Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Sự tinh tế và thái độ trân trọng của tác giả đối với việc thưởng thức một món quà bình dị đã được thể hiện như thế nào trong bài?

Đoạn văn sau của bài văn (từ “cốm không phải thức quà cua người vội” đến hết) bàn về sự thưởng thức cốm.

3
3 Câu trả lời
  • Đen2017
    Đen2017

    Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

    Trả lời hay
    3 Trả lời 29/10/21
    • Cự Giải
      Cự Giải

      Để thưởng thức những vị ngon của cốm, tác giả đã cho rằng đó là sự cảm nhận tinh tế bằng các giác quan:

      - Vị giác: chất ngọt cốm - cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc.

      - Thính giác: mùi thơm phức của lúa mới, mùi thơm ngát của lá sen.

      - Thị giác: màu xanh của cốm, màu xanh của lá se.

      Như vậy, đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm, đó là cái nhìn mang đậm chất văn hoá trong ẩm thực. Từ đó, nhà văn đã đưa ra lời đề nghị với những ai thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng như một thứ quà quý: “sự thưởng thức cốm của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”. Điều đó thể hiện thái độ văn hóa khi thưởng thức cốm văn hóa ẩm thực. Đó còn là niềm tự hào của tác giả đối với quê hương xứ sở và đối với mản đất, con người Hà Nội.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 29/10/21
      • Bảo Bình
        Bảo Bình

        Thạch Lam không chỉ dừng lại ở việc nêu lên những giá trị đặc sắc về cốm mà băng sự tinh tế và thái độ trân trọng, tác gia còn bàn về sự thương thức món quà bình dị này. Điều đó được thế hiện rõ: “Cốm phải ăn từng chút ít thong thả và suy ngẫm. Lúc bấy giờ ta mới thấy thu lại cả trong hương vị ấy, cái mùi thơm phức của lúa mới, của hoa cỏ dại ven bờ: trong màu xanh của cốm, cái tươi mát của lá non và trong chất ngọt của cốm, cái dịu dàng thanh đạm của loài thảo mộc”.

        Như vậy, đó là đoạn văn bàn về sự thưởng thức cốm (vốn là một thứ quà bình dị). Tưởng như chẳng có gì phải bàn luận đến việc ăn cốm ấy thế mà Thạch Lam đã có một cái nhìn thấu đáo với một thái độ văn hoá khi nói về sự thưởng thức côm. Đó là cái nhìn mang đậm chát văn hoá trong ẩm thực. Tư đó nhà văn đã đưa ra lời đề nghị với những ai thưởng thức cốm phải nhẹ nhàng, trân trọng như một thứ quà quý: “sự thưởng thức cốm của các bà sẽ được trang nhã và đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng hơn nhiều lắm”.

        0 Trả lời 29/10/21

        Văn học

        Xem thêm