50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn
50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Văn
50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn VnDoc sưu tầm và đăng tải. Đây là tài liệu hay giúp các em học sinh làm quen với nhiều dạng đề thi khác nhau, chuẩn bị cho kì thi học sinh giỏi Ngữ văn 8 sắp tới đạt điểm cao. Đây cũng là tài liệu hữu ích cho thầy cô tham khảo, ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của mình.
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Văn số 1
Câu 1. (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
(Lũy làng - Ngô Văn Phú)
a. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên.
b. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn đó.
c. Trong đoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”.
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.
Câu 3. (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”
Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ Lão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Đáp án Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn
Câu 1. (4 điểm)
a. Những từ thuộc trường từ vựng “cây tre”: gốc(tre), mầm măng, măng, lũy, bẹ măng, thân cây.
- Điểm 0,5: trả lời đúng như trên
- Điểm 0,25: Tìm thiếu 1,2 từ
- Điểm 0: thiếu 3 từ trở lên
b. - Câu nghi vấn: Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
- Chức năng: Khẳng định
- Điểm 0,5: trả lời đúng 2 ý
- Điểm 0,25: Trả lời đúng 1 trong 2 ý
- Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời
c. - Trong đoạn văn tác giả đã sử dụng các biện pháp tu từ: đảo ngữ, so sánh kết hợp nhân hóa.
- Nghệ thuật đảo ngữ: “tua tủa những mầm măng” nhấn mạnh số lượng nhiều và sự vươn lên đầy sức sống của những mầm măng.
- Nghệ thuật so sánh: “Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy” kết hợp nghệ thuật nhân hóa “măng trồi lên” “mũi gai…trỗi dậy” nhấn mạnh sự vươn lên, trỗi dậy đầy sinh lực của những măng tre.
- Nghệ thuật so sánh: “Bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt” làm nổi bật đặc điểm của măng tre, gợi sự bao bọc tình nghĩa để vươn lên mạnh mẽ.
- Sự kết hợp các biện pháp nghệ thuật làm cho lời văn sinh động, gợi cảm khiến sự vật hiện lên như con người mạnh mẽ, tình nghĩa.
- Qua đó ta thấy được sự quan sát tinh tế và tài năng nghệ thuật của tác giả.
Mỗi ý trên 0,5 điểm. Cả phần 3,0 điểm
Câu 2. (6 điểm)
Yêu cầu chung:
- Về nội dung: hiểu được vấn đề nghị luận, có kĩ năng vận dụng các thao tác lập luận, diễn đạt trôi chảy, có cảm xúc.
- Về hình thức: Biết trình bày một đoạn văn nghị luận phù hợp với yêu cầu của đề bài.
Lưu ý: Đề bài không hạn định số câu. Song, vì là một đoạn, thí sinh phải biết cân đối cho phù hợp với yêu cầu đề bài. Nếu đủ ý nhưng chỉ có tính chất điểm ý, không có dẫn chứng, quá ngắn, diễn đạt không hay, không cho điểm tối đa. Không đếm ý cho điểm. Ngược lại thí sinh viết quá dài dòng, lan man trừ 0,5đ kĩ năng.
Yêu cầu cụ thể
1. Giới thiệu nội dung nghị luận (0,5 điểm)
2. Giải thích (0,5 điểm)
Lòng tự trọng là ý thức coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của bản thân, coi trọng giá trị của bản thân.
3. Bàn luận (3,5 điểm)
Chấp nhận các cách triển khai khác nhau, song cần chú ý bám sát và làm rõ định hướng bàn luận.
- Biểu hiện của lòng tự trọng: (1,0 điểm)
+ Có suy nghĩ, hành động và cách ứng xử đúng với lương tâm và đạo lí.
+ Nói đi đôi với làm
+ Khi có khuyết điểm chân thành sửa sai và nhận lỗi. Nhìn thẳng vào hạn chế của mình khi không đủ khả năng đảm đương một công việc.luôn có ý thức tự giác vươn lên để khẳng định mình ngay cả khi gặp khó khăn, trắc trở.
+ Chú ý cả đên lời nói khi giao tiếp.
- Vai trò của lòng tự trọng: (1,5 điểm)
+ Luôn giúp ta tự tin vào việc mình làm, luôn chủ động vững vàng trong mọi công việc, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn thử thách.
+ Luôn giúp ta lạc quan, yêu đời
+ Luôn giúp ta được mọi người tôn trọng
+ Góp phần xây dựng xã hội văn minh.
- Cần phân biệt tự trọng với tự cao, tự đại (0,5 điểm)
- Phê phán những con người thiếu lòng tự trọng: lười lao động, học tập, sống lợi dụng, dựa dẫm, gặp khó khăn thì nản chí, nản lòng…đánh mất nhân cách của bản thân. (0,5 điểm)
4. Bài học nhận thức và hành động. (1,5 điểm)
+ Để xây dựng lòng tự trọng bản thân mỗi con người phải luôn có ý thức học tập và rèn luyện, nói phải đi đôi với làm.
+ Rèn luyện lòng tự trọng là đấu tranh với chính bản thân mình để có suy nghĩ và hành động đúng đắn.
+ Gia đình, nhà trường cần giáo dục cho con em mình lòng tự trọng để có thái độ sống tốt.
Lưu ý: Học sinh không viết thành đoạn văn hoàn chỉnh chỉ cho tối đa 3 điểm. Nếu học sinh viết thành bài văn hoàn chỉnh thì trừ ít nhất 2 điểm.
