Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trên

Những bài văn mẫu hay lớp 10

Văn mẫu lớp 10: Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trên gồm các bài văn mẫu hay cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trên mẫu 1

Con người dù có thông minh tài giỏi xuất chúng cũng phải bắt đầu xây dựng sự nghiệp cho mình qua sự trợ giúp, hướng dẫn của nhiều người thầy. Thấy rõ vai trò quan trọng của người thầy nên tục ngữ ta có câu: “Không thầy đố mày làm nên”

Thế nhưng cũng có ý kiến cho rằng: “Học thầy không tày học bạn’’

Cả hai câu tục ngữ đều đề cập đến vấn đề học tập của học sinh, cho dù học với thầy hay học ở bạn. Vấn đề quan trọng cần nói lên ở đây là học với ai là đạt kết quả cao nhất? Chúng ta cần xác định rõ việc học tập với thầy và học với bạn như thế nào cho đúng?

Nhận định thận trọng và chính xác thì cả hai câu tục ngữ trên không có gì mâu thuẫn nhau, chúng cùng đề cập đến việc học tập của học sinh. Nhưng chúng chỉ khác nhau ở đối tượng học tập mà thôi. Và nổi rõ trong vấn đề học tập là người “thầy”. Xét về chuyên môn thì “thầy” cũng có nhiều ngành: thầy dạy nghề nghiệp và thầy dạy chữ nghĩa trong nhà trường. Đối với những người thầy dạy nghề nghiệp thì mong mỏi duy nhất là học trò của mình sẽ thành thạo nghề nghiệp để “làm nên”, để tạo được cuộc sống vẻ vang, sung sướng. Còn thầy dạy chữ nghĩa bao giờ cũng muốn học sinh của mình nắm vững đạo đức, kiến thức văn hóa, khoa học kỹ thuật, đạt được học vị như ý muốn. Trong phạm vi của hai câu tục ngữ này, chúng ta xin bàn bạc trong góc độ của người học sinh với việc học tập để nâng cao trình độ mà thôi.

Trước hết, chúng ta nhận định mặt đúng của hai câu tục ngữ. Câu Không thầy đố mày làm nên” là đúng. Tại sao đúng? Bởi vì vai trò của thầy giáo thật quan trọng. Thầy là người có trình độ kiến thức văn hóa, có tư cách. Muốn làm thầy phải trải qua trường lớp sư phạm, phải nắm vững phương pháp dạy học. Do vậy việc học tập ở thầy sẽ đạt kết quả tốt, sẽ “làm nên”. Hàng ngày, chúng ta đối diện với bí ẩn trong cuộc sống, trong vũ trụ, trong khoa học kỹ thuật... thì thầy ta sẽ giúp ta thông hiểu. Thầy mở rộng, nâng cao kiến thức văn hóa cho ta. Bởi vậy mới có câu ca dao:

“Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ đã lớn khôn thế này

Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho đáng những ngày ước ao".

Thật vậy, ông thầy nào cũng ước ao học sinh của mình sẽ làm nên danh phận sau này.

Và câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” cũng có phần đúng. Vì sao đúng? Vì bạn bè là người cùng lứa tuổi, cùng trình độ, dễ gần gũi, thân mật, nên bạn giảng giải ta dễ tiếp thu hơn. Mặt khác học ở bạn có nhiều thuận lợi về giờ giấc, địa điểm. Điều gì ta chưa hiểu rõ, bạn có thể nói đi, nói lại nhiều lần khi nào ta thấu hiểu, thấu đáo, rành rẽ mới thôi. Sẽ gần gũi ta, thời gian học với bạn lại không bị gò bó, do vậy ta sẽ tiếp thu sự chỉ bảo của bạn một cách thoải mái. Nhưng học với bạn cũng cần gạn lọc, chọn lựa tìm những bạn tốt vì: “Ở chọn nơi, chơi chọn bạn’’ là kinh nghiệm thực tế giúp ta phải biết chọn lựa bạn tốt để học tập.

Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trênTuy nhiên, xét suy thận trọng thì cả hai câu tục ngữ đều có khía cạnh làm ta không hài lòng. Nếu như ai đó quá đề cao vai trò của thầy thì quả quyết “không thầy đố mày làm nên”. Họ đã tuyệt đối hóa, tin tưởng ở vai trò của người thầy trong sự thành đạt của mình. Nhưng con người trưởng thành, lập nên sự nghiệp là nhờ phần lớn ở sự nỗ lực của bản thân. Tự thân người học sinh nhận thức tiếp thu, sáng tạo mới làm nên. Mặt khác, học với thầy có nhiều hạn chế về thời gian, phương tiện bàn ghế, giờ giấc, trật tự, kỉ luật. Như vậy, sự thành công, sự “làm nên” của học sinh còn phải được nhiều đối tượng khác trợ giúp như gia đình, trong đó có cha, mẹ, anh chị, bạn bè và xã hội chung quanh: sách báo, các phương tiện nghe nhìn cũng giúp ta thành công trong học tập. Chúng ta khẳng định con người trưởng thành, một phần là nhờ công ơn của thầy dạy dỗ trong nhà trường, còn một phần lớn là do quan hệ xã hội...

