Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

Văn mẫu lớp 11: Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương dưới đây gồm các dạng văn mẫu được VnDoc sưu tầm và giới thiệu củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

1. Dàn ý chi tiết vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả và tác phẩm: “Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đặc sắc của Phan Bội Châu.

- Giới thiệu vấn đề: Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét qua bài thơ.

b. Thân bài

- Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được thể hiện qua tư duy mới mẻ và những khát vọng lớn lao, mạnh mẽ:

- Quan niệm mới mẻ và chí làm trai (hai câu đầu): phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không thụ động hay phụ thuộc vào hoàn cảnh. => Ý chí hào hùng của nam nhân mọi thời đại.

- Tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức về trách nhiệm lớn lao của mình: làm những điều to lớn, giúp ích cho đất nước, để lại tên tuổi cho đời sau. => Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng cho nhân vật trữ tình.

- Những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng: Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.

- Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống rào rạt chảy trong suốt bài thơ.

- Vẻ đẹp lãng mạn, hào hùng được xây dựng bằng những nét nghệ thuật đặc sắc:

- Giọng thơ nhiệt thành, sôi sục và có lúc thiết tha, rạo rực.

- Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

c. Kết bài

Phan Bội Châu đã xây dựng thành công hình tượng một người chí sĩ mang vẻ đẹp hài hòa giữa lãng mạn và hào hùng. Đặt trong hoàn cảnh thực tế, cuộc ra đi này vốn dĩ là một cuộc ra đi âm thầm và lặng lẽ. Nhưng tư thế và tầm vóc mà nhà thơ tái hiện lại qua bài thơ đã thể hiện phần nào sự tự tin, nhiệt huyết sôi sục trong lòng người cách mạng yêu nước. Điều đó càng góp phần khẳng định vẻ đẹp vừa lãng mạn lại không kém phần hào hùng của nhân vật trữ tình.

2. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 1

Xuất dương lưu biệt” là một bài thơ đặc sắc của Phan Bội Châu. Tác phẩm có sức lôi cuốn và lay động mạnh mẽ. Một trong những yếu tố làm nên điều đó chính là vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được khắc họa rõ nét qua bài thơ.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trước hết được bộc lộ qua những quan niệm mới mẻ về chí làm trai:

“Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời”

Nhân vật trữ tình có quan niệm mới mẻ và táo bạo về chí hướng của mình. Sinh ra làm đàn ông thì phải “mong có điều lạ”, tức là phải làm được những điều phi thường, mạnh mẽ. Mỗi người phải tự quyết định tương lai của mình, phải trở thành người chủ động trước thời thế chứ không phụ thuộc vào hoàn cảnh. Đó chính là ý chí hào hùng của con người trong mọi thời đại.

Không chỉ vậy, vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn còn được thể hiện qua tầm vóc của con người trong vũ trụ và sự tự ý thức trách nhiệm về vị trí của mình:

“Trong khoảng trăm năm cần có tớ

Sau này muôn thuở há không ai?”

Tác giả trăn trở về sứ mệnh của bản thân, phải để lại được tên tuổi, làm được những điều mà giữa trăm năm này nhất định “phải có ta chứ”. Sự tự tin đã làm nên vẻ đẹp lãng mạn và sự ý thức về tầm vóc lớn lao đã tạo nên vẻ đẹp hào hùng. Hai vẻ đẹp này không tách rời mà ngược lại hòa quyện với nhau tạo nên chất sử thi lãng mạn nổi bật. Chính vì đã sớm nhận thức được trách nhiệm lớn lao của mình, nhân vật trữ tình đã dấy lên những khát vọng mạnh mẽ, táo bạo về một cuộc ra đi hoành tráng:

“Muốn vượt bể Đông theo cánh gió

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”

Mong đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông” trở thành một ước vọng vừa bay bổng, vừa kỳ vĩ. Tuy nhiên, ở bản dịch thơ, “tiễn ra khơi” chỉ khắc họa một cuộc đưa tiễn bình thường, chưa làm nổi bật được tư thế, tầm vóc của con người trong vũ trụ như ở nguyên tác. “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi” – “Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên” như một sự thăng hoa vừa lãng mạn vừa hào hùng trong cảm xúc. Bài thơ kết thúc với một hình ảnh tuyệt đẹp tương xứng với những khát vọng lớn lao và tư thế hào hùng của người chí sĩ trong buổi lên đường. Con người như hòa quyện vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của bức tranh. Khí thế của con người lan tỏa ra muôn trùng con sóng bạc và chính những con sóng cũng cùng hòa chung một nhịp đập với trái tim sôi sục, cháy bỏng của con người.

