Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Lan Trịnh Văn học Lớp 7

Trong bài thơ này, Bác đã dùng lối chơi chữ như thế nào?

Năm 1946 bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:

Cảm ơn bà biếu gói cam

Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?

4
4 Câu trả lời
  • Đường tăng
    Đường tăng

    Trong bài thơ này, Bác Hồ đã chơi chữ bằng các từ đồng âm: cam. Thành ngữ Hán việt: khổ tận cam lai (khổ: đắng; tận: hết; cam: ngọt; lai: đến)

    Nghĩa bóng của thành ngữ này là hết khổ sở đến lúc sung sướng. “Cam” trong “cam lai” và “cam” trong gói “cam” là đồng âm.

    Trả lời hay
    1 Trả lời 30/10/21
    • Xuka
      Xuka

      Trong bài thơ này, Bác đã sử dụng lối chơi chữ là dùng từ đồng âm - Đồng âm giữa từ thuần Việt và từ Hán Việt.

      - Từ thuần Việt: cam (trái cam), khổ (khổ đau)

      - Từ Hán Việt: cam (ngọt) khổ (đắng) tận (hết) lai (đến). Xuất phát từ thành ngữ: khổ tận cam lai. Nghĩa là: hết khổ đến sướng.

      Bác Hồ đã thế hiện lòng biết ơn chân thành với bà Hằng Phương thông qua bài thơ, đồng thời gieo vào lòng người đọc niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khố của nhân dân ta. Từ đó tác giả đã liên tưởng tới niềm vui, nghĩa là hết đắng cay sẽ lại đến ngọt bùi, hết những ngày tháng gian khố lại có những ngày tháng vui sướng, hạnh phúc. Điều đó đã tạo nên sự liên tưởng bất ngờ và thú vị cho bài thơ.

      Trả lời hay
      1 Trả lời 30/10/21
      • Bi
        Bi

        - Trong dòng thơ cuối cùng Bác Hồ sử dụng thành ngữ “khổ tận cam lai”

        + Ý muốn nói: trải qua hết những ngày đau khổ, tăm tối sẽ tới những ngày sung sướng, hạnh phúc trong độc lập, tự do

        0 Trả lời 30/10/21
        • Nguyễn đức Thi
          Nguyễn đức Thi

          Hay

          0 Trả lời 30/10/21

          Văn học

          Xem thêm