Rô-bin-son ngoài đảo hoang
Lý thuyết Ngữ văn 9: Rô-bin-son ngoài đảo hoang được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9.
Bài: Rô-bin-son ngoài đảo hoang
1/ Tìm hiểu chung đoạn trích Rô-bin-son ngoài đảo hoang
a/ Tác giả
- Ông sinh năm 1660, mất năm 1731.
- Là nhà văn lớn của nước Anh vào thế kỉ XVIII.
- Ông đến với tiểu thuyết khi gần 60 tuổi.
- Các tác phẩm nổi tiếng: Rô–bin–xơn Cru–xô, Thủ lĩnh Xinh–gơ–tơn, Đại tá Jec, Rô–xa–na,...
b/ Tác phẩm
- Là tác phẩm tiểu thuyết đầu tay và nổi tiếng nhất.
- Văn bản được trích từ tiểu thuyết Rô–bin–xơn Cru–xô.
Các bạn có thể tham khảo bài Tóm tắt Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang của Đi-phô
c/ Bố cục
Có thể chia làm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến tôi như dưới đây: Tựu cảm nhận về chân dung.
- Phần 2: Tiếp theo đến áo quần của tôi: Trang bị và trang phục của Chúa đảo.
- Phần 3: Còn lại: Diện mạo của vị chúa đảo.
2/ Đọc - hiểu văn bản Rô-bin-son ngoài đảo hoang
a/ Tự cảm nhận về chân dung mình
- Nếu ai gặp sẽ hoảng sợ, phá lên cười sằng sặc.
- Khi lặng ngắm → mỉm cười tưởng tượng bản thân lang thang với trang phục như vậy.
⇒ Cảm nhận của anh về chân dung mình với hình dáng và bộ dạng của anh rất kì lạ, quái dị và tức cười. Người khác nhìn anh chắc phải sợ hãi.
- Đưa ra cảm nhận nhân vật với giọng dí dỏm, hài hước, tự giễu mình khiến người đọc muốn tìm hiểu tại sao lại như vậy.
b/ Trang phục và trang bị của vị chúa đảo
- Trang phục: Mũ, áo, quần, ủng → tác giả miêu tả từng bộ phận rất tỉ mỉ, hình dáng, chất liệu và công dụng.
→ Trạng phục đặc sắc bởi tất cả đều do tác giả sáng tạo làm ra nó, tất cả đều bằng da dê, rất kì cục, ngộ nghĩnh nhưng cũng rất tiện dụng trong hoàn cảnh khí hậu khắc nghiệt ở đảo.
- Trang bị: Thắt lưng, rìu con, cưa nhỏ, túi đạn, túi thuốc súng,..→ Trang bị rất nhiều, rất lỉnh kỉnh và cồng kềnh.
⇒ Trang bị và trang phục của Rô–bin–xơn thật là độc đáo và đặc biệt. Nó là kết quả của lao động, sáng tạo của nghị lực và tinh thần vượt lên hoàn cảnh để sống. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo, lao động cật lực của anh.
c/ Diện mạo Rô–bin–xơn
- Không đến nỗi đen cháy → Giọng dí dỏm, hài hước.
- Râu ria: Vừa dài, vừa to, hình dáng kì quái.
→ Hai nét đặc biệt nhất của nét chân dung tự họa, dễ nhận ra nhất trong 10 năm sống trên đảo. Qua hai nét chân này người đọc có thể hình dung được cuộc sống của Rô–bin–xơn hết sức khó khăn, thiếu thốn, gian khổ đối với một con người đơn độc.
d/ Cuộc sống gian nan sau bức chân dung
- Qua đoạn văn tả chân dung ta thấy được một cuộc sống khó khăn, gian nan, vất vả của Rô–bin–xơn một mình trên đảo trong 10 năm.
- Rô–bin–xơn phải chống chọi với đói rét, mưa nắng, bão tố, thú dữ, bệnh tật,...
→ Với trí thông minh, nghị lực và khéo léo đã giúp Rô–bin–xơn tồn tại và chiến thắng hoàn cảnh.