Qua quan niệm, tư tưởng và tầm vóc của con người, bài thơ đã xây dựng thành công vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn của nhân vật trữ tình. Những khát vọng mạnh mẽ đã trở thành nhựa sống rào rạt chảy trong suốt bài thơ. Chính điều đó đã tạo nên sức lôi cuốn mạnh mẽ. Và có lẽ, những điều lãng mạn và hào hùng đó được nảy mầm và nở hoa từ hạt giống của tình yêu nước thiết tha, sâu nặng của tác giả.

Để làm nên vẻ đẹp đó, Phan Bội Châu đã sử dụng những nét nghệ thuật độc đáo. Giọng thơ đầy nhiệt thành, tâm huyết và có lúc thiết tha, rạo rực. Hình ảnh thơ vừa lãng mạn, vừa hùng vĩ. Những hình ảnh lớn lao liên tục xuất hiện từ đầu đến cuối bài thơ như “càn khôn”, “trăm năm”, “non sông”, “bể Đông”, “muôn trùng sóng bạc”,…đã chắp thêm đôi cánh cho những ước vọng lãng mạn, mạnh mẽ, táo bạo.

Có thể nói, Phan Bội Châu đã xây dựng thành công hình tượng một người chí sĩ mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Đặt trong hoàn cảnh thực tế, cuộc ra đi này vốn dĩ là một cuộc ra đi âm thầm và lặng lẽ. Nhưng tư thế và tầm vóc mà nhà thơ tái hiện lại qua bài thơ đã thể hiện phần nào sự tự tin, nhiệt huyết sôi sục trong lòng người cách mạng yêu nước. Điều đó càng góp phần khẳng định vẻ đẹp vừa lãng mạn lại không kém phần hào hùng của nhân vật trữ tình. Bài thơ trở nên hấp dẫn, lôi cuốn có lẽ là bởi vậy.

3. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 2

Bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương" là một bài thơ tiêu biểu trong cuộc đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu, bài thơ mang ý nghĩa là lời chia tay, từ biệt bạn bè và đồng chí để lên đường sang Nhật, dấy lên phong trào Đông Du. Bài thơ là một bài ca hào sảng về lí tưởng yêu nước cao cả, khí phách anh hùng và khát vọng cứu nước đầy nhiệt huyết của Phan Bội Châu, đặc biệt bài thơ có sức lay động mạnh mẽ nhờ vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình được bộc lộ rất rõ nét trong bài thơ, đầu tiên là quan điểm mới mẻ của Phan Bội Châu về chí làm trai:

"Làm trai phải lạ ở trên đời,

Há để càn khôn tự chuyển dời."

Có thể nói đây là một quan niệm mới mẻ và táo bạo về chí làm trai của nhân vật trữ tình, sinh ra làm đấng nam nhi phải có cái "lạ", nghĩa là phải làm được những điều phi thường, hơn người. Phải là người chủ động, quyết định tương lai và chí hướng của mình, không phụ thuộc và bị tác động bởi hoàn cảnh, thời thế. Làm trai trước hết phải có sự nghiệp anh hùng, phải tự tin và lạc quan để mưu đồ nghiệp lớn, đây là một lẽ sống đẹp, thể hiện một vẻ đẹp tâm thế lẫm liệt, phi thường, tầm vóc lớn lao sánh ngang vũ trụ.

"Trong khoảng trăm năm cần có tớ,

Say này muôn thuở há không ai?"

