Giáo án Công nghệ 7 bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp theo CV 5512

Giáo án Công nghệ 7 bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp là mẫu giáo án điện tử lớp 7 được soạn theo chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ GD&ĐT. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp quý thầy cô thuận tiện và dễ dàng hơn trong việc soạn giáo án Công nghệ 7 theo đúng chương trình quy định.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Giáo án Công nghệ 7 theo CV 5512

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Hiểu được khái niệm về thời vụ và những căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng. Các vụ gieo trồng chính ở nước ta.

- Hiểu được mục đích của việc kiểm tra , xử lí hạt giống trước khi gieo trồng. Các phương pháp xử lí hạt giống

- Hiểu được các yêu cầu kĩ thuật của việc gieo trồng và các phương pháp gieo hạt giống

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, trao đổi nhóm.

- Có được những kỹ năng gieo trồng, kiểm tra và xử lí hạt giống.

3. Thái độ: Có ý thức tham gia lao động sản xuất ở gia đình

4. Năng lực: Tự học, hợp tác, phát hiện và giải quyết vấn đề, giao tiếp, tự đánh giá và đánh giá, tổ chức…..

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Kế hoạch bài học, phiếu học tập, tài liệu tham khảo.

- Hình 27, 28 sgk

2. Học sinh: Xem trước bài 16, tìm hiểu các biện pháp gieo trồng ở địa phương.

III. Tiến trình tổ chức hoạt động học.

A. Hoạt động khởi động: 5’

Mục tiêu: Huy động kiến thức, tạo hứng thú cho hs, kích thích học sinh tìm hiểu các biện pháp gieo trồng cây nông nghiệp.

Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ cả lớp

Sản phẩm hoạt động: trình bày miệng

Kiểm tra, đánh giá:

Hs đánh giá

Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu vấn đề: Em hãy nêu các công việc làm đất và tác dụng của từng công việc?

- HS: Tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ trả lời

- GV quan sát giúp đỡ hs gặp khó khăn

- Dự kiến sản phẩm:

Cày đất : Là xáo trộn lớp đất mặt ở độ sâu từ 20- 30cm, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí và vùi lấp cỏ dại.

- Bừa và đập đất: Để làm nhỏ đất, thu gom cỏ dại trong ruộng, trộn đều phân và san phẳng mặt ruộng.

- Lên luống: Để dễ chăm sóc, chống ngập úng và tạo tầng đất dày cho cây sinh trưởng, phát triển.

Hs trình bày theo ý hiểu của mình

* Báo cáo kết quả

- Hs trả lời

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

->Giáo viên nêu vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Khi gieo trồng điều quan trọng là phải xác định thời vụ gieo trồng và kiểm tra xử lí hạt giống. Vậy kĩ thuật gieo trồng như thế nào? Để giúp các em có được kiến thức đúng và thực hiện tốt các biện pháp gieo trồng, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay

->Giáo viên nêu mục tiêu bài học,

B. Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

Hđ 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng: 10’

1. Mục tiêu: Xác định được thời vụ gieo trồng

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá lẫn nhau

- Gv đánh giá

5. Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

? Tại sao phải xác định thời vụ gieo trồng?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS suy nghĩ trả lời câu hỏi

- GV theo dõi

- Dự kiến trả lời:

+ Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

Hđ 2: Tìm hiểu về kiểm tra xử lý hạt giống: 10’

1. Mục tiêu: Trình bày được mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống.

2. Phương thức: Hđ nhóm theo bàn

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận lựa chọn nội dung đúng về mục đích kiểm tra, xử lí hạt giống.

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

- HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm: + Tỉ lệ nảy mầm cao

+ Không có sâu, bệnh

+ Độ ẩm thấp

+ Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại

+ Sức nảy mầm mạnh

* Báo cáo kết quả

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

* Đánh giá kết quả

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

G: Chốt kiến thức và ghi bảng (chiếu kết quả)

GV: Lưu ý

Hđ 3: Tìm hiểu về các phương pháp gieo trồng: 10’

1. Mục tiêu: Hiểu được các phương pháp gieo trồng

2. Phương thức: Hđ cá nhân, HĐ nhóm

3. Sản phẩm hoạt động: phiếu học tập

4. Kiểm tra, đánh giá:

- Hs đánh giá

- Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

* Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS đọc thông tin, thảo luận nhóm:

? Gieo trồng phải đảm bảo yêu cầu kĩ thuật như thế nào.

? Có mấy phương pháp gieo trồng? Hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?