Câu 3. (10 điểm)
I. Yêu cầu chung - Về nội dung: Hiểu yêu cầu đề bài, nắm vững tác phẩm, biết phân tích theo định hướng, văn viết mạch lạc, có cảm xúc. - Về hình thức: Trình bày ý rõ ràng, biết cân đối với hai câu trên | |
II. Yêu cầu cụ thể Chấp nhận trình tự, cách thức khai triển khác nhau, miễn là thí sinh có ý thức bám sát và làm sáng rõ định hướng sau: | |
1.Mởbài: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề nghị luận, trích dẫn và giới hạn vấn đề | (0,5đ) |
2.Thân bài 2.1. Giải thích ý kiến * Học sinh cần giải thích được ý của nhận định - Tinh thần nhân văn nhân đạo: là nói đến mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người, những gì vì con người cho con người cho những điều tốt đẹp của bản thân mỗi người. Thường thể hiện ở tiếng nói yêu thương, trân trọng con người, ca ngợi vẻ đẹp của tình người và sự cảm thông với những số phận khổ đau bất hạnh đồng thời lên án phê phán tố cáo cái xấu, cái ác, ngọn nguồn của những đau khổ bất hạnh.. - Ý kiến muốn khẳng định: Trong sáng tác văn học các trào lưu lãng mạn và hiện thực chủ nghĩa có cách thức và nội dung phản ánh hiện thực khác nhau nhưng trên những trang viết các nhà văn tài năng đều thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc.... 2.2.Chứng minh: a.Giới thiệu ngắn gọn chung về Nam Cao và Ngô Tất Tố cùng hai văn bản để thấy đây là hai nhà văn tài năng và tâm huyết và khẳng định với những cách khác nhau hai văn bản đều tỏa sáng tinh thần nhân văn nhân đạo - Nam Cao và Ngô Tất Tố đều là những nhà văn tài năng và tâm huyết của văn học hiện thực của văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945. + Nam Cao được bạn đọc yêu mến bởi những trang viết chân thực và sâu sắc về người nông dân nghèo đói bị vùi dập và người trí thức cùng phẫn phải sống mòn, bế tắc trong xã hội cũ...Truyện ngắn “Lão Hạc” là truyện tiêu biểu... + Ngô Tất Tố được coi là “nhà văn của nông dân” là một nhà văn am tường trên nhiều lĩnh vực nghiên cứu, học thuật sáng tác. Văn bản “Tức nước vỡ bờ” là trang viết sinh động trong Tiểu thuyết “Tắt đèn” nổi tiếng của ông.... - Bằng hai cách viết khác nhau nhưng cùng theo trào lưu hiện thực văn bản “Lão hạc” của Nam Cao và “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố đều là những trang viết thấm đẫm tinh thần nhân đạo của những nhà văn tài năng và tâm huyết: Đó là tiếng nói đồng cảm với nỗi khổ đau của người nông dân trong xã hội cũ, trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của người nông dân và lên án tố cáo các thế lực tàn ác đẩy người nông dân vào bần cùng, khổ đau bất hạnh... | 0,5đ 0,5đ (1,5 đ) 0, 25đ 0,5đ 0,5đ 0,25đ (6,5đ) 1 điểm 0,5đ |
Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Văn số 2
Câu 1. (4 điểm)
Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?”
(Lũy làng - Ngô Văn Phú)
1. Tìm những từ thuộc trường từ vựng “cây tre” có trong đoạn văn trên.
2. Xác định câu nghi vấn trong đoạn văn và nêu rõ chức năng của câu nghi vấn
3. Trongđoạn văn trên tác giả sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó.
Câu 2. (6 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Giá trị của con người không phải là được thể hiện ở ngoại hình, hay không chỉ đơn giản là trình độ học vấn, địa vị trong xã hội; mà nó được thể hiện rõ nhất bằng lòng tự trọng của con người”.
Em hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng tự trọng.
Câu 3. (10 điểm)
Có ý kiến cho rằng: “Dù được sáng tác theo trào lưu lãng mạn hay hiện thực, những trang viết của những nhà văn tài năng và tâm huyết đều thấm đượm tinh thần nhân đạo sâu sắc”
Qua các văn bản “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố và văn bản “ ão Hạc” của Nam Cao em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên?
Xem đáp án trong file tải về.
Tài liệu vẫn còn dài, mời các bạn tải về xem trọn vẹn nội dung
50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn được VnDoc chia sẻ trên đây. Đề thi gồm 50 đề thi. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các bạn học sinh ôn tập củng cố lại phần kiến thức đã học và kỹ năng giải đề thi, biết cách phân bổ thời gian làm bài. Mời các bạn tham khảo tài liệu trên.
- 200 đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán
- Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 8 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Thuận Thành năm học 2019 - 2020
- Bài tập tổng hợp Hình học 8 Chương 3
- Đề thi khảo sát học sinh giỏi lớp 8 môn Toán Phòng GD&ĐT Tiền Hải năm học 2018 - 2019
- Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán Phòng GD&ĐT Lập Thạch năm học 2019 - 2020 (vòng 1)
- Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán Phòng GD&ĐT thị xã Từ Sơn năm học 2019 - 2020
- Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán Phòng GD&ĐT huyện Ý Yên năm học 2019 - 2020
- 50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Toán
- Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn Phòng GD&ĐT TP Quảng Ngãi năm 2020 - 2021
.......................................................................
Ngoài 50 Đề thi học sinh giỏi lớp 8 môn Ngữ văn, các bạn học sinh còn có thể tham khảo các đề thi học học kì 1 lớp 8, đề thi học học kì 2 lớp 8 các môn Toán, Văn, Anh, Hóa, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi lớp 8 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn ôn thi tốt.