Vẻ đẹp hào hùng lãng mạn của Phan Bội Châu còn được hình tượng hóa qua tầm vóc của con người trong vũ trụ, ý thức tự giác trước trách nhiệm của mình đối với thời thế và cuộc đời. Nhà thơ khẳng định dứt khoát một sứ mệnh của bản thân, đó là cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ, trong khoảng trăm năm phải để lại tên tuổi vẻ vang, không chịu ở trong đám tầm thường, Phan Bội Châu không phủ nhận những anh hùng khác, mà chỉ không coi anh hùng là cá nhân duy nhất, đồng thời động viên thế hệ trẻ hãy hướng đến tương lai. Có thể thấy, nhà chí sĩ có một ý thức trách nhiệm công dân rất cao cả, chính đáng, xuất phát từ chính lòng yêu nước sôi sục và tha thiết.

"Đã mang tiếng ở trong trời đất,

Phải có danh gì với núi sông."

Phan Bội Châu chỉ ra rõ mối quan hệ giữa cá nhân với đất nước, vai trò của cá nhân đối với vận mệnh đất nước, cũng như nhận thấy rõ bối cảnh thời cuộc, ông cho rằng sách vở thánh hiền trong thời buổi bây giờ không có tác dụng gì khi nước mất nhà tan. Đây là một thái độ phủ nhận có phần gay gắt nhưng cũng cho thấy tư tưởng tiến bộ, tiên phong của Phan Bội Châu, ông nói về nỗi nhục mất nước nhưng cũng hé mở con đường để rửa nỗi nhục đó.

"Muốn vượt bể Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi."

Để có thể thực hiện được trách nhiệm lớn lao của mình, nhân vật trữ tình đã dấy lên khát vọng về một chuyến đi bất chấp khó khăn gian khổ. Những hình ảnh kì vĩ lớn lao như: "vượt bể Đông", "cánh gió", "muôn trùng", "sóng bạc" đã diễn tả một tư thế hăm hở, đầy tự tin và lạc quan vào một tương lai tươi sáng đang chào đón. Khát vọng lớn lao rất tương xứng với một tư thế hào hùng của nhà chí sĩ trong buổi lên đường, con người như được hòa nhập vào thiên nhiên, trở thành trung tâm của vũ trụ, "muôn trùng sóng bạc" đã hòa chung vào sự thăng hoa khí thế anh hùng, cùng hòa nhịp đập với trái tim sôi sục của nhân vật trữ tình.

Qua bài thơ "Lưu biệt khi xuất dương", tác giả Phan Bội Châu đã tạo dựng rất thành công hình tượng người chí sĩ cách mạng yêu nước với vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng. Vẻ đẹp hào hùng và lãng mạn khiến bài thơ trở thành một bài tráng ca, khúc hát lên đường đầy hào sảng của người anh hùng suốt một đời không biết mỏi mệt vì đất nước, nhân dân.

4. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 3

Xuất dương lưu biệt không những là một bài thơ hay, mà còn là một mốc quan trọng đánh dấu cuộc đời hoạt động cứu nước sôi nổi cùng thơ văn cổ động lòng yêu nước và đấu tranh cách mạng đầy nhiệt huyết của nhà chí sĩ Phan Bội Châu. Bài thơ được ứng khẩu trong hoàn cảnh tác giả tạm biệt bạn bè đồng chí để lên đường. Xuất dương lưu biệt là bài ca hào sảng và hùng tráng về chí nam nhi của nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng.

Bài thơ Xuất dương lưu biệt là giờ phút con hổ được về rừng, con cá kình được ra biển khơi, con đại bàng được tung cánh, dù phía trước còn biết bao khó khăn và nguy hiểm, nhưng chúng có cái hanh phúc được vẫy vùng. Sau một thời gian tham gia các phong trào yêu nước nhưng không đem lại hiệu quả, Phai Bội Châu đã trăn trở suy tư để tìm ra một con đường cứu nước mới để đưa nước Việt Nam hùng mạnh như các nước ở Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản). Đến năm 1905 ông giã biệt bạn bè để sang Nhật cầu giúp đỡ. Xuất dương lưu biệt là những lời lẽ tỏ rõ quyết tâm của ông trước khi lên đường:

Làm trai há phải lạ trên đời.

