Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

VnDoc xin trân trọng giới thiệu tới các bạn bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

I. Kiến thức cần nhớ bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

- Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) là trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể

- Những nhận xét, đánh giá về truyện phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, số phận của nhân vật và nghệ thuật trong tác phẩm được người viết phát hiện và khái quát

- Các nhận xét, đánh giá về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) trong bài nghị luận phải rõ ràng, đúng đắn, có luận cứ và lập luận thuyết phục.

- Bài nghị luận về tác phẩm truyện cần có bố cục mạch lạc, lời văn chuẩn xác, gợi cảm.

Cách làm bài văn nghị luận về tác phẩm truyện

Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình

Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực

Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện

- Triển khai các luận điểm, luận cứ, cần thể hiện cảm xúc, ý kiến riêng của người viết

II. Bài tập vận dụng bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

Bài 1: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận truyện ngắn Làng.

Bài 2: Viết phần mở bài và kết bài cho đề văn: Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về truyện ngắn Làng của Kim Lân

Gợi ý trả lời:

Bài 1: Dàn ý nghị luận truyện ngắn Làng

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng. Giới thiệu nhân vật ông Hai- nhân vật chính

Thân bài:

- Tình yêu làng, yêu nước của nhân vật ông Hai

+ Lúc ở nơi tản cư, ông thường xuyên nhớ và khoe về làng của mình

+ Ông theo dõi tin tức kháng chiến: thấy giặc thua, ông vui mừng

- Nhân vật ông Hai trước tin đồn làng chợ Dầu theo giặc

+ Cảm thấy xấu hổ, đau đớn

+ Không dám bước chân ra khỏi nhà

+ Luôn sống trong cảm giác dằn vặt, tội lỗi

+ Nỗi ám ảnh khiến ông luôn có cảm giác tủi nhục, đau xót

+ Ông tâm sự với đứa con cũng để giãi bày lòng mình

+ Ông đấu tranh tư tưởng, giằng xé giữa việc chọn theo làng hay chọn theo kháng chiến

- Tâm trạng ông Hai khi nghe tin cải chính

+ Ông vui sướng, hạnh phúc như trút bỏ được gánh nặng trong lòng

+ Ông lại đi khoe với mọi người về làng của mình

Kết bài:

Qua hình tượng nhân vật ông Hai, nhà văn ca ngợi tình yêu quê hương đất nước của người nông dân

+ Xây dựng thành công nhân vật, tình huống truyện độc đáo

+ Khơi dậy trong lòng người đọc tình yêu quê hương, đất nước

Bài 2:

Mở bài:

Kim Lân là nhà văn chuyên viết truyện ngắn về người nông dân bởi vốn hiểu biết sâu sắc về nông thôn. Ông thường chỉ viết về cảnh sinh hoạt nông thôn và cảnh ngộ của người nông dân. Trong đó, tác phẩm Làng là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông viết về chủ đề này trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Tác phẩm xây dựng thành công hình tượng nhân vật ông Hai, người làng chợ Dầu, yêu quê hương tha thiết, sâu sắc, trải qua thử thách càng yêu quê sâu đậm hơn.

Kết bài: Truyện ngắn Làng của Kim Lân là minh chứng chân thật nhất về tinh thần yêu nước, tinh thần kháng chiến thông qua việc khai thác đề tài người nông dân trong kháng chiến. Với cách xây dựng tình huống truyện độc đáo, ngôn ngữ miêu tả tâm lý nhân vật sinh động, tác giả Kim Lân đã khắc họa ấn tượng về nhân vật ông Hai hiền lành, chất phác, yêu làng quê, trung thành với kháng chiến. Tất cả đã làm nên thiên truyện ngắn đặc sắc, ý nghĩa.

Với nội dung bài Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về trình bày những nhận xét, đánh giá của mình về nhân vật, sự kiện, chủ đề hay nghệ thuật của một tác phẩm cụ thể...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài lý thuyết Ngữ văn 9: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Văn mẫu lớp 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm