diễn ra sự kiện lịch sử gì tiêu biểu nhất có tác dụng quyết định đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ?

A. Đảng Quốc đại được thành lập.

B. Đảng Bảo thủ ra đời.

C. Đảng Cộng sản thành lập.

D. Đảng Cộng hòa ra đời.

Đáp án: C

Câu 34. Suốt thập niên 30 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh chống thực dân Anh ở Ấn Độ diễn ra dưới hình thức nào?

A. Bất hợp tác với thực dân Anh.

B. Bạo động chống thực dân Anh.

C. Bất bạo động với Anh để có thời gian thương lượng.

D. Thương lượng với thực dân Anh để thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ.

Đáp án: A

Câu 35. Chiều ngày 4-5-1919, hơn 3000 học sinh, sinh viên của 13 trường đại học ở Bắc Kinh đã tập họp trước Thiên An Môn giương cao khẩu hiệu

A. “Trung Quốc của người Trung Quốc”.

B. “Trung Quốc độc lập muôn năm!”.

C. “Xóa bỏ 21 điều!”, “Trả ta Thanh Đảo”.

D. “Trả sự công bằng cho Trung Quốc.”

Đáp án: C

Câu 36: Một trong những lí do để nói rằng, phong trào Ngũ tứ đã mở đầu cao trào cách mạng chống đế quốc và chống phong kiến ở Trung Quốc là

A. lần đầu tiên giai cấp công nhân, nông dân Trung Quốc xuất hiện trên vũ đài chính trị như một lực lượng cách mạng độc lập.

B. phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển của cách mạng Trung Quốc từ cách mạng dân chủ cũ sang cách mạng dân chủ mới.

C. Phong trào Ngũ tứ là một cuộc cách mạng dân tộc thật sự.

D. phong trào Ngũ tứ đánh dấu bước chuyển từ cách mạng dân chủ sang cách mạng dân tộc.

Đáp án: B

Câu 37: Vì sao năm 1939, phong trào cách mạng Ấn Độ chuyển sang một thời kì mới?

A. Thực dân Anh tuyên bố Ấn Độ là một bên tham chiến khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 nổ ra.

B. Những thắng lợi mang tính bước ngoặt, đưa phong trào sang giai đoạn mới.

C. Đảng Cộng sản Ấn Độ ra đời lãnh đạo phong trào cách mạng.

D. Sự xuất hiện của Gandi – nhân vật lãnh tụ cách mạng được nhân dân suy tôn.

Đáp án: A

Câu 38: Bối cảnh lịch sử của phong trào cách mạng ở Ấn Độ và Trung Quốc sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất có điểm gì tương đồng?

A. Diễn ra sôi nổi với sự tham gia của các tầng lớp nhân dân.

B. Dưới sự can thiệp, cai trị của các đế quốc phương Tây.

C. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội.

D. Ảnh hưởng Cách mạng tháng 10 Nga (1917) và chủ nghĩa Mác Lênin

Đáp án: B

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 11 bài 15: Phong trào cách mạng ở Trung Quốc và Ấn Độ (1918 -1939). Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo Trắc nghiệm Sử 11, Giải bài tập Lịch Sử 11, Giải Vở BT Lịch Sử 11, Giải tập bản đồ Lịch Sử 11, Tài liệu học tập lớp 11 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 450
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Sử 11

    Xem thêm