Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì? Tại sao lại nói lên thác xuống ghềnh?

a.

b. Nhanh như chớp có nghĩa là gì? Tại sao lại nói là nhanh như chớp.

4
4 Câu trả lời
  • Đội Trưởng Mỹ
    Đội Trưởng Mỹ

    a) Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là lặn lội khó khăn vất vả, hiểm nguy.

    - Thác: Chỗ dòng sông có vực đá làm cho nước chảy dốc xuống.

    - Ghềnh: Vũng sâu nước chảy xoáy mạnh.

    => Do đó lên thác xuống ghềnh quả là công việc vất vả, khó khăn, nguy hiểm.

    b) Nhanh như chớp: rất nhanh, cực kì nhanh.

    - Chớp: là cái ánh sáng lóe ra rất nhanh.

    - Nói nhanh như chớp là cụ thể hóa cái nhanh ấy.

    Trả lời hay
    22 Trả lời 29/10/21
    • Bảo Bình
      Bảo Bình

      - Lên thác xuống ghềnh:

      + Nghĩa đen: (lên – xuống) chỉ hành động di chuyển ngược chiều, thể hiện sự khó khăn, nguy hiểm

      + Nghĩa bóng: vượt qua những nơi có nhiều gian nan, hiểm nguy

      - Ý nghĩa của thành ngữ “nhanh như chớp”: chỉ tốc độ, nhanh tới mức chưa nhìn thấy đã biến mất.

      + Nói nhanh như chớp: ý nói nói nhanh tới mức không ai nghe được điều gì

      Trả lời hay
      14 Trả lời 29/10/21
      • Sư Tử
        Sư Tử

        a. Lên thác xuống ghềnh

        - Về nghĩa đen: thác là nơi nước chảy vượt qua vách đá; ghềnh là nơi có đá lởm chởm, nước chảy xiết. Như vậy thác và ghềnh đều chỉ nơi có địa hình không bằng phăng rất khó khăn cho người đi lại.

        - Cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là chỉ hành động ngược chiều nhau và thể hiện sự vượt qua khó khăn vất vả, chỉ cuộc đời của những con người gặp nhiều gian lao, vất vả.

        b. Nhanh như chớp: hàm ý so sánh sự việc và hành động diễn ra nhanh chóng, mau lẹ quá mức, giống như tia chớp trên bầu trời loé lên rồi vụt tắt. Dựa vào nét nghĩa đó, người nói dùng thành ngữ này đế chi những hành động chớp nhoáng, mau lẹ.

        Trả lời hay
        7 Trả lời 29/10/21
        • Xu Ka
          Xu Ka

          15:3=

          0 Trả lời 21/09/23

          Văn học

          Xem thêm