Há đế càn không tự chuyển dời.

Câu thơ thể hiện rõ quan niệm về chí nam nhi của Phan Bội Châu, làm trai trước hết phải được sự nghiệp anh hùng. Chúng ta bắt gặp ý thơ này trong bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão:

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thỉnh nhân gian thuyết Vũ hầu

Hay trong thơ của Nguyễn Công Trứ.

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn biển.

Quan niệm của cụ Phan giống với các nhà nho thuở xưa, đã là con người sống trong trời đất này, phải làm được một điều gì đấy, đã sinh ra làm kẻ nam nhi cũng phải mong có điều lạ. Nhưng tới câu thơ thứ hai, ý thơ cửa Phan Bội Châu đã bắt đầu khác: Lẽ nào để trời đất chuyền vần lấy sao. Nghĩa là Phan Bội Châu đã thoát ra khỏi tư tưởng thiên mệnh của người xưa. Xưa kia người anh hùng tiết tháo Đặng Dung chua chát nhận ra thời vận (tức ý trời) là nhân tố quyết định nên sự thành bại. chứ không phải do tài năng của bản thân:

Thời lai đồ điếu thành công dị.

Vận khứ anh hùng ẩm hận đa.

(Gặp thời thì anh hùng thật, người câu cá cũng dễ dàng làm nên công trạng / vận đã hết thì anh hùng cũng chỉ nuốt hận mà thôi).

Với Phan Sào Nam thì ngược lại, ông đặt con người ngang tầm với càn khôn (đất trời). Càn khôn xoay vần cuộc đời thi cớ gì con người không xoay vần được càn không. Người xưa nói: Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên (Mưu việc do con người, nhưng thành công là bởi ý trời). Phan Bội Châu không đề cập chuyện thành bại ở đây nhưng ý chí dám xoay lại càn khôn thì không chỉ là ngang tàng, bướng bỉnh mà có phần tự tin, lạc quan. Thoát khỏi tư tưởng thiên mệnh là bước đột khởi để người chí sĩ cách mạng thực hiện chí nam nhi của mình. Sau khi so mình với càn khôn, tác giả lại so mình với đồng loại:

Ưu bách niên trung tri hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?).

Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với đồng loại thì tự cho mình là xuất chúng, không bao giờ chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu thì khác nhiều, ông vừa đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không cho cá nhân ấy là duy nhất. Câu thơ thứ ba của bài rất gần với ý thơ của Nguyền Công Trứ.

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải cỏ danh gì với núi sông.

Nhưng ở câu thơ thứ tư thì lại rất khác. Tác giả đặt vai trò của cá nhân mình bình đẳng với các cá nhân khác, tuy rằng đó mới chỉ là một câu nghi vấn: Sau này muôn thuở, há không ai? Nhưng đã chứng tỏ Phan Bội Cháu không coi mình Là duy nhất.

Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự đổi mới của tư tưởng nhận thức.

Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận của mỗi người, điều này không phải đến Phan Bội Châu mới có. Nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Nước đã mất đồng nghĩa với anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng phải quan niệm lại. Nếu như ở Nguyên Khuyến hay Tú Xương:

Sách vở ích gì cho buổi ấy

Hay:

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

Chỉ là niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự phê phán đến gay gắt. Sách vở thánh hiền vô dụng mà còn ngồi tong thì chỉ là hoài, là nghi mà thôi.

Sau đổi mới về tư tưởng, nhận thức là sự đổi mới về hành động:

Muốn vượt biển đông theo cách gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phỉ).

Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là gió dài (trường phong), sóng bạc (bạch lãng) tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Người hào kiệt không những không sợ sóng gió mà còn coi sóng gió là bạn đường (những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động) là đối tượng để mình dua sức, đua tài

Hai câu thơ cuối thế hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Câu thơ gợi một cảm giác bừng bừng tráng khí chứ không mang một chút lo âu, cũng chẳng hề nghĩ đến quan san muôn dặm hay lữ thứ tha hương. Nhiệt huyết cứu nước cứu nòi đã lấn át đi tất cả. Câu thơ vượt Biển Đông cũng ngầm ý là sang Nhật Bản, đất nước nhờ biết duy tân mà trở nên hùng cường, đánh thắng cả nước Nga hùng mạnh, là tấm gương sáng cho các dân tộc noi theo.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã được thế hiện rõ nét trong chí làm trai của tác giả. Nó thể hiện khát vọng độc lập tự do của các bậc chí sĩ yêu nước thuở xưa.

