Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Sưu tầm một số cách chơi chữ trong sách báo.

3
3 Câu trả lời
  • Biết Tuốt
    Biết Tuốt

    - Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

    Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.

    Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

    - Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

    Học trò là học trò con, tóc đỏ như son là con học trò.

    Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 30/10/21
    • Thùy Chi
      Thùy Chi

      1. Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

      Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

      (Bà Huyện Thanh Quan)

      => Cách chơi chữ dùng từ đồng âm.

      2. Chàng cóc ơi! Chàng cóc ơi!

      Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.

      Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé

      Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi

      (Hồ Xuân Hương - Khóc Tổng Cóc)

      =>Cách chơi chữ trong bài thơ này rất giống với cách chơi chữ trong bài thơ của Lê Quý Đôn: sử dụng từ đồng âm và từ gần nghĩa: cóc, bén, (nhái bén), nòng nọc, chuộc (chẫu chuộc), chàng (chẫu chàng) đều là họ hàng của cóc, ếch, nhái.

      0 Trả lời 30/10/21
      • Đường tăng
        Đường tăng

        1. Chị Xuân đi chợ mùa hè

        Mua cá thu về, chợ hãy còn đông.

        => Một câu thơ đủ cả 4 mùa, nhưng mùa xuân lại là tên cô gái: Xuân. Cá thu và chợ còn đông là những đồng âm khác nghĩa của từ mùa thu và mùa đông, người sáng tác đã khéo vận dụng tài tình.

        2. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai

        Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò

        => Đây cũng là câu thơ sử dụng cách chơi chữ dùng từ đồng âm. Đủ tên 4 con vật lớn: hươu, nai, nghé, bò. Hai địa danh được lấp ra phần sau (thành tố sau của một từ gồm hai thành tố) đồng âm với tên hai con vật nai và nghé.

        0 Trả lời 30/10/21

        Văn học

        Xem thêm