“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

Cũng có ý khuyên ta nên học tập, rèn luyện ở môi trường khác. Hơn nữa, câu tục ngữ “học thầy không tày học bạn’’ cũng có chỗ chưa thỏa đáng. Bởi vì nó quá đề cao vai trò của bạn bè trong việc học tập rèn luyện mà hạ thấp vai trò và tác dụng của thầy. Trong công tác giáo dục, người thầy luôn luôn có vai trò to lớn, vai trò chủ đạo còn bạn bè chỉ là người hỗ trợ mà thôi. Vì bạn bè chưa có kinh nghiệm sống, kiến thức còn non yếu, lại chưa nắm vững phương pháp dạy học. Thế nên ta không thể xem việc học với bạn là tối ưu được. Bạn ta làm sao có trình độ kiến thức hơn thầy ta được? Nói như thế, không có nghĩa là phủ nhận vai trò hướng dẫn của bạn, nhưng trong chừng mực nào đó, bạn bè tốt là những người biết giúp đỡ trao đổi nhau học tập để cùng nhau tiến bộ. Ca dao ta có câu:

“Bạn bè là nghĩa tương thân

Khó khăn hoạn nạn ân cần có nhau”

Đó là những người bạn cùng chung chí hướng, chân tình giúp nhau trong học tập.

Trong thời phong kiến, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nhân tài chưa mở rộng, giáo dục chưa có tính chất phố’ biến, phạm vi giáo dục gò bó khuôn sáo. Trong việc học tập, người học sinh nhất cử, nhất động đều tuân thủ theo thầy, họ xem lời giáo huấn và nhân cách của thầy là “khuôn vàng, thước ngọc”, là mẫu mực phải noi theo. Mặt khác, việc học tập ngày xưa là nhằm thăng quan, tiến chức, nhằm chiếm lĩnh địa vị cao sang trong xã hội và cuối cùng là đồ phục vụ cho vua, chúa để được vinh thân, phì gia. Muốn thi đỗ làm quan thì phải tìm thầy giỏi để học vì “không thầy đố mày làm nên”.

Còn ở thời đại mới ngày nay, người thầy giáo đã hoàn toàn được xã hội quan tâm. Trong nhiều năm qua, Ngày Hiến chương Nhà giáo 20 - 11 đã trở thành ngày hội lớn, là ngày xã hội quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đóng vai trò quan trọng của mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường. Cho dù học với thầy hay học với bạn, thì lòng biết ơn thầy, cô dạy dỗ mình vẫn là nguyên tắc đạo đức và là chuẩn mực về tư cách của học sinh chúng ta.

“Trọng thầy mới được làm thầy”

Tình nghĩa thầy trò lúc nào cũng thấm sâu và cao đẹp biết bao! Ta nên nghĩ rằng thầy là người bạn “lớn” luôn sẵn sàng giúp ta vươn tới trong học tập cũng như góp phần khẳng định hướng cho ta vào tương lai.

Nhìn một cách chung nhất, cả hai câu tục ngữ cùng bổ sung ý nghĩa cho nhau, cùng có chung mục đích là nhắc nhở mọi người cố công học tập để “làm nên” sự nghiệp cho cuộc đời mình. Cho dù học với thầy hay học với bạn, chúng ta cũng phải học tốt. Chúng ta kính yêu và biết ơn thầy, cô đã khổ công truyền bá tư tưởng đạo đức, kiến thức cho ta. Chúng ta phải khiêm tốn, tương trợ, giúp đỡ bạn để cùng học tập, cùng tiến bộ.

Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trên mẫu 2

Từ ngàn xưa, ông cha ta vốn có truyền thống "tôn sư trọng đạo". Theo quan niệm "Quân, sư, phụ" thì người thầy luôn giữ một vị trí rất quan trọng trong xã hội, nhất là đối với sự nghiệp của người học trò. Bởi lẽ đó tục ngữ mới có câu: "Không thầy đố mày làm nên". Câu tục ngữ nhằm khẳng định vai trò của người thầy trong công tác giáo dục và nhắc nhở con cháu phải biết ơn, biết kính trọng thầy.

Ngày nay, với một thời đại mới mà khoa học kĩ thuật và nhu cầu vật chất của con người, của xã hội đang phát triển mạnh thì ta cần hiểu lời dạy trên như thế nào cho đúng?

Câu tục ngữ giản dị nhưng ta cũng nên hiểu cho chính xác ý nghĩa của nó. "Làm nên" ở đây có nghĩa là có được sự nghiệp, thành đạt công danh. Như vậy, nếu không có người thầy thì người trò không thể nào thành đạt được. Câu tục ngữ như một lời thách thức "đố mày", đồng thời cũng là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy trong sự thành đạt, làm được việc của người trò.

