Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

Kho tàng Văn học dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng, trong đó những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ được lưu giữ đến ngày đều trở thành những bài học dăn dạy về cách sống, cách làm người. Trong đó tục ngữ về con người và xã hội mang lại nhiều kinh nghiệm và bài học quý giá cho lớp trẻ hiện nay. Tục ngữ về con người và xã hội là một nội dung được học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì 2. Để giúp các em hiểu rõ hơn về tục ngữ về con người và xã hội, mời các em tham khảo bài viết dưới đây do VnDoc tổng hợp và đăng tải.

I. Tục ngữ về con người và xã hội là gì?

Là những kinh nghiệm, cách làm người, cách sống, cách đối nhân xử thế, nhìn nhận một con người … Được mô ta bằng những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích nhưng đầy tính nhân văn và bài học trong cuộc sống.

Tục ngữ về con người, xã hội được hình thành từ cuộc sống thực tế, trong đời sống sản xuất và chiến đấu của ông cha ta. Những câu nói này được lưu giữ và truyền lại từ đời này sang đời khác cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị nhân văn.

II. Phân loại tục ngữ về con người – xã hội

Có 3 loại chính gồm tục ngữ về phẩm chất con người, tục ngữ về học tập tu dưỡng và tục ngữ về quan hệ ứng xử.

1. Tục ngữ về phẩm chất con người

Là những câu tục ngữ mô tả tính cách, nhân phẩm, đức tính của con người trong xã hội. Thường sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, hoán dụ, nhân hóa và ẩn dụ, nói quá… để nhấn mạnh phẩm chất xấu, tốt của con người.

Các câu tục ngữ về phẩm chất con người

Câu 1: một mặt người bằng mười mặt của.

Biện pháp tu từ: So sánh, nói quá.

Ý nghĩa: Khẳng định, đề cao giá trị con người, chính con người mới là của cải quý giá nhất. Không có của cải nào có thể so sánh với sức người, tình người.

Cần phải biết quý trọng, yêu thương giữa người với người, không nên để của cải, vật chất làm lu mờ tình cảm cao quý này.

Câu 2: Cái răng, cái tóc là góc con người

Hình thức: Sử dụng từ nhiều nghĩa

Nội dung: Khuyên chúng ta nên chú ý hoàn thiện mình từ những điều nhỏ nhất và thể hiện nhân cách sống.

Ý nghĩa: Răng và tóc, suy rộng ra là hình thức của mỗi người, là sự thể hiện , phản ánh phần nào về con người đó như tính cách, nhân phẩm, tư cách…

Câu 3: Đói cho sạch, rách cho thơm

Hình thức: Đối ý

Nội dung: Dù vật chất thiếu thốn, khó khăn nhưng vẫn phải giữ gìn phẩm chất trong sạch. Con người phải có lòng tự trọng cho dù giàu hay nghèo.

Ý nghĩa: Dù đói, rách, con người vẫn phải ăn mặc sạch sẽ, dù nghèo khổ, thiếu thốn con người vẫn phải sống trong sạch, không được làm điều xấu xa, tội lỗi.

Câu tục ngữ trên đặc biệt có ý nghĩa trong xã hội hiện đại ngày nay, có nhiều cám dỗ từ vật chất và nhu cầu cá nhân. Mình phải ý thức được giá trị của bản thân và làm những điều cần làm, không làm điều xấu.

Câu 4: Thấy sang bắt quàng làm họ

Hình thức: đối ý

Nội dung: Nói những người thích xu nịnh, chỉ xem trọng những người có quyền lực, địa vị trong xã hội.

Ý nghĩa: Khuyên chúng ta nên sống ngay thẳng, không vì lợi ích trước mắt mà chạy theo sự cám dỗ của xã hội.

Câu 5: Ăn cháo đá bát.

Hình thức: Đối ý

Ý nghĩa: Nói những người vong ơn, phụ nghĩa, có mới nới cũ, qua cầu rút ván… Không biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác khi mình gặp khó khăn.

Câu 6: Nhìn mặt bắt hình dong

Ý nghĩa: Đừng nhìn nhận người khác chỉ vì vẻ bề ngoài hay cách nói chuyện của họ. Phải tiếp xúc, trò chuyện và trải qua nhiều thử thách cùng nhau mới biết được bản chất, tính cách của một con người.

2. Tục ngữ về học tập tu dưỡng

Ý nghĩa tục ngữ về học tập tu dưỡng là những lời khuyên, bài học dạy cách làm người, cách sống và đối nhân xử thế giữa người với người trong xã hội.