Trong bối cảnh đất nước Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu (á - tế - á - ca), sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh hai vai gánh vác cả sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học một luồn sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn mà hào hùng của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu muôn hát vang chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của người cộng sản, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

5. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 4

Ưu bách niên trung tri hữu ngã

Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

(Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai?).

Hào kiệt xưa kém thua càn khôn nhưng với đồng loại thì tự cho mình là xuất chúng, không bao giờ chịu ở trong đám đông tầm thường. Với Phan Bội Châu thì khác nhiều, ông vừa đánh giá cao cá nhân anh hùng, nhưng cũng không cho cá nhân ấy là duy nhất. Câu thơ thứ ba của bài rất gần với ý thơ của Nguyền Công Trứ.

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải cỏ danh gì với núi sông.

Nhưng ở câu thơ thứ tư thì lại rất khác. Tác giả đặt vai trò của cá nhân mình bình đẳng với các cá nhân khác, tuy rằng đó mới chỉ là một câu nghi vấn: Sau này muôn thuở, há không ai? Nhưng đã chứng tỏ Phan Bội Cháu không coi mình Là duy nhất.

Bản thân là một nhà nho, nhưng không vì thế mà Phan Bội Châu giữ lấy sự cố hữu của nhà nho, trái lại ông là con người của thực tiễn, hăm hớ với trào lưu đổi mới. Đầu tiên đó là sự đổi mới của tư tưởng nhận thức.

Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài.

Nhà thơ đã đặt số phận của đất nước bên cạnh số phận của mỗi người, điều này không phải đến Phan Bội Châu mới có. Nhưng có lẽ ít ai nói được điều đó da diết thống thiết như cụ Phan. Nước đã mất đồng nghĩa với anh hùng chịu nhục. Nhục thì phải đứng lên rửa nhục, làm được điều đó thì xứng đáng là anh hùng. Việc học cũng phải quan niệm lại. Nếu như ở Nguyên Khuyến hay Tú Xương:

Sách vở ích gì cho buổi ấy

Hay:

Ông nghè ông cống cũng nằm co.

Chỉ là niềm cảm khái cho đạo thánh hiền đến buổi lụi tàn, thì ở Phan Bội Châu là sự phê phán đến gay gắt. Sách vở thánh hiền vô dụng mà còn ngồi tong thì chỉ là hoài, là nghi mà thôi.

Sau đổi mới về tư tưởng, nhận thức là sự đổi mới về hành động:

Muốn vượt biển đông theo cách gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Nguyện trục trường phong đông hải khứ Thiên trùng bạch lãng nhất tề phỉ).

Sóng gió ở đây không phải là sóng gió bình thường, mà là gió dài (trường phong), sóng bạc (bạch lãng) tức sóng to gió lớn (phong ba bão táp). Người hào kiệt không những không sợ sóng gió mà còn coi sóng gió là bạn đường (những khó khăn nguy hiểm trên dường hoạt động) là đối tượng để mình dua sức, đua tài

Hai câu thơ cuối thế hiện ý chí mạnh mẽ của Phan Bội Châu, mong muốn được ra đi bất chấp mọi khó khăn gian khổ. Câu thơ gợi một cảm giác bừng bừng tráng khí chứ không mang một chút lo âu, cũng chẳng hề nghĩ đến quan san muôn dặm hay lữ thứ tha hương. Nhiệt huyết cứu nước cứu nòi đã lấn át đi tất cả. Câu thơ vượt Biển Đông cũng ngầm ý là sang Nhật Bản, đất nước nhờ biết duy tân mà trở nên hùng cường, đánh thắng cả nước Nga hùng mạnh, là tấm gương sáng cho các dân tộc noi theo.

Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong tác phẩm đã được thế hiện rõ nét trong chí làm trai của tác giả. Nó thể hiện khát vọng độc lập tự do cùa các bậc chí sĩ yêu nước thuở xưa.

Trong bối cảnh đất nước Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu (á - tế - á - ca), sự xuất hiện của Phan Bội Châu với sứ mệnh hai vai gánh vác cả sơn hà đã thổi vào lịch sử văn học một luồn sinh khí hào hùng chưa từng có. Qua vẻ đẹp lãng mạn mà hào hùng của nhân vật trữ tình, Phan Bội Châu muôn hát vang chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp của nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa của người cộng sản, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

6. Phân tích vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương mẫu 5

Trong lí luận văn học, người ta thường quan niệm nhân vật trữ tình là hình tượng văn học trực tiếp thổ lộ những cảm xúc, tình cảm, tâm trạng trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình không có diện mạo, ngôn ngữ, hành động... cụ thể, chi tiết như nhân vật tự sự. Trong một bài thơ trữ tình, nhân vật trữ tình có thể là chính tác giả, cũng có thể là nhà thơ hóa thân vào nhân vật khác, tạo thành nhân vật trữ tình nhập vai. Ở bài Lưu biệt khi xuất dương, nhân vật trữ tình chính là nhà thơ - nhà chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu. Bởi vậy, nói đến vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng tức là nói đến vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.

Sinh thời, Phan Bội Châu rất tâm đắc câu thơ của Viên Mai (Trung Quốc):

Mỗi phạn bất vong duy trúc bạch,

Lập thân tối hạ thị văn chương.

Có thể tạm dịch là:

Mỗi bữa không quên ghi sử sách,

Lập thân hèn nhất ấy văn chương.

Như thế cũng có nghĩa là Phan Bội Châu không muốn lấy văn chương làm lẽ sống. Nhưng do yêu cầu của cách mạng, trong hơn nửa thế kỉ cầm bút, ông đã sử dụng cả chữHán lẫn chữ Nôm, sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ, gồm hàng trăm bài thơ, bài văn và hàng chục cuốn sách, bằng nhiều thể loại khác nhau. Trong đó, bài thơ Lưu biệt khi xuất dương là một trong những tác phẩm tiêu biểu, vẻ đẹp của bài thơ này trước hết là vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình - tác giả.

Thơ Phan Bội Châu phản ánh cuộc đời cách mạng của nhà chí sĩ lúc lạc quan đắc ý, lúc thất bại đau buồn. Bởi vậy, khi phân tích thơ văn của ông không thể không tìm hiểu kĩ hoàn cảnh ra đời của một tác phẩm. Nói ở phạm vi hẹp hơn, ta chỉ có thể hiểu được vẻ đẹp của nhân vật trữ tình trong bài Lưu biệt khi xuất dương nếu hiểu được kĩ lưỡng hoàn cảnh ra đời của bài thơ này.

Vào cuối thế kỉ XIX, sau cái chết oanh liệt của Cao Thắng và của Phan Đình Phùng, phong trào cần Vương đã thất bại. Dẫu trên rừng Yên Thế (thuộc địa phạn tỉnh Bắc Giang) vẫn còn đì đoàng tiếng súng của nghĩa quân Hoàng Hoa Thám, nhưng thực chất, giặc đã làm chủ tình thế. Dần dần, chúng đặt ách đô hộ lên cả ba kì. Đất nước ta lúc này thật là tăm tối. "Câu chuyện "Bình Tây phục quốc" tưởng chỉ là một mớ kí ức tê tái" (Đặng Thai Mai) của người Việt Nam. Nhưng rồi, nhờ truyền thống quật cường của dân tộc, nhờ ảnh hưởng của "tân thư" từ nước ngoài..., đến những năm đầu thế kỉ XX, cả một lớp nhà nho đầy nhiệt huyết đã thức tỉnh với những phong trào: Duy Tân, Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, chống thuế ở Trung Kì... Họ tập hợp nhau lại, bất liên lạc với những lực lượng chống Pháp ở trong nước. Nhiều cậu học sinh cắt nghiến búi tóc trên đầu, quyết tâm đoạn tuyệt với lối học cử tử để đi tìm lí tưởng mới. Họ thoát li gia đình và xuất dương, đi Tàu, đi Nhật, đi Xiêm — "tất cả chí hướng của thế hệ trí thức yêu nước đã nhằm vào một mục tiêu vĩ đại: "khôi phục nước nhà" (Đặng Thai Mai). Trong bối cảnh ấy, năm 1905, Phan Bội Châu cùng với Tiểu La Nguyễn Thành lập tổ chức Duy Tân hội. Sau đó, theo chủ trương của hội, Phan Bội Châu chia tay bè bạn sang Trung Quốc và Nhật Bản, tranh thủ sự giúp đỡ của những nước này đối với phong trào cách mạng Việt Nam.