Thật vậy, thầy là người cung cấp kiến thức, hướng dẫn mở mang trí óc cho ta biết để ta biết được những điều hay, điều lạ. Lúc còn bé thơ, khi lần đầu tiên đến trường, thầy là người cầm tay ta nén nót từng chữ cái, đánh vần từng con số rồi dạy cho ta đọc vần, đọc chữ... dần dần ta mới có được những kiến thức, những hiểu biết cao hơn, rộng hơn như ngày hôm nay. Công ơn ấy có thể sánh với công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ; bởi cha mẹ có công sinh ta ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn còn người thầy có công "khai hóa" trí não ta, dẫn dắt ta đến một tương lai tươi sáng.

Trước kia, theo lối học khoa bảng, người học trò hoàn toàn phụ thuộc vào một người thầy. Thầy dạy gì, trò học nấy. Người thầy là người quyết định tài năng và sự thành đạt của người trò. Vì vậy mới có Nguyễn Dữ học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Sư Mạnh học trò của thầy Chu Văn An.... đã làm rạng danh cho người thầy. Cho nên ông cha ta dạy: "Không thầy đố mày làm nên" là không sai.

Ngày nay, để phù hợp với thời đại tiến bộ của khoa học, việc học tập có nhiều thay đổi. Người học trò học nhiều môn học và được nhiều thầy giảng dạy, hướng dẫn hơn. Giờ đây, người thầy đóng vai trò chủ đạo, nghĩa là chỉ truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học trò học tập nghiên cứu. Và kiến thức ấy có được tiếp thu, và áp dụng thực hành tốt hay không là ở vai trò của người học trò. Như vậy, người trò trở thành người chủ động. Hay nói cách khác, người học trò phải tự thân vận động và đây mới là yếu tố quan trọng quyết định sự thành đạt của người học trò. Vì lẽ đó, cho nên người học trò phải biết chắt lọc, sáng tạo những kiến thức, những hiểu biết mà ta có được chính là do công lao của người thầy bồi dưỡng vun đắp nên. Và những kiến thức ấy là những viên gạch tiếp nối, tiếp nối xây nên những nấc thang để ta vững bước đi lên trên đường đời. Hiểu được điều này, ta càng thấm thía câu tục ngữ "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" mà ông cha ta đã từng nhắc nhở bao đời nay. Vì vậy, bổn phận của người học trò là phải biết ơn thầy cô giáo. Đó là đạo lý làm người, là hành vi của người có nhân cách. Đây cũng là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh tốt đẹp.

Thế nhưng hiện nay, trong xã hội ta còn biết bao kẻ "ăn cháo đá bát". Họ đã quên công ơn của thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ, rèn luyện họ nên người. Những hạng người ấy đáng để cho người đời chê trách và phê phán. Thậm chí còn có những kẻ đối xử tệ bạc với thầy cô như chửi mắng, hành hung làm xúc phạm đến danh dự, đến nghề nghiệp của thầy cô giáo. Phải chăng đây là hành động biết ơn của những hạng người vô liêm sỉ?

Ngày nay, người thầy cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn - những người "dạy nghề". Bởi lẽ đâu nhất thiết sự thành đạt "làm nên" của người học trò đều phải là "mảnh bằng" là "học vị", mà mỗi người học sinh phải tự hướng đời mình, tương lai mình bằng một nghề nghiệp thích hợp và ổn định. Và nghề nghiệp đó cũng cần phải có người hướng dẫn, chỉ dạy mới làm nên được. Như vậy, dù ở lĩnh vực nào vai trò và vị trí của người thầy vẫn còn quan trọng trong việc dìu dắt hướng dẫn người học trò đi đến kết quả tốt đẹp. Và kết quả ấy có rực rỡ vinh quang hay không là do bản thân nỗ lực của người học trò. Bên cạnh đó, gia đình, bạn bè, sách vở và xã hội cũng là những yếu tố không kém quan trọng để góp phần vào việc "làm nên" ấy.

Biết ơn thầy, yêu kính thầy là nghĩa vụ thiêng liêng của những ai đã trải qua cuộc đời làm người học trò. Đó là tình cảm không thể thiếu được ở mỗi người chúng ta. "Không thầy đố mày làm nên" mãi mãi là lời nhắc nhở, giáo dục sâu sắc về việc rèn luyện nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ hiện nay.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 10: Tục ngữ có câu "Không thầy đố mày làm nên" nhưng đồng thời cũng có câu "Học thầy không tày học bạn" hãy bày tỏ ý kiến của mình về hai câu tục ngữ trên. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 10 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 10.

Bài tiếp theo: Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói trên: ''Chỉ những kẻ thực sự dám mới có thể bay''

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 10

    Xem thêm