Tổng kết
Nội dung: Cuộc sống khó khăn gian khổ, tinh thần lạc quan của Rô–bin–xơn.
Nghệ thuật
- Giọng kể hài hước, dí dỏm.
- Cách kể tỉ mỉ.
3/ Bài tập minh họa bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang
Đề bài: Phân tích nhân vật Rô–bin–xơn trong tiểu thuyết Rô–bin–xơn Cru–xô.
1/ Mở bài
- Giới thiệu bức chân dung tự họa của nhân vật Rô–bin–xơn trong đoạn trích Rô–bin–xơn Cru–xô.
- Câu chuyện cho người đọc thấy cuộc sống gian khổ của nhân vật và tinh thần lạc quan bất chấp mọi gian khổ.
2/ Thân bài
- Tóm lược nét chính về nhân vật Rô–bin–xơn Cru–xô.
- Ngôn ngữ kể chuyện ở ngôi thứ nhất - nhân vật xưng "tôi" tạo cảm giác sinh động.
- Đoạn trích tự thuật một cách sinh động hình ảnh của Rô–bin–xơn ngoài đảo hoang.
- Ngôn ngữ kể chuyện hóm hỉnh, nghệ thuật miêu tả và dẫn chuyện của nhà văn đem đến suy ngẫm về vẻ đẹp con người tự vươn lên mọi khó khăn, khắc nghiệt của thiên nhiên.
a/ Bức chân dung của Rô–bin–xơn
- Nhân vật đã trải qua 10 năm một mình giữa đảo hoang. Những khó khăn không làm mất đi tinh thần hài hước của nhân vật.
- Trang phục của Rô–bin–xơn: tất cả đều được tự tạo nên bằng bàn tay của chàng.
- Mục đích không phải làm đẹp mà chính là để tồn tại.
- Trang bị của Rô–bin–xơn: những vật dụng tối thiểu giúp chàng vượt lên khó khăn, bảo đảm cho những nhu cầu thiết yếu giữa thiên nhiên hoang dại (cái cưa, cái rìu, thuốc súng, đạn ghém, cây súng, cái dù).
- Diện mạo của Rô–bin–xơn: bộc lộ sự hài hước trong bộ ria đặc biệt. Tự nhìn ngắm và hài lòng về bản thân.
b/ Cuộc sống gian nan sau bức chân dung:
- Trải qua nỗi cô đơn suốt một thời gian dài. Phải một mình đối mặt với chính mình.
- Thử thách của thời tiết khắc nghiệt: hiện lên qua chiếc mũ da dê để chống chọi với nắng mưa bất thường của vùng xích đạo, thời tiết có thể quật ngã con người bất cứ lúc nào.
- Sức mạnh con người quyết tâm vượt lên hoàn cảnh: Rô–bin–xơn vượt qua thử thách thời gian tự tạo lập cuộc sống của riêng mình, không nản lòng nhụt chí.
c/ Tinh thần của Rô–bin–xơn ngoài đảo hoang
- Không phàn nàn than thở trước gian khổ, thiếu thốn, lòng can đảm đương đầu với hoàn cảnh nghiệt ngã.
- Tính hài hước là vũ khí tinh thần quan trọng, thể hiện sự tự tin, lạc quan vượt lên thử thách.
- Bài học rút ra từ đoạn trích: sức mạnh ý chí, tinh thần là nguồn động lực giúp con người vượt lên thử thách số phận. Khả năng sinh tồn của con người vô cùng lớn lao .
- Tinh thần lạc quan trong đoạn trích tạo sức hấp dẫn của hình tượng, gắn với cảm hứng ca ngợi con người của nhà văn.
3/ Kết bài: Cảm nhận sâu sắc của bản thân về hình tượng, niềm tin vào giá trị con người.
---------------------------------------
Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.
Với nội dung bài Rô-bin-son ngoài đảo hoang các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, nghệ thuật và nhân đạo được truyền tải qua đoạn trích Rô-bin-son ngoài đảo hoang...
Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Rô-bin-son ngoài đảo hoang. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục dưới đây như: Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.