Trước khi lên đường, vào lúc chia tay, Phan Bội Châu đã sáng tác bài Xuất dương lưu biệt (có nghĩa là: Để lại lúc từ biệt ra nước ngoài) bằng chữ Hán theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ này đã nhanh chóng được phổ biến rộng rãi và được dịch ra tiếng Việt. Bản dịch của Tôn Quang Phiệt là bản dịch khá thành công, tuy có một vài chỗ chưa lột tả hết tinh thần nguyên tắc.

Bài Lưu biệt khi xuất dương thể hiện rõ tư thế hào hùng, sự quyết tâm cao độ và những ý tưởng mới mẻ của nhân vật trữ tình - nhà cách mạng Phan Bội Ghâu buổi đầu ra nước ngoài tìm đường cứu nước.

Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình trực tiếp thể hiện một lí tưởng sống, một khát vọng lớn lao. Là đấng nam nhi sinh ra ở đời thì phải làm được những việc lớn lao phi thường (điều lạ) phải chủ động xoay chuyến đất trời, không thể để cho trời đất tự chuyển vần (Há để càn khôn tự chuyển vần) lấy sao? Ý tưởng táo bạo này có lần đã được họ Phan nhắc đên với thái độ đầy lạc quan trong bài Chơi xuân:

Giang sơn còn tô vẽ mặt nam nhi,

Sinh thời thế phải xoay nên thời thế.

Đúng là làm trai, khát vọng được làm những việc to lớn vốn được Phan Bội Châu tâm niệm từ rất sớm. Sau này, ông đã kể lại trọng một tác phẩm tự thuật: "Từ lúc bé đọc sách hiểu được ít nhiều nghĩa lí vẫn không thiết gì sống theo thói thường như người xung quanh" (Phan Bội Châu niên biểu). Nhưng cũng phải đến những năm đầu thế kỉXX, khi họ Phan có điều kiện xuất dương cứu nước, khát vọng làm trai trong con người này mới được thể hiện đầy đủ. Thực ra, từ xa xưa, chí làm trai đã thường được nói đến trong văn học. Phạm Ngũ Lão — một viên tướng lừng danh thời Trần đã từng đánh đông dẹp bắc, vẫn thấy chưa trả xong "món nợ" của kẻ làm trai và cảm thấy thẹn thùng khi nghe chiến tích của Khổng Minh Gia Cát Lượng:

Công danh nam tử còn vương nạ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

(Thuật hoài)

Trong buổi "giã nhà" cùng ba quân ra chiến trường, hình ảnh người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn dường như đẹp hơn, hùng dũng hơn:

Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.

Và Nguyễn Công Trứ cũng đã không chỉ một lần tâm niệm:

Đã mang tiếng ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

(Đi thi tự vịnh)

"Chí làm trai" là tư tưởng rất đáng trân trọng, là sức mạnh tinh thần giúp cho nhiều người lập nên những công tích vang dội, có ích cho đất nước, cho xã hội. Đối với Phan Bội Châu, thực hiện chí nam nhi chính là chủ động tiến hành sự nghiệp cứu nước. Trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ như đã trình bày ở trên, việc khẳng định chí nam nhi càng có ý nghĩa cao cả.

