Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Lý thuyết Ngữ văn 9: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Đọc các đề bài trong sách giáo khoa (trang 79) để trả lời các câu hỏi.

a/ Các đề bài trên được cấu tạo như thế nào?

- Các đề bài trên có cấu tạo phong phú, đa dạng nhưng đều là một kiểu bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Có những đề đã định hướng rõ. Có những đề đòi hỏi người làm bài phải tự xác định đề tập trung vào hướng nào, vào phương diện nào đáng chú ý nhất của đối tượng.

b/ Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các kiểu bài như khác nhau).

- Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làm bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là kiểu bài khác nhau.

2/ Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

a/ Các bước làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Tìm hiểu đề, tìm ý.

- Lập dàn bài.

- Viết bài.

- Đọc lại bài viết và sửa chữa.

b/ Cách tổ chức triển khai luận điểm

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi

Trong văn bản trên, đâu là phần Thân bài, ở phần này người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ Quê hương. Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào, được liên kết với phần Mở bài và Kết bài ra sao?

- Phần Thân bài trong văn bản trên bắt đầu từ đoạn "Nhà thơ đã viết Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng..." đến "... cho ta rõ thêm tâm hồn thiết tha, thành thực của Tế Hanh"

- Phần này trình bày cảm xúc lúc nồng nàn, mạnh mẽ, lúc lắng sâu, tinh tế của Tế Hanh khi ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, cuộc sống lao động của quê hương, về hình ảnh, nhịp điệu đặc sắc của bài thơ.

- Những suy nghĩ, ý kiến ấy được dẫn dắt, khẳng định bằng bố cục mạch lạc, chặt chẽ, sự liên kết đoạn, liên kết giữa các phần.

- Phần Thân bài được nối kết với phần Mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên. Đó chính là sự phân tích, chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần Mở bài.

- Phần Kết bài khẳng định lại một lần nữa sức hấp dẫn của bài thơ Quê hương đã được trình bày ở phần Thân bài, nêu lên ý nghĩa bồi đắp tâm hồn người đọc của bài thơ.

Văn bản có tính thuyết phục, sức hấp dẫn không? Vì sao? Từ đó có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài nghị luận văn học này?

- Văn bản trên có sức hấp dẫn và tính thuyết phục cao. Các nguyên nhân chính làm nên tính thuyết phục, sức hấp dẫn của văn bản là:

- Văn bản ngắn tập trung trình bày nhận xét, đánh giá về các giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ Quê hương. Khi nói về các trạng thái cảm xúc phong phú của Tế Hanh, người viết phân tích, bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, nhịp điệu thơ tương ứng. Người viết đã nắm vững đặc trưng của tác phẩm văn học, nhất là tác phẩm thơ trữ tình và đã rút ra luận điểm từ các luận cứ cụ thể, rõ ràng.

- Bố cục của văn bản mạch lạc, sáng rõ.

- Qua văn bản trên, có thể thấy người viết đã trình bày cảm nghĩ, ý kiến bằng cả lòng yêu mến, rung cảm thiết tha đối với bài thơ Quê hương. Đây là một yêu cầu cơ bản để làm tốt bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

3/ Ghi nhớ bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

Bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ cần có bố cục mạch lạc theo các phần:

- Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.

- Thân bài: Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ.

- Kết bài: Khái quát giá trị ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ.

- Bài nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ cần nêu lên được các nhận xét, đánh giá và sự cảm thụ riêng của người viết. Những nhận xét, đánh giá ấy phải gắn với sự phân tích, bình giá ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu, nội dung cảm xúc,... của tác phẩm

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 9, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 9. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về khái niệm, vai trò và đặc điểm, cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ hay...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 9: Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 9, Soạn văn 9, Tác giả - Tác phẩm Ngữ văn 9, Giải VBT Ngữ văn 9, soạn bài lớp 9.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 9

    Xem thêm