- HS tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ

-HS: Làm việc cá nhân sau đó thảo luận thống nhất câu trả lời trong nhóm

-GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

- Dự kiến sản phẩm:

+ Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.

+ Phương pháp gieo trồng.

Gieo bằng hạt

Trồng bằng cây con

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm hs trình bày kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng.

I. Thời vụ gieo trồng

- Mỗi cây đều được gieo trồng vào một khoảng thời gian nhất định thời gian đó gọi là thời vụ.

1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng

- Khí hậu, loại cây trồng, tình hình phát sinh sâu, bệnh ở mỗi địa phương

2. Các vụ gieo trồng:

- Vụ đông xuân: Từ tháng 11 đến tháng 4- 5 Năm sau trồng lúa, ngô, đỗ, lạc, rau, khoai, cây ăn quả, cây công nghiệp.

- Vụ hè thu: Từ tháng 4 đến tháng 7 trồng lúa, ngô, khoai.

- Vụ mùa: Từ tháng 6 đến tháng 11 trồng lúa, rau.

- Vụ đông: Từ tháng 9 đến tháng 12 trồng ngô, đỗ tương, khoai, rau.

II. Kiểm tra xử lý hạt giống.

1. Mục đích kiểm tra hạt giống.

- Tiêu chí giống tốt gồm các tiêu chí:

+ Tỉ lệ nảy mầm cao

+ Không có sâu, bệnh

+ Độ ẩm thấp

+ Không lẫn giống khác và hạt cỏ dại

+ Sức nảy mầm mạnh

2. Mục đích và phương pháp sử lý hạt giống.

-Tác dụng vừa kích thích hạt giống nảy mầm nhanh vừa diệt trừ sâu bệnh có ở hạt.

- Xử lí bằng nhiệt độ

- Xử lí bằng hóa chất

III. Phương pháp gieo trồng.

1. Yêu cầu kỹ thuật:

- Đảm bảo các yêu cầu về thời vụ, mật độ, khoảng cách và độ nông sâu.

2. Phương pháp gieo trồng.

- Gieo bằng hạt

- Trồng bằng cây con

C. Hoạt động luyện tập: 5’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.

2. Phương thức: Hđ cá nhân

3. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu :

Câu 1: Vì sao phải gieo trồng đúng thời vụ?

Câu 2: Xử lí hạt giống nhằm mục đích gì?

Câu 3: Hãy nêu ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo trồng?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của hs

*Báo cáo kết quả:

Hs trả lời nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

D. Hoạt động vận dụng: 3’

1. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

2. Phương thức: Hđ nhóm

3. Sản phẩm: phiếu học tập của nhóm

4. Kiểm tra, đánh giá:

  • Hs đánh giá lẫn nhau
  • Gv đánh giá

5. Tiến trình hoạt động

*Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu: Hãy cho biết ưu, nhược điểm của các cách gieo hạt?

- Hs tiếp nhận

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS đọc yêu cầu, thảo luận làm bài

- GV theo dõi

- Dự kiến sản phẩm:

*Báo cáo kết quả:

Đại diện nhóm báo cáo kết quả

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá

- Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chiếu kết quả

Giáo án Công nghệ 7

I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải:

1. Kiến thức:

  • Biết được khái niệm về thời vụ, những căn cứ để xác định thời vụ, mục đích kiểm tra, xử lý hạt giống.

2. Kĩ năng:

  • Làm việc với SGK, làm việc nhóm.

3. Thái độ:

  • Tích cực học tập, vận dụng vào sản xuất.

4. Tích hợp bảo vệ môi trường:

  • Có ý thức bảo vệ môi trường trong trồng trọt, bảo vệ hạt giống cây trồng.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hình 27, 28 SGK/ 40 – 41.

2. Học sinh: Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.

III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số lớp .

Lớp

Sĩ số

Tên học sinh vắng

7a1

……………..

…………………………………………………………..

7a2

……………..

…………………………………………………………..

7a3

……………..

…………………………………………………………..

7a4

……………..

…………………………………………………………..

7a5

……………..

…………………………………………………………..

7a6

……………..

…………………………………………………………..

2. Kiểm tra bài cũ:

HS1: Nêu mục đích của việc làm đất. Các công việc làm đất.

HS2: Nêu cách bón phân lót. Vai trò của việc làm đất.