Đến hai câu thực, ý tưởng của nhân vật trữ tình được triển khai rõ hơn: "Giữa khoảng trăm năm này cần phải có ta chứ, chẳng nhẽ ngàn năm sau lại không có ai (để lại tên tuổi) ư?". Người xưa quan niệm một kiếp người là một trăm tuổi. Do đó, "giữa khoảng trăm năm" có nghĩa là cuộc sống một cá nhân trong thực tại. Còn ngàn năm sau là nói đến lịch sử, nói đến tương lai. Câu đầu của phần thực, người dịch chuyển chữ ta thành chữ tớ. Tớ nói được cái hăm hở, lạc quan, trẻ trung, nhưng lại làm mất đi sự trịnh trọng đường hoàng không thật phù hợp với nội dung của đoạn thơ: long trọng tuyên bố về một lẽ sống, một tư thế vào đời của đấng tu mi nam tử. Hơn nữa, câu thơ dịch thanh thoát đọc êm tai, nhưng lại làm mất đi âm điệu chắc nịch, nói như "đinh đóng cột" của tác giả. Hai câu thơ trên thoạt xem dường như có chút ngông nghênh tự phụ, thực ra là bộc lộ ý thức sâu sắc về cái "tôi" cá nhân tích cực. Cái "tôi" này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, tức là đối với vận mệnh hôm nay của đất nước, mà còn khẳng định nghĩa vụ đối với lịch sử muôn đời. Thật là tư thế của con người có chí khí lớn, muốn vươn tới đỉnh cao của lịch sử, phóng tầm mắt tới nghìn đời sau. Tư thế ấy càng được khẳng định hiên ngang hơn nữa ở hai câu luận:

Non sông đã chết, sống chí nhục

Hiền thánh đã vắng thì đọc sách cũng ngu thôi.

Ở con người này, số phận gắn làm một với số phận đất nước, sống chết cùng non sông, vinh nhục cùng Tổ quốc, ở con người này dường như không có chút băn khoăn về quan hệ cá nhân, quan hệ đời tư. Một tư thế sử thi hùng vĩ biết bao!

Ở đây, nhân vật trữ tình tuy nói về mình nhưng cũng là nói cho cả một thế hệ, cả một dân tộc đang chuyển mình theo một lí tưởng cứu nước mới, phù hợp với thời đại

mới. Hiền thánh đã chết, kinh sử mất thiêng, nhà thơ dứt khoát hướng thẳng về tương lai, đầy lạc quan tin tưởng.

Bài thơ kết bằng hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn:

Muốn vượt, biển Đông theo cánh gió,

Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Đúng là con đại bàng cất cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại. Hình ảnh thơ, nếu hiểu đúng như nguyên tắc, còn lãng mạn và hào hùng hơn nữa:

Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi.

(Ngàn đợt sóng bạc cùng bay lên).

Lưu biệt khi xuất dươnglà bài thơ tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách Phan Bội Châu ở giai đoạn đầu của cuộc đời cách mạng, khi ông xuất dương ra đi cứu nước theo đường lối cách mạng mới mà ông xiết bao tin tưởng. Bài thơ mang khẩu khí của bậc trượng phu đội trời đạp đất. Cái hay của bài thơ xuất phát từ vẻ đẹp của nhân vật trữ tình với khát vọng làm nên sự nghiệp lớn lao, với khí thế hăm hở và "một dự cảm mới mẻ" (Nguyền Huệ Chi). Bởi vậy, bài thơ có giá trị khích lệ, động viên, tuyên truyền cách mạng mạnh mẽ, nhất là đối với thế hệ thanh niên yêu nước hồi đầu thế kỉ XX.

----------------------------

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu Vẻ đẹp lãng mạn và hào hùng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Lưu biệt khi xuất dương cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Bài viết đã gửi tới bạn đọc dàn ý và các bài văn mẫu. Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 11 nhé. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 11, soạn bài lớp 11. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 11, đề thi học kì 2 lớp 11 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật.

Các bài liên quan tác phẩm:

Đánh giá bài viết
2 10.582
Sắp xếp theo

    Văn mẫu lớp 11 Kết nối tri thức

    Xem thêm