Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng 

Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc dựa vào nội dung bài Vật lý 9 Hiện tượng khúc xạ ánh sáng để trả lời câu hỏi dưới đây. Bên cạnh đó tài liệu còn cung cấp các thông tin liên quan đến bài học. Từ đó bạn đọc vận dụng vào trả lời các câu hỏi bài tập tương tự. Hy vọng thông qua nội dung câu hỏi cũng như lý thuyết sẽ giúp củng cố lại kiến thức, kĩ năng trả lời câu hỏi. Mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung dưới đây.

Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ

A. Khi ta ngắm một bông hoa trước mắt

B. Khi ta đứng soi gương

C. Khi ta quan sát một con cá đang bơi trong bể cá cảnh

D. Khi ta xem chiếu bóng

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết 

Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

Môi trường trong suốt thứ nhất ở đây là không khí

Môi trường trong suốt thứ hai ở đây là Nước

Đáp án C: Ánh sáng từ cá truyền đến mắt ta

Câu hỏi vận dụng liên quan 

Câu 1. Góc khúc xạ là góc tạo bởi

A. tia khúc xạ và tia ló.

B. tia khúc xạ và tia tới.

C. tia khúc xạ và mặt phân cách.

D. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

Xem đáp án
Đáp án D

Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

Câu 2. Nhận định khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng là sai:

A. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới.

B. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

C. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ.

D. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Xem đáp án
Đáp án C

sai vì khi tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới lớn hơn góc khúc xạ.

Câu 3. Chiếu tia sáng từ dưới mặt nước ra ngoài không khí thì:

A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

B. Góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.

C. Tia khúc xạ luôn trùng với pháp tuyến.

D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước.

Xem đáp án
Đáp án A

Chiếu tia sáng từ dưới mặt nước ra ngoài không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới.

Câu 4. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là

A. hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hắt trở lại môi trường cũ.

B. hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

C. hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường đi thẳng vào môi trường trong suốt thứ hai.

D. hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị hấp thụ hoàn toàn và không truyền đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

Xem đáp án
Đáp án B

Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia sáng tới khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường và đi vào môi trường trong suốt thứ hai.

-----------------------------------------

Trên đây VnDoc đã đưa tới các bạn bộ tài liệu rất hữu ích Trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Chuyên đề Toán 9, Chuyên đề Vật Lí 9, Lý thuyết Sinh học 9, Giải bài tập Hóa học 9, Tài liệu học tập lớp 9 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THCS miễn phí trên Facebook: Luyện thi lớp 9 lên lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Vật lý lớp 9

    Xem thêm