3. Bài mới

a. Giới thiệu bài: Sau khi làm đất chúng ta tiến hành gieo trồng. Vậy, khi nào có thể gieo trồng? Trước khi gieo, chúng ta phải làm gì? Có mấy cách gieo trồng?

b. Các hoạt động dạy – học:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung ghi bảng

Hoạt động 1: Tìm hiểu về thời vụ gieo trồng.

- GV: Giới thiệu về khái niệm thời vụ gieo trồng.

- GV: Yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận nhóm cho biết:

Muốn xác định thời vụ gieo trồng, cần dựa vào các yếu tố nào?

GV thuyết trình về các yếu tố để xác định thời vụ gieo trồng.

- GV hỏi: Theo em trong 3 yếu tố trên thì yếu tố nào có tính quyết định trong việc xác định thời vụ gieo trồng?

- GV thông báo về các vụ gieo trồng trong năm. Yêu cầu HS thảo luận nhóm làm bài tập trong SGK.

- HS: Lắng nghe và ghi nhớ.

- HS: Thảo luận nhóm trả lời:

 

- HS: Khí hậu; Loại cây trồng; Sự phát triển của sâu bệnh.

 

 

- HS: Yếu tố khí hậu.

 

 

- HS: Thảo luận nhóm làm bài tập và ghi vở.

I. Thời vụ gieo trồng

1. Căn cứ để xác định thời vụ gieo trồng

- Khí hậu.

- Loại cây trồng.

- Thời kì phát sinh sâu bệnh.

 

2. Các vụ gieo trồng:

- Vụ đông xuân.

- Vụ hè thu.

- Vụ đông.

Hoạt động 2: Tìm hiểu về phương pháp kiểm tra và xử lý hạt giống.

- GV: Yêu cầu HS đọc thông tin mục II1, II2 và trả lời:

1. Mục đích của kiểm tra, xử lí hạt giống?

2. Phương pháp kiểm tra, xử lí?

-GV: Phân tích thêm về các biện pháp kiểm tra và xử lí hạt giống.

- HS: thảo luận nhóm và trả lời các yêu cầu của GV theo các thông tin SGK:

 

- HS: Nghe và ghi nhớ

 

II. Kiểm tra và xử lý hạt giống.

1. Kiểm tra hạt giống.

Nhằm phát hiện hạt tốt để dùng, hạt xấu sẽ loại bỏ.

2. Xử lý hạt giống.

Bằng nhiệt độ và hoá chất làm cho hạt nảy mầm nhanh và diệt trừ sâu, bệnh hại

Hoạt động 3. Tìm hiểu phương pháp gieo trồng.

- GV hỏi: Gieo trồng cần đảm bảo những yêu cầu kĩ thuật nào?

- GV: Giải thích các khái niệm: Mật độ, khoảng cách, độ nông sâu.

- GV hỏi: Người ta thường gieo trồng bằng cách nào?

- Yêu cầu HS đọc SGK, quan sát hình 27, 28 và trả lời câu hỏi:

1. Nêu ưu điểm, nhược điểm của phương pháp gieo hạt.

2. Nêu tên các cách trồng bằng cây con.

- HS: Trả lời theo thông tin SGK và ghi vở.

 

- HS: Nghe và ghi nhớ.

 

- HS: Gieo bằng hạt.

Trồng bằng cây con.

- HS: Suy nghĩ, thảo luận nhóm và trả lời

III. Phương pháp gieo trồng

1. Yêu cầu kĩ thuật:

- Đảm bảo thời vụ; Mật độ; Khoảng cách; Độ nông sâu.

2. Phương pháp gieo trồng

- Gieo hạt: Gieo vãi; Gieo theo hàng; Gieo theo hốc.

- Trồng cây con.

- Trồng bằng cách khác: bằng củ, bằng cành…

4. Củng cố:

  • GV: YC HS đọc ghi nhớ SGK.
  • GV: YC Nêu lại nội dung chính cả bài.

5. Nhận xét – Dặn dò:

  • Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
  • Yêu cầu HS về nhà học bài.

----------------------------------------

Trên đây VnDoc xin giới thiệu Giáo án Công nghệ 7 bài 16: Gieo trồng cây nông nghiệp theo CV 5512 được soạn theo chương trình chuẩn kiến thức, kỹ năng và đảm bảo các yêu cầu của Bộ GD&ĐT đề ra giúp các thầy cô nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy, chuẩn bị tốt cho các bài dạy lớp 7 trên lớp.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau để chuẩn bị cho chương trình sách mới năm học tới

Đánh giá bài viết
2 2.165
Sắp xếp theo

Giáo án Công nghệ lớp 7

Xem thêm