Biên bản

Lý thuyết Ngữ văn 9: Biên bản được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Đặc điểm của biên bản

Đọc văn bản 1 và văn bản 2 trong SGK trang 123 - 124 và trả lời các câu hỏi

Văn bản 1

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐỘI

Tuần: 6

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2005.

Thành phần tham dự: 43 bạn đội viên chi đội 9D.

Đại biểu: Trần Thị Thanh Hà - Liên đội trưởng.

Chủ tọa: Lê Thành Sơn.

Thư ký: Phan Thị Thuỳ Linh.

NỘI DUNG SINH HOẠT

(1) Bạn Lê Thành Sơn thay mặt Ban chỉ huy đội đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.

- Về học tập:

Toàn chi đội học tập chăm chỉ.

Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn Tiếng Anh, môn Địa lí.

- Về nề nếp, vệ sinh môi trường:

Vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục, ăn mặc chưa chỉnh tề.

(2) Ý kiến của các bạn tham dự họp:

- Phê bình một số bạn cán sự lớp chưa nghiêm túc trong sinh hoạt.

- Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam .

(3) Phát biểu của đại biểu Trần Thị Thanh Hà:

- Biểu dương sự cố gắng của chi đội 9D.

- Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(4) Bạn Lê Thành Sơn phổ biến công tác Đội tuần tới.

Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào hội 10 giờ 15 phút.

Chủ tọa                                                                                    Thư kí

Lê Thành Sơn                                                                  Phan Thị Thuỳ Linh

Văn bản 2

BỘ CÔNG AN                                 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG AN TP. Hà Nội                               Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số : .....BB/TLTV, PT

BIÊN BẢN

TRẢ LẠI GIẤY TỜ, TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN

VI PHẠM HÀNH CHÍNH CHO CHỦ SỞ HỮU, NGƯỜI QUẢN LÍ

HOẶC NGƯỜI SỬ DỤNG HỢP PHÁP

- Căn cứ điều 46, Điều 57, Điều 61 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/07/2002;

- Căn cứ quyết định/ Biên bản số: .......ngày.....tháng.....năm......do:

Ông (bà) : .........

Chức vụ : ........

kí về việc : ......

Hôm nay, hồi....giờ....phút, ngày....tháng...năm....

Tại: .......

Tôi: ........... Cấp bậc:.................. Chức vụ: .......

Đơn vị công tác: ........

- Tiến hành lập biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho ông (bà) hoặc tổ chức: ............. là: ........

Giấy tờ, tang vật, phương tiện.

Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): ............

Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): ......

- Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được trả lại bao gồm:

TT

Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Số lượng

Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, kí hiệu, số đăng kí (nếu có), xuất xứ, tình trạng

Ghi chú

...

...

...

...

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản được giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm và một bản lưu hồ sơ. Ông bà (hoặc tổ chức) có tên trên đã nhận đủ số giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu trên.

Biên bản lập xong hồi....giờ....phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng kí tên dưới đây.

Người vi phạm (Hoặc đại diện tổ chức vi phạm)                            Người lập biên bản

(Kí và ghi rõ họ tên)                                                                      (Kí và ghi rõ họ tên)

Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích)

- Biên bản 1 ghi diễn biến của cuộc họp.

- Biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

- Biên bản phải bảo đảm tính trung thực, chính xác, đầy đủ, khách quan; nội dung ngắn gọn, hình thức rõ ràng.

- Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.

- Thủ tục chặt chẽ.

Văn bản một là biên bản hội nghị, văn bản hai là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế?

- Biên bản đại hội Chi Đội.

- Biên bản họp lớp.

- Biên bản về việc vi phạm luật lệ giao thông.

- Biên bản kiểm kê thư viện.

- Biên bản bàn giao công tác.

2/ Cách viết biên bản

Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?

Phần mở đầu có Quốc hiệu, tiêu ngữ.

- Tên biên bản viết hoa.

- Thời gian, địa điểm.

- Thành phần tham gia, chức trách của từng người.

Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì?

- Diễn biến và kết quả của sự việc.

- Cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.

Phần kết thúc

- Thời gian kết thúc, họ tên và chữ kí các thành viên tham gia.

- Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Biên bản các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, đặc điểm và vai trò của biên bản..

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Biên bản. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục dưới đây như: Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.

Đánh giá bài viết
1 231
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm