Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Dựa vào bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), đê (cúi) và tư (nhớ) để chỉ ra sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ.

3
3 Câu trả lời
  • Xử Nữ
    Xử Nữ

    - Các động từ đã diễn đạt chính xác hành động của tác giả: từ việc thấy ánh trăng như sương phủ trên mặt đất, ngẩng lên như xác nhận, ngắm trăng và rồi nhớ quê hương da diết, cồn cào- Đó là mạch cảm xúc liền mạch của tác giả: thưởng trăng, ngậm ngùi nhớ quê.

    Trả lời hay
    2 Trả lời 28/10/21
    • Xuka
      Xuka

      - Các động từ được sử dụng trong bài Tĩnh dạ tứ: nghi (ngỡ), vọng (nhìn), đê (cúi), tư (nhớ)

      - Từ các động từ này ta có thể nắm được mạch cảm xúc của bài thơ. Bốn động từ đều bị lược đi chủ thể hành động, nhưng có thể khẳng định rõ chủ thể trữ tình và chủ thể hành động.

      + Nhân vật trữ tình tỉnh dậy thì nhận thấy ánh sáng lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng không rõ sương hay trăng, nhà thơ ngẩng lên như thể xác nhận.

      + Khoảnh khắc ngẩng đầu gợi lên trong lòng tác giả niềm nhớ thương quê cũ.

      + Hành động cúi đầu như cố nén đi nguồn cảm xúc đang trào dâng.

      → Các động từ được sử dụng trong bài là ngọn nguồn của mạch cảm xúc của nhà thơ.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 28/10/21
      • Người Sắt
        Người Sắt

        Bốn động từ nghi (ngỡ là), cử (ngẩng), để (cúi) và tư (nhớ) diễn tả hành động, cử chỉ và tâm trạng nhớ quê hương của nhân vật trữ tình. Các đọng từ tạo thành một mạch cảm xúc vận động rất nhanh: nghi (ngỡ là) ==> cử (ngẩng) ==> đê (cúi) ==> tư (nhớ).

        Chúng có mối quan hệ vừa chặt chẽ, vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. Nó giống như bốn mốc quan trọng trong cảm xúc của nhà thơ để thấy được sự thống nhất, liền mạch của suy tư, cảm xúc trong bài thơ: nhân vật trữ tình đang mơ màng trong màn đêm tĩnh lặng thì nhận ra ánh sáng đang lọt qua khe cửa, ngỡ ngàng vì không biết là sương hay là trăng, nhà thơ ngẩng lên như là một hành động để mà xác nhận. Nhưng rồi chính cái khoảnh khắc ngẩng đầu kia lại gợi về trong lòng tác giả nỗi niềm của người xa xứ. Hành động cúi đầu như là đang cố nén đi cái cảm xúc mãnh liệt đang trào dâng.

        0 Trả lời 28/10/21

        Văn học

        Xem thêm