Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
Câu hỏi và Đáp án Module 9
Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục? Để trả lời và hiểu rõ được câu hỏi này, mời các bạn tham khảo đáp án dưới đây để hoàn thành Bài tập cuối khóa module 9 thêm chính xác và giúp các bạn đạt điểm cao hơn.
Xem thêm:
- Đáp án Module 9 Tiểu Học đầy đủ, chi tiết
- Đáp án câu hỏi đánh giá Module 9 tất cả các môn
- Đáp án Module 9 Tiểu học, THCS và THPT đầy đủ, chi tiết
- Đáp án tự luận Module 9 Tiểu học tất cả các môn
- Đáp án tự luận Module 9 môn Toán
- Đáp án tự luận Module 9 môn Tiếng Việt
Câu hỏi: Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục
Trả lời:
Khi nói đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có nghĩa là: Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh; Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy như phần mềm powerpoint, word, violet…; Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường hiện nay được chia thành 4 mức độ sau:
1: Ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ giáo viên trong việc soạn giáo án, sưu tầm và in ấn tài liệu…, chưa sử dụng trong việc tổ chức các tiết học cụ thể của từng môn học.
2: Sử dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ một khâu, một công việc nào đó trong toàn bộ quá trình dạy học.
3: Sử dụng phần mềm dạy học để tổ chức lên lớp một tiết học, một chủ đề hoặc một chương trình học tập.
4: Tích hợp công nghệ thông tin vào toàn bộ quá trình dạy học.
Thực tế qua việc giảng dạy cho thấy rằng các bài giảng khi sử dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực hóa được hoạt động nhận thức của học sinh, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh hội tri thức mới. Lúc này, học sinh thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… tìm hiều vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Từ đó nắm bắt được kiến thức mới và phương pháp “làm ra kiến thức mới” đó mà không theo những khuông mẫu có sẵn. Không những thế, một giờ học có ứng dụng công nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập tương tác nhóm và giúp hoàn thiện tốt hơn kỹ năng sử dụng máy tính cho học sinh. Trong một lớp học, trình độ và khả năng tư duy của học sinh là không đồng đều, khi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ làm tăng cường cá thể hóa trong học tập và sự hợp tác giữa các cá nhân: Thầy – trò, trò – trò, giúp thuận tiện hơn trên con đường chiếm lĩnh kiến thức. Với phương tiện là máy tính, máy chiếu người học có thể thực hiện các “thao tác của tư duy” ngay trong tiết học, và được phản hồi gần như ngay tức khắc việc khẳng định đúng hay sai, làm lại hay lựa chọn tiếp một cách chính xác và công bằng. Điều này càng gây hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập và đương nhiên việc học sinh tự tìm ra tri thức sẽ nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả của giờ dạy.
Tuy nhiên, để mang lại cho học sinh một tiết học như vậy, mỗi giáo viên lại phải nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn so với phương pháp truyền thống, phải có trình độ chuyên môn vững vàng, phải có trình độ về công nghệ thông tin và khả năng ứng dụng nó vào việc soạn giáo án, thiết kế các bài lên lớp sao cho phong phú, sinh động, logic, sáng tạo, tận dụng được tối đa các trang thiết bị hiện đại mà nhà trường sẵn có. Để làm tốt được việc này cần phải có một quá trình nghiên cứu, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm và tâm huyết. Bởi vì nếu không nẵm vững chuyên môn nghiệp vụ và có những phương pháp dạy học hay, sáng tạo thì rất dễ dẫn đến việc lạm dụng dẫn tác dụng ngược tới quá trình dạy học của giáo viên và lĩnh hội tri thức của học sinh.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy hiện nay là rất cần thiết và phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Để việc ứng dụng đó được tốt chúng ta cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về vai trò, lợi ích và hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
Việc này sẽ giúp cho cán bộ, giáo viên trong các nhà trường nắm vững quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, thấy được sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin trên thế giới và trong nước, chỉ ra những tác động tích cực mà ứng dụng công nghệ thông tin có thể mang lại, từ đó sẵn sàng hơn với việc đổi mới tư duy, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức thực hiện, đổi mới việc kiểm tra, đánh giá trong hoạt động giáo dục cho phù hợp.
Ban giám hiệu nhà trường phải là người đi đầu, phải hiểu và nhận thức đúng đắn về các chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hoạt động giáo dục, phải là người tiên phong trong việc ứng dụng các tiện ích của công nghệ thông tin thông tin đem lại, tạo ra phong trào và là tấm gương sáng cho cán bộ, giáo viên trong nhà trường noi theo.
Nắm vững và triển khai, phổ biến các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường bằng nhiều hình thức, tạo mọi điều kiện cho đội ngũ giáo viên học tập, rèn luyện, nâng cao chất lượng chuyên môn và trình độ ứng dụng công nghệ thông tin để giải quyết các công việc chuyên môn. Định hướng và đặt ra mục tiêu cho từng nội dung cụ thể, qua đó theo dõi tiến độ thực hiện của từng cá nhân, từng tổ chuyên môn để có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với tình hình thực tế.
Tổ chức các chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm trong các đơn vị, xen kẽ trong trong đó là việc tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về công nghệ thông tin cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
- Tổ chức, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng những cán bộ cốt cán chuyên trách về công nghệ thông tin có khả năng hiểu biết về tính năng, tác dụng và cách sử dụng qua đó phổ biến nhân rộng tới tất cả đội ngũ giáo viên trong trường. Giám sát chặt chẽ việc sử dụng, tránh lạm dụng những thiết bị này trong quá trình dạy học. Đặc biệt, Hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá định kỳ, đột xuất việc sử dụng và bảo quản, kịp thời động viên, khuyến khích các cá nhân, tổ chuyên môn làm tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình các cá nhân, tổ chuyên môn thực hiện chưa tốt.
Ví dụ môn Tiếng Việt, Tiêu chí được thể hiện với 3 mức độ, 03 phương diện sau:
Mức độ | Mô tả tiêu chí |
1 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện đƣợc sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành nhƣng chưa mô tả rõ cách thức mà HS hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó . |
2 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà HS phải hoàn thành; cách thức mà HS hành động đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng. |
3 | Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập HS phải hoàn thành; cách thức HS hoạt động đọc/ viết/ nghe/ nhìn/ thực hành với thiết bị dạy học và học liệu được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng . |
Trên đây là đáp án câu hỏi Trình bày 03 phương diện của khái niệm công nghệ thông tin trong dạy học, giáo dục. Hi vọng các tài liệu này sẽ giúp ích đối với thầy cô!