Các câu tục ngữ về học tập tu dưỡng

Câu 1: Học ăn, học nói, học gói, học mở

Biện pháp nghệ thuật: 4 câu có quan hệ đẳng lập, bổ sung ý nghĩa cho nhau.

Ý nghĩa: Mọi người đều phải học, để mọi hình vi đều chứng minh chúng ta là người lịch sự, tế nhị, thành thạo trong công việc, biết ứng xử có văn hóa.

Câu 2: Không thầy đố mày làm nên

Nghệ thuật: Viết dưới dạng thách đố.

Nội dung: Không được sự dạy dỗ của thầy thì chúng ta không thể thành công trong tương lai. Các câu tục ngữ có cùng ý nghĩa gồm:

  • “Muốn sang phải bắt cầu kiều – Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”.
  • “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”.

Ý nghĩa: Việc gì muốn thành công phải cần có người hướng dẫn, chỉ bảo. Người đó có thể là thầy, là bạn, là đồng nghiệp hoặc cha mẹ, anh chị em. Phải biết học những điều hay, lẽ phải từ những người lớn hơn mình hoặc có kinh nghiệm, kiến thức nhiều hơn mình.

Câu 3: Học thầy không tày học bạn

Nghệ thuật: So sánh

Nội dung: Chỉ cách học theo gương bạn bè sẽ đạt được hiệu quả cao.

Ý nghĩa: Tầm quan trọng của việc học theo bạn bè, tự học để nâng cao kiến thức cho bản thân.

3. Tục ngữ về quan hệ ứng xử

Ý nghĩa tục ngữ về quan hệ ứng xử muốn nói đến cách thức quan hệ giữa người với người trong xã hội. Cách đối nhân xử thế và ứng xử sao cho hợp tình, hợp lý nhất.

Những câu tục ngữ quen thuộc về quan hệ ứng xử

Câu 1: Thương người như thể thương thân

Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp so sánh

Nội dung: Hãy sống bằng lòng vị tha, nhân ái, không ích kỷ.

Các câu tục ngữ cùng ý nghĩa gồm:

  • “Lá lành đùm lá rách”.
  • “Bầu ơi thương lấy bí cùng – Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Ý nghĩa: Phải biết yêu thương, đùm bọc và giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Yêu thương người khác như chính bản thân mình.

Câu 2: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Nghệ thuật: Biện pháp ẩn dụ, từ nhiều nghĩa

Nội dung: Nhắc nhở con người khi đã đạt được thành quả, thành công nào đó phải ơn người tạo dựng nên nó.

Ý nghĩa: Biết quý trọng, ghi nhớ và tìm cách giúp đỡ, trả ơn những người đã cưu mang, giúp đỡ mình trong lúc khó khăn nhất. Khi bạn vấp ngã trên đường đời, những người chìa tay ra giúp đỡ bạn thì nên biết quý trọng tấm chân tình đó.

Câu 3: Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, đối lập

Nội dung: Đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh.

Ý nghĩa: Một người lẻ loi sẽ không làm nên được việc lớn, nhiều người góp sức sẽ làm được điều đó. Trong công việc, cuộc sống cần có sự phối, đoàn kết giúp đỡ nhau thì công việc sẽ nhanh hơn, đạt kết quả cao hơn.

Mình trích một câu nói liên quan đến câu tục ngữ này “ muốn đi nhanh hãy đi 1 mình và muốn đi xa nên đi chung với nhiều người cùng lý tưởng”.

Kết luận: Có rất nhiều câu tục ngữ về con người và xã hội, nhưng trong phạm vi bài học này mình chỉ liệt kê ra một vài câu tục ngữ quen thuộc và phổ biến nhất.

......................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Tục ngữ về con người và xã hội là gì? Cách phân loại tục ngữ về con người và xã hội? Hy vọng đây là những tài liệu hữu ích giúp các em hiểu hơn về kho tàng tục ngữ Việt Nam, từ đó giúp các em biết cách vận dụng những câu tục ngữ hay vào các bài văn để có thể đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra định kỳ môn Ngữ văn 7.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo soạn bài Ngữ văn 7 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 7.

Để học tốt môn Văn lớp 7, mời các bạn truy cập chuyên mục: Ngữ Văn 7 của VnDoc. Chuyên mục này được chúng tôi tổng hợp những tài liệu thiết yếu nhất, như văn mẫu, soạn văn 7, soạn bài ngắn gọn và siêu ngắn. Mời các bạn tham khảo

Đánh giá bài viết
1 132
Sắp xếp theo

    Ngữ văn lớp 7

    Xem thêm